Malaysia tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2020 – 2021 vốn là năm trọng tâm của đại dịch Covid như thế nào? Nước này đã có nhiều lệnh cấm di chuyển nhằm hạn chế dịch bệnh, nhưng như vậy thì ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Malaysia tổng sản phẩm quốc nội là gì?
Malaysia tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) đo lường thu nhập nền kinh tế của quốc gia Malaysia. Tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng chi tiêu cho tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng sản xuất nội địa trong thời gian nhất định theo năm, quý hoặc tháng.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới và Malaysia cũng không ngoại lệ khi phải
hứng chịu tác động của đại dịch này vào năm 2020 với tổng số 113.010 trường hợp dương tính đã được ghi nhận với 471 trường hợp tử vong. Nước này tiếp tục ghi nhận nhiều diễn biến xấu về dịch bệnh trong năm tiếp theo là năm 2021.
Nhìn chung, khủng hoảng sức khỏe đã ảnh hưởng đến quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của toàn đất nước này. Các giai đoạn khác nhau của Lệnh Kiểm soát Di chuyển (MCO – Movement Control Order) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18 tháng 3 năm 2020 nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 đã dẫn đến việc tạm thời đóng cửa một số khu vực kinh tế và giảm giờ làm việc của nhân công.
2. Tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2020
Nhìn chung vào năm 2020, GDP nền kinh tế Malaysia giảm 5,6% so với 4,4% của năm 2019. Tất cả các ngành đều ghi nhận mức tăng trưởng âm, trong đó ngành Dịch vụ giảm 5,5% (trong khi 2019: 6,2%), Sản xuất giảm 2,6% (2019: 3,8%) và Nông nghiệp giảm 2,2% (2019: 2,0%). Thậm chí, có hai lĩnh vực khác trong kinh tế Malaysia là Xây dựng và Khai thác mỏ ghi nhận mức giảm hai con số lần lượt là giảm 19,4% (2019: 0,4%) và 10,6% (2019: -0,6%).
Tổng lại, GDP hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội quốc gia Malaysia giảm 80,4 tỷ Ringgit Malaysia (RM) so với năm 2019. Ở cấp tiểu bang, Selangor ghi nhận mức giảm cao nhất với 18,3 tỷ RM, tiếp theo là W.P. Kuala Lumpur (17,5 tỷ RM), Sarawak (9,6 tỷ RM) và Sabah (8,1 tỷ RM). Tổng đóng góp của bốn tiểu bang này lên tới 66,7% tổng giá trị giảm của quốc gia.
Mặc dù tất cả các bang của Malaysia đều ghi nhận một kết quả tiêu cực nhưng vẫn có tám bang công bố mức tăng trưởng tốt hơn GDP quốc gia (-5,6%). W.P. Labuan giảm nhẹ xuống âm 0,5%, tiếp theo là Kelantan (-1,1%), bang Kedah (với -1,7%), Pulau Pinang (-2,1%), bang Perak (-2,3%), bang Negeri Sembilan của Malaysia giảm (-3,6%), Johor ( -4,6%) và Selangor (-5,3%).
2.1.Dịch vụ
Ngành Dịch vụ đóng góp 57,7% vào nền kinh tế Malaysia, có mức tác động mạnh mẽ đến Malaysia tổng sản phẩm quốc nội nhất, đã ghi nhận mức âm 5,5% (so với năm 2019 là dương 6,2%). Các bang có đóng góp lớn trong các ngành liên quan đến du lịch bị ảnh hưởng nhiều hơn, do các hạn chế đi lại và chính sách đóng cửa biên giới của chính phủ Malaysia đã dẫn đến việc giảm lượng khách du lịch nước ngoài cũng như khách nội địa giữa các tiểu bang. Trong số các bang góp phần vào sự sụt giảm trong lĩnh vực dịch vụ này có Selangor (-6,8%, so với 2019: 7,0%), W.P. Kuala Lumpur (-6,0%, so với 2019: 6,2%), bang Sabah (-7,4%, so với 2019: 5,4%), Pahang (-8,7%, so với 2019: 6,2%) và Johor (-3,4%, so với 2019: 6,5%).
2.2. Sản xuất
Ngành sản xuất đóng góp 22,9% cho nền kinh tế Malaysia, đã ghi nhận mức tăng trưởng âm 2,6%. Sản xuất Malaysia bị ảnh hưởng bởi hoạt động giảm sút của xăng dầu, hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản phẩm khoáng phi kim loại, kim loại cơ bản, kim loại chế tạo, xe có động cơ và thiết bị vận tải. Bang Sarawak giảm 8,6% so với mức tăng trưởng dương 2,9% trong năm trước, trong khi bang Johor giảm xuống âm 3,7% (2019: 4,7%), Melaka (-8,5%, 2019: 2,5%), Terengganu (- 9,4%, 2019: 0,3%) và bang Selangor (-0,6%, 2019: 5,3%).
