Kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế căn bản mà bất kỳ dân kinh doanh nào cũng phải nắm bắt và hiểu rõ. Hiểu được quy luật vận hành của nó sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về nền kinh tế ở quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Bài viết này được lập là để giải thích cho bạn sâu hơn về thuật ngữ này, nâng cao kiến thức kinh tế của cá nhân và doanh nghiệp.
1. Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là mô hình gồm người mua và người bán tác động với nhau dựa trên quy luật cung và cầu để xác định được mức giá và số lượng của hàng hóa và dịch vụ cần thiết trên thị trường. Tại đây có nhiều loại hình kinh tế tham gia, cạnh tranh bình đẳng với nhau.
Có thể hiểu đơn giản rằng trong mô hình này, các hoạt động như mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, phân chia lợi nhuận,… đều được chi phối bởi một bàn tay vô hình và quy luật của thi trường.
Nếu cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp tham gia mà không thu được lợi nhuận thì họ sẽ mất dần khả năng hoạt động, sản xuất bị trì trệ và kéo theo là một xã hội kém phát triển. Tuy nhiên, với mô hình kinh tế này thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Chính vì vậy mà nó được xem là một trong những thành quả tuyệt vời của nhân loại. Trong mô hình kinh tế này, sự độc quyền và chi phối được hạn chế, các cá nhân, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng theo năng lực.
2. Lợi ích và nhược điểm
2.1 Lợi ích
Theo quy luật trong kinh tế thị trường thì nếu lượng cầu sản phẩm, dịch vụ lớn hơn lượng cung thì giá cả sẽ tăng cao. Điều này sẽ khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, là nguồn động lực cho họ gia tăng sản xuất, qua đó đẩy mạnh kinh tế phát triển. Tuy nhiên nếu giá tăng quá cao cũng không tốt, khi khách hàng thực chất phải trả giá quá cao so với giá trị sản phẩm mà mình nhận được.
Những công ty, doanh nghiệp nào đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền sản xuất, công nghệ cao thì sẽ gặt hái được nguồn lợi nhuận cao, mở rộng được quy mô và tầm phát triển của mình. Ngược lại doanh nghiệp nào chậm phát triển, không chịu phấn đấu sẽ dần bị thôn tính trên thị trường. Đúng với phương châm ai có năng lực thì sẽ sống, bình đẳng của mô hình này.
Chính vì vậy, mô hình kinh tế này vô hình chung tạo thành 1 áp lực không tên cho các doanh nghiệp. Buộc họ phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại, sống sót và phát triển về hệ thống quản lý, sản xuất, sản phẩm, dịch vụ của mình. Nếu không sẽ bị loại bỏ không thương tiếc, người không có năng lực sẽ không thể trục lợi trên đây. Bầu không khí cạnh tranh này chính là nền tảng cốt lõi để kinh tế quốc gia phát triển nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
Bên cạnh đó, một xu thế được tạo nên bởi nó đó là liên doanh. Các công ty, doanh nghiệp sẽ tham gia đầu tư tại các vị trí địa lý khác nhau, quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Qua đó thúc đẩy được việc giao lưu kinh tế giữa các nước. Lúc này các quốc gia trên thế giới có thể trao đổi văn hóa, công nghệ với nhau. Các nước phát triển có được thị trường màu mỡ, nguồn nhân lực dồi dào, các nước đang phát triển có được nhiều cơ hội việc làm, góp phần làm nền kinh tế vững mạnh.
2.2 Nhược điểm
Tuy nhiên kinh tế thị trường vẫn tồn tại những nhược điểm riêng của nó. Cụ thể rằng dù nó hướng đến việc cạnh tranh công bằng và bình đẳng nhưng cơ chế phân bổ nguồn lực lại khá có vấn đề. Ai có tiền, có tài sản, nguồn lực tốt sẽ mãi tốt còn lực yếu sẽ mãi yếu. Những người giàu, có ưu thế sẽ đẩy mạnh sản xuất và càng giàu, ngược lại người nghèo không có lợi thế sẽ dần bị gạt bỏ khỏi thị trường và mãi nghèo.
Ví dụ một người có điều kiện tốt, cơ sở sản xuất tốt, họ tận dụng nó và liên tiếp mở rộng tài sản bản thân. Còn người nghèo thì không có gì cả, vậy họ lấy gì mà so được với công ty vài chục, trăm người, dây chuyền sản xuất cả tỷ bạc? Đâu là đường ra cho họ? Những người có lực mạnh sẽ mãi mãi thống lĩnh thị trường, chi phối nó chạy theo đúng cuộc chơi bản thân. Đây là hình ảnh thường thấy ở các nước tư bản, nơi mà sự phân chia giai cấp rõ ràng, gây nên những bất ổn trong sự phát triển văn hóa, xã hội dù nhìn chung nền kinh tế là rất giàu có.
Nếu không có sự nhúng tay của chính phủ thì những người giàu sẽ làm chủ cả nền kinh tế, ảnh hưởng tới cả 1 quốc gia bởi tiền là mạch máu của đất nước. Một số hành động có thể thấy như giảm chất lượng sản phẩm nhưng giá thành giữ nguyên để có lời hơn, hợp sức với nhau để chèn ép các doanh nghiệp mới lập,… Điều này sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng tới quốc gia, chất lượng sống, văn hóa của người dân nước sở tại.
Ngoài ra, dù nói thị trường luôn tự điều chỉnh về mức cân bằng nhưng với sự chi phối này sẽ gây nên hiện tượng cung cầu lệch nhau. Là nguyên nhân chính gây ra lạm phát, khủng hoảng kinh tế.
3. Các loại kinh tế thị trường hiện nay
Mô hình này được phân thành khá nhiều dạng, cụ thể được phân thành 5 loại như sau. Social market economy (Kinh tế thị trường xã hội), Liberal market economy (KTTT tự do), KTTT xã hội chủ nghĩa (giống Trung Quốc), KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (giống Việt Nam), KTTT tư bản nhà nước.
Trong 5 loại vừa liệt kê trên thì tư bản và định hướng xã hội chủ nghĩa là phổ biến nhất.
Kinh tế thị trường tư bản thường xuất hiện ở các nước phương tây, châu Âu, Mỹ,… Ngày nay, đại đa số các quốc gia trên thế giới đều theo mô hình này. Theo mô hình này thì thì lợi nhuận là cốt lõi và tư nhân đóng vai trò quan trọng. Một số đặc điểm của mô hình này chính là tư nhân là chủ yếu, chiếm phần lớn tài nguyên, lao động hưởng lương theo năng lực (làm nhiều hưởng nhiều, ít hưởng ít), các hoạt động trao đổi và mua bán sản phẩm và dịch vụ diễn ra theo quy tắc tự nguyện, cạnh tranh lành mạnh.
Nói tóm lại thị trường tư bản được nắm quyền bởi những người giàu, có nguồn lực mạnh, tài sản lớn. Họ nhắm đến việc tài sản tăng theo năng lực nên phân cấp càng ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên, với mức cạnh tranh lớn như vậy các nước theo mô hình này đặc biệt phát triển, giá cả hàng hóa hợp lý, nền kinh tế vững mạnh.
Còn đối với kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa thì đại diện chính là đất nước ta. Bạn có thể hiểu rõ nó là như thế nào qua phát biểu của chính phủ trong đại hội đảng lần thứ 21 như sau:
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.”
Trên là những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường. Chúc các bạn thành công.