Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số đã tạo nên sự bùng nổ tiền mã hóa trên toàn cầu. Coin nhanh chóng trở thành một kênh đầu tư tài chính tiềm năng sinh lời cực cao, thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư tài chính. Cơ chế đầu tư trong thị trường này cũng rất đa dạng, trong đó có staking. Vậy bạn có biết staking là gì chưa? Nếu vẫn chưa hiểu rõ thì bài viết này là dành cho bạn
1. Staking là gì
Staking là một cơ chế đầu tư trong blockchain. Được hiểu bạn sẽ giữ một lượng tiền mã hóa trong ví điện tử của mình trong thời gian nhất định để nhận về số lãi đa cam kết ban đầu. Phần thưởng bạn nhận được phụ thuộc vào lượng coin đã stake và thời gian lưu trữ trong ví.
Những giao dịch trên blockchain đều cần được xác thực nếu bạn muốn mua và bạn. Khâu xác thực này dựa trên các cơ chế đồng thuận khác nhau. Ví dụ như bitcoin thì họ dựa trên PoW (Proof of Work), một số coin khác thì dựa trên PoS (Proof of Stake). Bạn có thể coi những cơ chế này là staking.
Nói một cách dễ hiểu thì hành động staking coin sẽ đem đến cho nhà đầu tư một lượng coin thêm. Giống như bạn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng vậy, bạn gửi vào 100.000.000 với lãi suất 5%/năm thì sau 1 năm bạn sẽ nhận được 5.000.000 (100.000.000 x 5%). Nhưng thường thì lãi suất của coin rất vượt trội so với ngân hàng, bù lại rủi ro cũng cao hơn.
2. Lợi ích của Staking
Lợi ích đầu tiên của việc staking chính là nó giúp bạn tiết kiệm chi phí. Chắc hẳn bạn đã nghe qua việc đào coin rồi đúng không. Việc này về tính chất cũng là kiếm thêm lượng coin cho tài khoản bạn nhưng nó đòi hỏi nhiều chi phí bởi giá của một bộ máy đào chất lượng chưa bao giờ là rẻ cả. Còn đối với staking coin thì đơn giản hơn nhiều, tất cả những gì bạn cần làm là lưu trữ vào hệ thống và chờ đợi nguồn thu nhập thụ động của mình là được.
Hơn nữa staking còn có lợi hơn PoS (Proof of Work). Bởi PoS thường xử lý các loại tiền mã hóa bằng các quy trình toán học và xác suất thanh toán thường không cao lắm.
Ngoài ra, số lượng coin và giá trị của nó không bị giảm như phần cứng khai thác và ASIC (vi mạch tích hợp trong điện tử. Qua đó, giá trị của các cỗ máy khai thác sẽ giảm dần theo thời gian còn staking coin thì không. Thực chất giá trị của staking coin chỉ bị ảnh hưởng bởi biến động giá thị trường bên ngoài.
3. Staking Coin ở đâu
Có thể nói staking được ra đời để đa dạng hóa công cuộc khai thác tiền điện tử, mang coin đến gần mọi người hơn. Việc lưu trữ tiền mã hóa trong ví điện tử của bạn sẽ nâng cao mức độ bảo mật của mình hơn trong blockchain. Bên cạnh đó còn nhận thêm phần “lãi” tặng kèm khi thực hiện staking. Bây giờ hãy cùng tôi điểm qua những nơi hỗ trợ bạn staking coin nhé.
Đầu tiên, bạn có thể thực hiện staking ngay trên ví điện tử của mình. Hoặc cũng có thể stake nó ngay ở sàn crypto mà bạn đang giao dịch. Lấy 1 ví dụ cho dễ hiểu.
Bạn đang giao dịch ở Binance và họ cung cấp cho bạn dịch vụ staking coin. Tất cả những gì bạn cần làm là vào giao diện, chọn staking hoặc nếu tiếng Việt là tiết kiệm. Sau đó tìm loại coin mình muốn stake và lựa chọn khối lượng, muốn gửi. Bạn cũng có thể thấy thông tin về số % coin mình sẽ nhận được sau 1 thời gian cố định. Cuối cùng nhấn xác nhận là hoàn thành.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải loại coin nào cũng có quyền được staking. Chỉ có một số tiền mã hóa nhất định mới có cơ chế này. Hơn nữa còn có 2 loại là stake cố định và stake linh hoạt.
Trong đó staking linh hoạt cho bạn lưu trữ trong thời gian ngắn, thường là 1 tuần với số lãi nhất định. Suốt thời gian lưu trữ bạn có thể rút coin ra và thực hiện các giao dịch bình thường.