2.3. Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đóng góp 7,4% cho nền kinh tế Malaysia, ghi nhận mức âm 2,2% (so với 2019: 2,0%). Ngành này phần lớn bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm sản lượng cọ dầu, cao su và khai thác gỗ. Các bang đóng góp vào sự thu hẹp trong lĩnh vực này là bang Sarawak (-10,0%, 2019: -0,2%), Sabah (-6,6%, so với 2019: -0,8%), bang Negeri Sembilan (-6,6%, so với 2019: 7,0%) và bang Kedah (-1,8%, so với 2019: 3,3%).
2.4. Xây dựng – Khai thác
Lĩnh vực Xây dựng ghi nhận mức giảm hai con số 19,4% là do kết quả hoạt động của bang W.P. Kuala Lumpur (-26,7, so với 2019: 5,9%), Johor (-37,7%, 2019: -27,3%), bang Selangor (-9,7%, của 2019: 10,8%), Perak (-17,4%, 2019: 6,6%) và bang Pulau Pinang (-15,5%, trong 2019: 0,9%).
Ngành Khai thác cũng có mức giảm hai con số xuống 10,6%, kéo theo sự sụt giảm của dầu thô và khí đốt tự nhiên ở bang Sabah (-13,5%, năm 2019: -5,3%) và bang Sarawak (-5,9%; năm 2019: 1,3%).
3. Malaysia tổng sản phẩm quốc nội năm 2021
Nhìn tổng quan thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia tăng 3,0% trong chín tháng đầu năm 2021, so với mức giảm 6,4% trong cùng kỳ năm 2020. Tiếp đó, các chỉ số kinh tế chính khác nhau cho thấy đà phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là khi Malaysia bước vào quý 4 năm 2021 và bước sang năm 2022.
Về hệ thống tài chính của Malaysia, hệ thống ngân hàng có tỷ lệ bao phủ thanh khoản tốt ở mức 154,4% vào tháng 9 năm 2021, với tỷ lệ nợ gộp và nợ thuần giảm tương đối ổn định, lần lượt là 1,6% và 1,0%.
Dự trữ quốc tế của Malaysia vẫn ở mức cao 116,1 tỷ USD vào cuối tháng 10 năm 2021, đủ để tài trợ cho 8,1 tháng nhập khẩu bị giữ lại và gấp 1,3 lần tổng nợ nước ngoài ngắn hạn.
Dư nợ cho vay kinh doanh tăng 2,4% trong Quý 3 năm 2021 (Quý 2/2021: 1,3%), được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng vốn lưu động cao hơn. Điều này được thúc đẩy bởi phân ngành thương mại bán buôn và bán lẻ, nhà hàng và khách sạn, và lĩnh vực sản xuất, phù hợp với việc nối lại nhiều hoạt động kinh tế hơn.
Hình 3: Tổng sản phẩm quốc nội Malaysia trong năm 2021
Về thị trường vốn, Thị trường trái phiếu cũng đã chứng kiến niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài tăng lên rõ rệt. Đáng chú ý, tỷ lệ nắm giữ của nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ Malaysia chiếm 231 tỷ RM, tương đương 25% tổng số trái phiếu chính phủ dài hạn đang lưu hành. Thị trường thứ cấp vẫn phục hồi và các đợt phát hành sơ cấp của chính phủ tiếp tục được hỗ trợ với tỷ lệ giá thầu trên tổng giá trị trung bình hàng năm là 2,1 lần.
4. Kết
Nhìn chung, khi chúng ta bước qua năm mới 2022, nền kinh tế Malaysia cũng đang trên đà phục hồi với tiền đề là hơn 90% lĩnh vực kinh tế và hầu hết các hoạt động xã hội được mở cửa trở lại. Sự phục hồi này được hỗ trợ bởi mức độ tiêm chủng cao nên chúng ta có quyền hy vọng sẽ phục hồi bền vững tránh đại dịch. Malaysia đã tiêm gần 76% toàn dân, trong đó 95% người lớn và 78% thanh thiếu niên. Cho đến nay, hơn 730.000 liều tăng cường đã được sử dụng cho các tuyến đầu cũng như các nhóm dễ bị tổn thương nhằm bảo vệ bổ sung cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cả nước trong trường hợp có một đợt COVID-19 chủng mới.
Chính phủ Malaysia sẽ tiếp tục bảo vệ cuộc sống và Malaysia tổng sản phẩm quốc nội khỏi mối đe dọa từ COVID-19. Đồng thời đảm bảo rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn của đất nước vẫn mạnh mẽ, và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng được.