Dropshipping hiện nay đang nổi lên vì là hình thức kinh doanh online mà không cần vốn ban đầu rất thích hợp cho các bạn sinh viên hoặc những người không có nhiều vốn. Vậy, kinh doanh dropshipping là gì và cách để bắt đầu dropshipping như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm dropshipping là gì?
Dropshipping (hay dropship) là một hình thức bán hàng mà bạn không cần vốn, không nhập hàng cũng như không liên quan đến khâu vận chuyển. Nghe thì có vẻ giống đi bán thuê cho người khác kiếm hoa hồng. Đúng vậy, tuy nhiên sẽ có một số điểm khác biệt. Khi kinh doanh dropshipping, người bán sẽ tập trung vào Marketing và tìm kiếm khách hàng, sẽ không lo về vấn đề hàng tồn kho. Bạn đăng bán sản phẩm của đối tác, khi có đơn hàng thì mới gửi thông tin nhận hàng cho đối tác và nhận tiền hoa hồng. Tuy nhiên thì khách hàng sẽ không biết bạn đang kinh doanh bằng dropshipping. Tuy đơn giản là vậy nhưng sau khi Dropshipping bắt đầu nổi lên loại hình này cũng bắt đầu xuất hiện những khó khăn.
Ưu điểm của dropshipping
- Không cần vốn: Bạn sẽ không cần bỏ ra nhiều vốn để nhập hàng. Chi phí bạn cần bỏ ra ban đầu chỉ là để làm website và marketing.
- Tổ chức và vận hành dễ dàng: quy trình dropshipping chỉ gồm 3 bước: tìm nhà cung cấp, bán sản phẩm đó bằng web của mình và gửi thông tin để nhà cung cấp gửi hàng cho khách rồi tiền về tài khoản.
- Rủi ro kinh doanh dropshipping thấp và giải quyết bài toán tồn kho: Do bạn không có cửa hàng, kho hàng, không phải thuê mặt bằng, hay ôm lô hàng nên những rủi ro có thể gặp khi kinh doanh online sẽ được tối thiểu mức tối đa.
- Bán hàng trên toàn quốc, quy mô kinh doanh dropshipping có thể được mở rộng bất kỳ mức nào.
- Việc tổ chức bán hàng dropshipping dễ dàng, ít tốn kém.
Nhược điểm của dropshipping
Tất nhiên thì việc gì cũng có hai mặt, nếu việc bán hàng dropshipping dễ dàng thì lợi nhuận sẽ thấp hơn so với bán hàng online truyền thống. Tùy theo nhà cung cấp mà mức chiết khấu sẽ ít hay nhiều. Bạn sẽ là người chịu trách nhiệm chính với khách hàng trong khi bạn không được kiểm soát về chất lượng sản phẩm hoặc thậm chí còn chưa từng nhìn thấy sản phẩm. Hoặc vấn đề về đóng gói, vận chuyển, hàng quà tặng … các nhà kinh doanh dropshipping cũng không thể can thiệp được. Mà nếu sản phẩm có xảy ra vấn đề gì thì shop của chính bạn lại bị đánh giá thấp. Bên cạnh đó, do dropshipping là hình thức kinh doanh đơn giản nên mức độ cạnh tranh rất cao. Và một số chi phí phát sinh có thể bạn phải chi trả.
2. Hướng dẫn bắt đầu kinh doanh theo mô hình dropshipping
Đầu tiên, để bắt đầu trong lĩnh vực kinh doanh online nói chung và dropshipping nói riêng, bạn cần tìm hiểu thị trường, các kiến thức cơ bản cần có: ví dụ như nền tảng hỗ trợ cho việc kinh doanh online, cập nhật một số luật để có thể tiến hành kinh doanh hợp pháp, tìm hiểu về kinh nghiệm của người dropshipping trước thông qua các bài viết trên internet, tham gia các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm để tránh vấp phải các sai lầm từ người những đi trước. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ mô hình và các thức hoạt động, thanh toán, trách nhiệm và rủi ro phải gánh chịu sẽ giúp bạn chủ động và an toàn. Dưới đây là chi tiết các bước hướng dẫn bạn gia nhập vào hình thức kinh doanh dropshipping.
Bước 1: Thiết lập mục tiêu kinh doanh khi tham gia dropshipping
Trước hết là bạn sẽ phải xác định mục tiêu của mình là gì khi gia nhập vào mô hình dropshipping để mà thiết lập kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Nếu đã bắt tay vào kinh doanh thì phải có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Nếu không thì bạn sẽ không kiểm soát được công việc. Hoặc nếu doanh thu dropshipping trong ngắn hạn ít thì bạn sẽ rất dễ nản và bỏ cuộc. Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thị trường này đang vận hành như thế nào. Các sản phẩm chủ yếu là gì. Các đối thủ đang bán với mức giá ra sao. Bạn cũng cần đầu tư nhiều vào khâu website, tìm hiểu về marketing để tiếp cận khách hàng. Hoặc nghiên cứu các nền tảng mà bạn sẽ triển khai dropshipping trên đó.