Staking cố định thì là thời gian dài hơn, thường 1 tháng hoặc 1 năm với số % lãi nhận được vượt trội hơn linh hoạt. Tuy nhiên suốt thời gian lưu trữ bạn sẽ không thể rút coin ra giao dịch được, tài sản đó sẽ nằm trong trạng thái “khóa”. Điều này cũng khá nguy hiểm nếu thị trường biến động mạnh, coin bạn rớt giá và bạn muốn out khỏi thị trường này thì là không thể.
4. Các loại staking
4.1 Staking Cold
Loại đầu tiên là staking cold. Đây là hình thức lưu trữ coin ngoại tuyến trong phần cứng. Phương thức này có ưu điểm là bảo mật cao bởi vì staking dạng offline rất khó bị các hacker xâm nhập.
Tiền mã hóa của nhà đầu tư sẽ được lưu trữ trong ví ngoại tuyến chuyên dụng. Nếu họ chuyển số coin này sang một ví khác thì bạn sẽ mất đi phần lãi nhận được
4.2 Staking Pool
Loại thức 2 là staking pool. Đối với những loại coin hoạt động trên nền tảng blockchain có Proof of Stake thì đều sử dụng được dịch vụ staking. Hiểu đơn giản là bạn sẽ được chọn ngẫu nhiên để xác thực một block và nhận được reward.
Stake pool dịch sát nghĩa là 1 bể stake hay 1 nhóm staking. Người quản lý của pool sẽ có đủ kỹ năng và thiết bị để cho node hoạt động một cách nhất quán. Nhờ vậy mà đảm bảo được thành công của PoS.
Thông thường nếu muốn staking thành công bạn phải online 24/24. Nhưng đối với nhóm staking thì vấn đề này có thể được giải quyết. Bởi staking pool có đủ điều kiện để staking coin mà không cần dựa vào bất kỳ một máy chủ ảo và phần cứng nào.
Hơn nữa, việc tập hợp nhiều người vào 1 pool như vậy sẽ làm nhóm có kích thước stake lớn hơn. Việc này làm tăng tỷ lệ % nhóm sẽ được chọn để xác thực, viết một block vào blockchain. Còn nếu bạn đi 1 mình thì tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Chính vì vậy mà staking pool là một phương thức “dễ chơi, dễ trúng thưởng” với tần suất kiếm tiền ổn định hơn.
5. Lợi và hại của Staking
5.1 Điểm lợi của của Staking
Ưu điểm của staking là nó giúp bạn có thêm được nguồn thu nhập thụ động. Ngoài ra cách thức tham dự cũng đơn giản, chỉ với vài thao tác thì bạn có thể staking được coin của mình (trong trường hợp bạn dùng nhóm staking hoặc online service).
Ngoài ra, việc staking cũng ít rủi ro hơn hẳn so với công việc truyền thống là đi đào coin. Ít tốn kém công sức, chi phí tiền điện cho bạn hơn. Đó là chưa nói đến lợi nhuận bạn đào 1 ngày chưa chắc đáp ứng đủ các chi phí đã bỏ ra.
5.2 Điểm hại của Staking
Một điểm hạn chế cực lớn của coin, chứ không riêng gì staking chính là giá trị không ổn định. Nhiều loại có biên độ giá dao động rất cao, tỷ lệ lạm phát cũng vì đó mà tăng cao không tưởng. Giá coin bạn đang stake giảm ngoài thị trường sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn. Bởi số coin có tăng nhưng giá mỗi đồng lại chia 2, chia 3 thì chưa chắc bạn đã lợi nhuận.
Chính vì vậy, trước khi stake bạn phải thực sự cẩn thận. Nghiên cứu tầm nhìn và những chiến lược tương lai của nó. Đội ngũ có thiện chiến không, chất lượng như thế nào, ứng dụng thực tế sẽ triển khai,… Nếu đây thực sự là một dự án tiềm năng thì đừng ngần ngại và staking đi.
Còn ngược lại nếu thấy không ổn, điển hình như hình thức thanh toán trong tương lai không rõ ràng, rủi ro cao,… thì hãy cân nhắc lại. Bởi tỷ lệ % có thể cao đấy nhưng tiềm năng quá thấp. Có thể những đồng coin đó trong tương lai sẽ dần sụp đổ, giá giảm sâu hoặc thậm chí không có bất cứ giá trị nào.
Trên là những kiến thức để giải đáp câu hỏi staking là gì. Chúc bạn có 1 ngày giao dịch thành công.