Thị trường phái sinh là gì? Có thể hiểu đây là thị trường dành cho các công cụ tài chính như quyền chọn, hợp đồng tương lai, kỳ hạn hay hoán đổi. Để hiểu rõ hơn về loại thị trường này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.
1. Thị trường phái sinh là gì?
Thị trường phái sinh là một khái niệm thuộc lĩnh vực tài chính, nó bao gồm thị trường chứng khoán, trái phiếu và hàng hóa. Thị trường này là nơi các trader mua và bán các loại tài sản phái sinh khác nhau, như quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi.
Một người tham gia thị trường này có thể có nhiều mục đích, nhưng chủ yếu có bốn nhóm người tham gia: Người phòng hộ, Người đầu cơ, Người giao dịch ký quỹ và Người kinh doanh chênh lệch giá, chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần 3.
2. Sơ lược về thị trường chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khoán phái sinh được giới thiệu lần đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 2000, và kể từ đó, thị trường chứng khoán phái sinh đã mang lại ý nghĩa to lớn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng.
Cũng giống như cổ phiếu, tại các sàn giao dịch chứng khoán mọi người cũng có thể giao dịch phái sinh. Những công cụ phái sinh có thể được xem như một kiểu chứng khoán, mà giá trị thường được tính từ một tài sản cơ bản (các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc tiền tệ có thể được coi như tài sản cơ bản).
Các nhà giao dịch có thể trao đổi hoặc giao dịch những công cụ phái sinh qua quầy (OTC). Tại đây, các nhà đầu tư có thể giao dịch chứng khoán và họ sẽ phải tuân thủ một bộ quy tắc do sở giao dịch chứng khoán đề ra.
3. Người tham gia thị trường phái sinh là ai
Có thể phân chia những người tham gia thị trường này thành ba nhóm người cụ thể như sau:
3.1. Người phòng hộ
Có thể hiểu đây là những người muốn đặt bản thân tránh xa khỏi các rủi ro, hay các chuyển động giá gây bất lợi cho việc đầu tư.
Bằng cách tham gia vào một giao dịch ngược lại hoàn toàn, họ có thể chuyển những rủi ro qua cho người khác cùng chịu để có thể bảo vệ vị thế của mình. Thông qua cách này, họ muốn xóa bỏ cái không chắc ăn của biến động giá cả.
3.2. Các nhà đầu cơ
Có thể hiểu đây là những người tìm kiếm các khoản đầu tư có rủi ro cực kỳ cao, mục đích của họ là thu được lợi nhuận cao một cách nhanh chóng, thông qua việc dự đoán tương lai của biến động giá.
Mục đích chủ yếu của các nhà đầu cơ là tận dụng hết mức có thể các biến động giá cả. Bên cạnh đó, các nhà đầu cơ còn giữ một vị trí quan trọng trên thị trường, khi họ thu về những rủi ro, và cung cấp tính thanh khoản nếu các nhà đầu tư khác không tham gia vào giao dịch.
3.3. Nhà đầu tư chênh lệch giá
Đây được coi như một nhóm người đầu tư thu lợi nhuận rất được ưa thích trên thị trường tài chính. Loại đầu tư này có cơ chế thu về lợi nhuận thông qua sự biến động giá của thị trường. Bằng việc đầu tư vào các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, công cụ phái sinh,…và sự chênh lệch giá phát sinh từ đó, các nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận cho mình.
3.4. Nhà giao dịch ký quỹ
Trong ngành tài chính, ký quỹ là tài sản đảm bảo bởi một nhà đầu tư có hoạt động đầu tư thay đối tác vào một công cụ tài chính nào đó. Thông qua hoạt động này, các đối tác của nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng nếu có bất lợi xảy ra liên quan đến khoản đầu tư.
4. Nhu cầu của thị trường phái sinh hàng hóa
Có hai loại nhu cầu đối với thị trường phái sinh hàng hóa, bao gồm:
Nhu cầu cụ thể: Các nhu cầu của người phòng hộ để giảm rủi ro về giá được gọi là nhu cầu cụ thể. Yêu cầu chính của họ là giảm hoặc loại bỏ rủi ro của danh mục đầu tư với chi phí thấp.