Bước 2: Chọn thị trường để gia nhập
Việc chọn thị trường là một vấn đề quan trọng trong dropshipping, quyết định sự thành bại của bạn. Bạn cần tìm hiểu kỹ xem thị trường nào dễ tiến vào, tập khách hàng như thế nào, thị trường có đang bão hòa hay chưa và xu hướng tiêu dùng của khách hàng ở quá khứ và hiện tại như thế nào. Một số công cụ có thể hỗ trợ bạn trong dropshipping như Google trend (cho phép tổng hợp từ khóa tìm kiếm nhiều nhất), Keyword everywhere (mức độ từ khóa được tìm kiếm trên internet), và một nguồn thông tin vô cùng lớn là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, … Bạn có thể truy cập các sàn này mà tham khảo sản lượng dropshipping theo sản phẩm, đọc đánh giá khách hàng cũng như cập nhật thông tin sản phẩm, xuất xứ …
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ và tìm nhà cung cấp sản phẩm cho dropshipping của bạn
Đối thủ cạnh tranh trong mảng dropshipping này khá lớn bởi đây là hình thức dễ triển khai và là kinh doanh online an toàn hơn so với loại truyền thống. Bạn có thể dễ dàng tìm trên Google các đối thủ dropshipping hoặc các sàn thương mại điện tử. Thậm chí trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok … Và truy cập thẳng vào website của họ để xem xét.
Về vấn đề nhà cung cấp, bạn nên chọn nhà cung cấp dropshipping uy tín, lâu đời, được đánh giá cao bởi các đối tác khác và mức chiết khấu cao so với mặt bằng chung. Bằng cách đọc các đánh giá của khách hàng, thông tin sản phẩm, sản lượng họ bán như thế nào.
Bước 4: Tạo kênh bán hàng dropshipping trực tuyến
Bạn có thể tạo kênh bán hàng dropshipping trên nhiều nền tảng: Mạng xã hội: như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok … hoặc trên sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki, Sendo … và một số nền tảng như AdFlex, Pingo,… Tuy nhiên thì vẫn khuyên bạn nên bắt đầu trên các sàn thương mại điện tử vì dễ theo dõi, quản lý, có sẵn tệp khách hàng lớn, và khi phát sinh vấn đề, khiếu nại người kinh doanh dropshipping được giải quyết nhanh và thỏa đáng hơn. Số lượng đơn hàng, tình trạng đơn hàng và các thông tin chi tiết được cập nhật chi tiết. Bên cạnh đó, bạn phải xác định được là mình sẽ kinh doanh dropshipping tư nhân hay thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay loại hình doanh nghiệp dropshipping gì.
Bước 5: Marketing, tiếp cận và tìm kiếm khách hàng của doanh nghiệp dropshipping của bạn
Đây là bước quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận dropshipping của bạn. Mới gia nhập có thể sẽ rất khó khăn trong những tháng đầu. Bởi người mua thường tin tưởng các shop có sản lượng bán cao và nhiều lượt đánh giá tốt hơn là các shop mới. Tuy vậy, dưới sự hỗ trợ từ công nghệ trong thời đại 4,0 này thì việc tiếp cận khách hàng trong dropshipping không còn là vấn đề nan giải. Bạn có thể sử dụng Facebook ads, Google ads để quảng cáo sản phẩm tới khách hàng có khả năng mua nhiều nhất. Hoặc dùng chiến lược quảng bá bởi KOLs cho dropshipping. Bạn cũng có thể tham gia hội nhóm và quảng bá sản phẩm của mình. Ví dụ như bạn bán mỹ phẩm thì tham gia hội nhóm yêu Mỹ phẩm chẳng hạn.
Một vài lưu ý
Dù làm gì đi nữa không riêng dropshipping thì những ngày tháng đầu luôn gặp nhiều khó khăn nhất định. Việc chuẩn bị chiến lược và phương án kinh doanh tốt, kế hoạch quản trị rủi ro đa dạng sẽ góp phần giảm thiểu khó khăn cho bạn. Sau mỗi tháng nên nhìn lại kết quả kinh doanh và đánh giá, phân tích, cải thiện dần. Chúc bạn thành công với mô hình Dropshipping nhé.