Là một người làm marketing thì việc bổ sung cho mình các kiến thức cũng như thuật ngữ chuyên môn về ngành là rất quan trọng. Bởi nó không chỉ thể hiện kiến thức chuyên sâu với nghề mà còn nói lên được phần nào năng lực của bạn nữa. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ nói về market size, một thuật ngữ cơ bản và quan trọng đối với dân kinh doanh, mong rằng sẽ hữu ích cho mọi người.
1. Market size là gì
Market size là quy mô thị trường hoặc dung lượng của thị trường. Nó là tổng số sản phẩm, dịch vụ được bán ra và tiêu thụ trong 1 thời gian nhất định của một ngành nghề, lĩnh thực nào đó. Biết được market size của thị trường mình đang hoạt động sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp.
Lấy một ví dụ dễ hiểu cho các bạn hình dung như sau. Bạn kinh doanh bánh kẹo, nếu muốn biết market size của nó mỗi năm tại thị trường Việt Nam thì hãy nhìn vào số bánh kẹo được sản xuất và tiêu thụ trong thời gian đó tại Việt Nam.
Những thông số về nguyên liệu sản xuất thì bạn có thể tra cứu trong các báo về sản lượng của ngành đó. Bởi những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo mỗi năm đều phải làm báo cáo và nộp cho chính phủ về sản lượng của mình, để chính phủ tổng hợp và nắm được tình hình kinh doanh của lĩnh vực trong nền kinh tế chung của cả nước. Nhờ vào nguồn tin từ đón bạn hoàn toàn có thể ước lượng được 1 khoảng cụ thể về market size của thị trường bánh kẹo nước ta.
Nếu một công ty, doanh nghiệp biết được market size chính xác của thị trường là bao nhiêu thì họ hoàn toàn có thể đưa ra một số đánh giá chuẩn xác về việc có nên tham gia vào hay không. Liệu market size có đủ lớn, nguồn lợi thu về có đáng so với chi phí bỏ ra? Còn chỗ nào cho công ty ở thị trường đó không?,… Vô vàn câu hỏi sẽ được đặt ra và giải đáp dựa trên các con số mà market size cung cấp.
2. Ý nghĩa của market size
Như đã nói, market size ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa bên trong mà các doanh nghiệp cần phải phân tích và nắm bắt.
2.1 Nhu cầu của khách hàng
Yếu tố đầu tiên mà market size nói lên chính là nhu cầu của khách hàng là như thế nào trong thị trường, lớn hay nhỏ? Nếu lớn có nghĩa rằng đây là sản phẩm khá cần thiết và có lượng cầu cao, một tín hiệu khả quan nếu tham gia vào hoặc đẩy mạnh sản xuất thêm nếu đã tham gia. Còn nhỏ thì hãy cân nhắc liệu có cần thiết để tham gia không, hoặc có thể giảm sản lượng sản xuất xuống, tránh tình trạng tồn kho, gia tăng chi phí lưu kho và tổn thất hư hỏng.
2.2 Khả năng sinh lời
Ý nghĩa thứ 2 mà market size nói lên chính là khả năng sinh lời. Nhờ vào quy mô thị trường bạn có thể phân tích ra liệu số lượng sản phẩm đang cung cấp có đáp ứng đủ lượng cầu hay không. Nếu không thì đây có lẽ là cơ hội tốt bởi rõ ràng có thể phân chia chén canh, giành giật những miếng bánh mà các đối thủ chưa kịp ăn đó. Khả năng sinh lời khi tham gia cũng được nâng cao.
Ngược lại nếu số lượng sản phẩm cung ra đã vượt quá market size của thị trường thì có nghĩa rằng có thể hàng tồn trong thị trường này là có. Nhu cầu của khách hàng bên trong cũng được lấp đầy và dư dả rồi. Nếu tham gia cũng được nhưng bạn phải nắm chắc được rằng mình có lợi thế gì hơn so với họ, phải làm gì để đánh bật sản phẩm của họ khỏi tâm trí khách hàng. Đây là 1 điều khá khó bởi chúng ta đã mất đi ưu thế người dẫn đầu, khả năng sinh lời khi tham gia theo đó cũng thấp hơn.