Nhu cầu thuận tiện: Nhu cầu thuận tiện là các khía cạnh khác cần được xem xét khác như tính linh hoạt, khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và hệ thống thanh toán bù trừ hiệu quả. Nhu cầu thuận tiện giúp giải quyết nhu cầu khách hàng, để họ có thể sử dụng các dịch vụ do sàn cung cấp một cách dễ dàng. Mức độ thỏa mãn các nhu cầu thuận tiện quyết định chất lượng của quá trình giao dịch.
5. Ưu điểm
Hình thành giá: Thị trường phái sinh cung cấp một nền tảng giao dịch toàn quốc để hình thành giá, và cho phép những người tham gia thị trường vật lý tự bảo vệ giá của mình.
Phòng ngừa rủi ro về giá: Nếu không có phái sinh, những người tham gia chuỗi giá trị khác nhau như các nhà sản xuất nhỏ và người dùng cuối sẽ mất đi một công cụ “vô giá” để phòng ngừa rủi ro về giá của mình. Nhờ công cụ phái sinh mà họ nhận được các tín hiệu giá trước của hàng hóa, và đưa ra quyết định sáng suốt về việc giảm bớt số lượng hàng hóa cũng như đưa ra thời điểm bán hàng phù hợp.
Cơ hội đầu tư: Một hợp đồng phái sinh thành công đối với bất kỳ loại hàng hóa nào sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng tiếp thị như kho bãi, cơ sở khảo nghiệm, từ đó tạo điều kiện cho việc cam kết tài trợ thông qua kho bãi và ngân hàng.
6. Nhược điểm
Mang tính rủi ro: Thị trường phái sinh thường bị chỉ trích và coi thường do rủi ro cao liên quan đến giao dịch các công cụ tài chính.
Tính nhanh nhạy và các biến động của thị trường: Nhiều nhà đầu tư và thương nhân hạn chế tiếp xúc với thị trường này vì tính biến động cao của nó. Hầu hết các công cụ tài chính đều rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ như sự thay đổi của thời gian đáo hạn, lãi suất,… điều này làm cho thị trường có tính biến động cao.
Sự phức tạp: Do tính chất rủi ro cao và tính nhạy cảm của thị trường phái sinh, nên đây thường là một chủ đề rất phức tạp. Bởi vì giao dịch phái sinh rất phức tạp để có thể hiểu được, nó thường bị công chúng tránh xa và họ thường sử dụng các nhà môi giới và đại lý giao dịch để đầu tư vào các công cụ tài chính.
Cờ bạc được hợp pháp hóa: Do bản chất giao dịch trên thị trường tài chính, các công cụ phái sinh thường bị chỉ trích là một hình thức cờ bạc được hợp pháp hóa, vì có thể thấy được rằng nó rất giống với tính chất của các hoạt động cờ bạc.
Điều quan trọng là bạn phải luôn nhớ rằng các công cụ phái sinh dễ biến động, với nguy cơ thua lỗ cao hơn trong một số trường hợp và khả năng mất mát không giới hạn. Chúng là những khoản đầu tư phức tạp và thường không thể hiện được tính minh bạch. Bạn nên tập tìm hiểu về các chiến lược và rủi ro trước khi đầu tư nhé.
7. Kết
Khi giao dịch trong thị trường này, thì các công cụ phái sinh đóng vai trò nâng cao lợi nhuận cho danh mục đầu tư của bạn, bảo vệ bản thân khỏi giá giảm và đa dạng hóa với các tài sản như hàng hóa. Có nhiều cách để đầu tư vào các công cụ phái sinh, bao gồm cả thông qua ETF và quỹ tương hỗ. Các công cụ phái sinh cũng là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong giao dịch đang hoạt động hoặc trong ngày. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ về thị trường phái sinh cũng như các chiến lược và rủi ro trước khi đầu tư hoặc giao dịch các sản phẩm phái sinh.
Tổng hợp: https://taichinhtienao.com/