Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới luôn xuất hiện trong dòng chảy lịch sử nền kinh tế. Có tăng trưởng thì cũng có suy thoái, và khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề khủng hoảng kinh tế này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
1. Khủng hoảng kinh tế thế giới là gì?
Khủng hoảng kinh tế thế giới là tình trạng suy giảm hoạt động kinh tế nói chung trong một khoảng thời gian dài trên quy mô toàn cầu. Các đặc điểm chính của khủng hoảng kinh tế bao gồm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, giá nhà giảm, đầu tư giảm,…
Không ai thích khủng hoảng kinh tế thế giới cả. Vì chúng không mang lại gì ngoài đau khổ, mất mát, thất vọng, thất nghiệp và thậm chí là bất ổn chính trị. Mặc dù các nhà kinh tế học đã nghiên cứu tất cả các khía cạnh xung quanh của các cuộc khủng hoảng trong ít nhất hai thế kỷ qua, nhưng nhân loại vẫn chưa thể biết được cách để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng này.
Trong cuộc đời của mình, hầu hết chúng ta đã trải qua hai hoặc ba đợt suy thoái kinh tế toàn cầu, bao gồm cả đợt suy thoái đang diễn ra do đại dịch COVID-19 gây ra vào những tháng cuối năm 2019 – đầu năm 2020.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng quay ngược lại lịch sử để cố gắng tìm hiểu thêm về các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lâu đời hơn trong 100 năm qua nhé.
2. Top 8 các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
2.1. Cuộc đại suy thoái 1932
Trong những năm 1920, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 42% và giá trị thị trường chứng khoán đã tăng 218% từ năm 1922 đến năm 1929 với tốc độ 20% một năm liên tục trong 7 năm. Chưa từng có quốc gia nào trải qua thời kỳ giá cổ phiếu tăng chóng mặt, đến mức thu hút hàng triệu người Mỹ tham gia đầu cơ tài chính đến như vậy. Tuy nhiên, không ai thấy sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sắp tới và người Mỹ tin vào sự thịnh vượng vĩnh viễn cho đến khi nó xảy ra.
Vào ngày 25 tháng 10 năm 1929, Sở Giao dịch Chứng khoán New York chứng kiến 13 triệu cổ phiếu được bán tháo trong cơn hoảng loạn. Gần 30 tỷ USD bị mất trong một ngày, hàng nghìn nhà đầu tư bị sạt nghiệp.
Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, một loạt các ngân hàng hoảng loạn xuất phát từ châu Âu vào năm 1931, lây lan sang Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và cuối cùng là toàn thế giới rơi vào vòng xoáy Đại suy thoái. Cuộc Đại suy thoái kéo dài từ năm 1929 đến năm 1939 và là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. Đến năm 1933, 15 triệu người Mỹ thất nghiệp, 20.000 công ty phá sản và phần lớn các ngân hàng Mỹ phải đóng cửa.
2.2. Khủng hoảng kênh đào Suez
Ngày 26 tháng 7 năm 1956, Ai Cập quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Suez. Pháp, Israel và Vương quốc Anh bắt đầu hành động quân sự chung, với việc Israel xâm lược Sinai vào ngày 29 tháng 10 năm 1956. Hành động quân sự kéo dài hai tháng, và trong bối cảnh hỗn loạn, không chắc chắn này một cuộc khủng hoảng tài chính đã nổ ra.
Nó cũng gây ra nhiều hậu quả đến chính trị, nền độc lập của Ai Cập, sự tồn vong của Israel với tư cách là một quốc gia, và là một đòn tàn khốc đối với khát vọng thời Victoria của Anh. Kênh đào Suez đã bị đóng cửa trong 6 tháng, dẫn đến chuyển hướng thương mại, tăng chi phí và giao hàng chậm trễ ảnh hưởng đến số dư tài khoản vãng lai của cả bốn quốc gia.
2.3. Khủng hoảng nợ quốc tế
Cuộc khủng hoảng nợ quốc tế bắt đầu vào ngày 20 tháng 8 năm 1982. Đây là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng nợ quốc tế kéo dài hàng thập kỷ.
Vào tháng 3 năm 1981, Ba Lan thông báo cho các chủ nợ ngân hàng rằng họ không thể hoàn trả các nghĩa vụ nợ của mình. Romania, Hungary và Nam Tư cũng yêu cầu dời lại các điều khoản trả nợ.
Bên cạnh đó, do sự co thắt tiền tệ ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1970-80 đã dẫn đến sự tăng giá bền vững của đồng đô la Mỹ. Điều này khiến việc trả nợ bằng đồng đô la trở nên khó khăn đối với hầu hết các nước Đông Âu và Mỹ Latinh. Cuộc khủng hoảng nợ thương mại bùng nổ vào năm 1982 và kéo dài đến năm 1989.