2.3 Lợi thế cạnh tranh
Việc xác định được quy mô thị trường cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có ưu thế hơn so với những đối thủ không hiểu rõ về nó. Nắm bắt được market size cụ thể thì việc lập kế hoạch để tối ưu hiệu quả cũng dễ dàng hơn, xác định được đâu là phần quan trọng nhất của thị trường và đánh mạnh vào nó.
Nhu cầu và market size là 2 yếu tố quan trọng trong việc quyết định xem đó có phải là thị trường tiềm năng hay không. Chính vì vậy, bắt buộc các doanh nghiệp phải hiểu rõ về 2 yếu tố trên, nắm bắt được về tâm lý khách hàng thì thành công cách bạn không còn xa nữa đâu.
2.4 Lập kế hoạch kinh doanh
Nếu bạn muốn thâm nhập vào 1 thị trường mới hoặc hoạt động hiệu quả trên thị trường đang tham gia thì kế hoạch kinh doanh là thứ cần phải lập đầu tiên. Nhưng một trong các yếu tố quan trọng để bản kế hoạch kinh doanh dựa vào chính là market size.
Market size sẽ hỗ trợ các nhà quản lý trong việc xác định về giá sản phẩm, cách thức tiếp cận thị trường như thế nào, những KPI chuẩn qua các giai đoạn bao nhiêu thì hợp lý, làm gì trong các bước tiếp theo để thống lĩnh vừa đủ, tránh dư hoặc thiếu lực,…
Tóm lại, market size sẽ làm cho bản kế hoạch kinh doanh của bạn rõ ràng hơn, có cơ sở hơn và khả thi hơn. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công trong 1 dự án nào đó. Và nhân tốt tạo nên 1 bản kế hoạch tốt lại là market size.
2.5 Tâm lý thị trường
Một lợi thế khác mà market size mang lại chính là nó giúp các chuyên gia hiểu được tâm lý thị trường. Hãy thử nghĩ xem nếu nhìn market size qua từng giai đoạn phát triển, giống như việc bạn đang theo dõi quy trình lớn lên của 1 đứa trẻ vậy.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá được tiềm năng, tâm lý những người trong thị trường đó. Việc nắm bắt được tâm lý khách hàng là vô cùng quan trọng để bạn có thể triển khai các kế hoạch nhằm vào đúng những thứ họ cần. Đây là yếu tốt vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của 1 dự án tổng thể. Bởi suy cho cùng, sản phẩm được làm ra để thỏa mãn người dùng. Nếu làm được điều đó thì coi như bạn đã thắng 1 nửa rồi.
3. Cách xác định market size
Để xác định được market size, các doanh nghiệp sẽ làm 3 quy trình như sau.
3.1 Tiếp cận từ trên xuống
Đây là phương thức xác định quy mô thị trường được áp dụng phổ biến nhất ở các công ty. Đầu tiên họ sẽ nghiên cứu tổng quan về thị trường đó trước. Sau đó sẽ xem xét sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.
Tiếp theo là nghiên cứu về các đối thủ hiện tại đang chiếm lĩnh được bao nhiêu phần trăm thị trường và ước tính thị trường còn lại bao nhiêu, đã đầy chưa, lợi thế của bản thân, yếu điểm so với đối thủ,…
Phương thức này được áp dụng nhiều bởi nó đơn giản và có sẵn dữ liệu. Đặc biệt là với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thì mỗi năm đều phải báo cáo lên chính phủ, rất dễ trong việc thu thập dữ liệu cần thiết.
3.2 Tiếp cận từ dưới lên
Tiếp theo sẽ dựa vào yếu tố sản phẩm và hình thức bán mà bạn định kinh doanh trong thị trường. Liệu đó là bán trực tuyến, đại lý, bán lẻ,… Sau đó sẽ tìm đến doanh số mà các đối thủ cùng hình thức và sản phẩm của bạn, dựa vào đó tổng hợp lại mà xác định được quy mô thị trường mà bạn đang nhắm đến.
3.2 Tiếp cận các đối thủ
Cuối cùng là phân tích đối thủ mình đang làm gì? Họ có đang làm tốt không, có đang đáp ứng đủ nhu cầu thị trường không,… Từ đó đưa ra những quyết định cuối cùng về market size của lĩnh vực này là bao nhiêu.