2.4. Khủng hoảng Đông Á
Một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn đã xảy ra với nhiều nền kinh tế Đông Á vào năm 1997.
Các nền kinh tế Đông Á, vốn đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và cải thiện mức sống, đã bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này làm gián đoạn một thập kỷ tăng trưởng kinh tế vô song, thịnh vượng và đầy hứa hẹn của khu vực này. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng cũng cho thấy sự bấp bênh của hệ thống điều hành kinh tế trong khu vực.
Cuộc khủng hoảng là kết quả của thâm hụt bên ngoài lớn, giá trị tài sản và thị trường chứng khoán bị thổi phồng, quy định kém thận trọng, thiếu sự giám sát, và tỷ giá hối đoái cố định với đồng đô la Mỹ dẫn đến sự thay đổi lớn về tỷ giá hối đoái làm cho khả năng cạnh tranh quốc tế không bền vững.
2.5. Khủng hoảng ở Nga
Vào giữa những năm 1990, Nga đã bước ra khỏi thời kỳ hậu Xô Viết để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nhờ đó mà đã có sự xáo trộn xã hội lớn, mức sống giảm, lạm phát vượt quá 300 phần trăm. Nhiều người Nga không có tiền tiết kiệm cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Hàng đổi hàng trở nên phổ biến ở một số nơi trong nền kinh tế, và khái niệm về việc trả nợ hoặc thực thi pháp luật vẫn chưa được thiết lập.
Nguồn gốc của lạm phát mạnh là do thiếu kỷ luật tài khóa: Chính phủ thâm hụt ngân sách khổng lồ.
2.6. Khủng hoảng nợ Mỹ Latinh
Khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh xảy ra nhiều lần, trong đó có 8 cuộc khủng hoảng lớn ở lục địa đen đã xảy ra trong lịch sử 200 năm.
Cuộc khủng hoảng nợ Mỹ Latinh đầu tiên diễn ra vào năm 1826-1828, sau đó là cuộc khủng hoảng vào các năm 1873, 1890 và 1931. Trong thế kỷ 20, Mỹ Latinh chứng kiến một cuộc khủng hoảng lớn vào năm 1982: Mexico vỡ nợ; 1994-1995: cuộc khủng hoảng rượu Tequila; trong 2001-2002 Vụ vỡ nợ của Argentina; 1999-2003: Cuộc khủng hoảng của Brazil; và Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
2.7. Cuộc đại suy thoái 2008
Năm 2008, cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng diễn ra ở Hoa Kỳ và Châu Âu, đây là thời kỳ suy thoái sâu nhất của nền kinh tế thế giới kể từ năm 1930. Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2007 cùng với cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Hoa Kỳ ngày càng sâu sắc, và bước vào giai đoạn hỗn loạn vào năm 2008.
Sau đó cuộc khủng hoảng tác động lên hệ thống tài chính toàn cầu bao gồm cả các thị trường mới nổi. Chính sách điều tiết và kinh tế vĩ mô lỏng lẻo đã góp phần làm tăng sự mất cân đối trên các thị trường tài chính, nhà ở và hàng hóa. Hệ thống tài chính quốc tế năm này chính thức bị tàn phá.
2.8. Khủng hoảng châu Âu 2010
Năm 2010, cuộc khủng hoảng châu Âu nổ ra. Nền kinh tế khu vực tiền tệ chung này rơi vào tình trạng hỗn loạn khủng khiếp. Khu vực chung châu Âu đã trở nên quá lớn và đa dạng, trong khi đó nhiệm vụ chống lạm phát của Ngân hàng Trung ương Châu Âu còn quá hạn chế. Không có cơ chế tài chính nào để chuyển nguồn lực giữa các vùng.
Các quốc gia khủng hoảng trong khu vực là Hy Lạp (2011-2012), Ireland (2010), Bồ Đào Nha (2011) và Síp (2013) đối mặt với các vấn đề về lỗ hổng cân đối kế toán công và tư, với sự mất cân bằng tài khoản vãng lai lớn trong Khu vực.
3. Kết
Chúng ta vừa điểm qua dòng chảy lịch sử các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổi bật nhất 100 năm qua. Khủng hoảng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, và tìm hiểu quá khứ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ những sai lầm. Qua đó hạn chế những hành động sai lần tương tự. Tuy nhiên, kinh tế luôn biến động, và thời hiện đại có những cuộc khủng hoảng do nhiều nguyên nhân khác thời xưa, vì vậy, chúng ta cần hết sức thận trọng trước những nguy cơ khủng hoảng không giống trước.