Macroeconomics là gì? Macroeconomics tiếng Việt là kinh tế vĩ mô trong đó, nghiên cứu nó cho phép các chính phủ, doanh nghiệp xây dựng chính sách phát triển kinh tế mới. Chúng tôi sẽ định nghĩa macroeconomics và giải thích nó khác gì với kinh tế vi mô, cùng các khía cạnh của nó trong bài sau.
1. Macroeconomics là gì?
Macroeconomics hay Kinh tế vĩ mô là loại kinh tế học đề cập đến việc nghiên cứu quy mô lớn của một nền kinh tế nói chung. Macroeconomics giúp bạn hiểu cách một nền kinh tế phản ứng với một số kích thích nhất định, và cách một số ngành nhất định ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Nói cách khác, nghiên cứu nền kinh tế từ một góc độ lớn hơn thông qua macroeconomics cho phép bạn hiểu các yếu tố như cung, cầu quy mô lớn, tỷ lệ thất nghiệp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế, và mọi người trong đó như thế nào. Macroeconomics phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố riêng lẻ được nghiên cứu trong kinh tế học vi mô (microeconomics). Chúng ta có thể thấy macroeconomics và microeconomics là hai loại kinh tế học này khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng thực tế là chúng phụ thuộc chắc chắn vào nhau.
2. Macroeconomics khác như thế nào?
Macroeconomics(kinh tế học vĩ mô) và Microeconomics (kinh tế học vi mô) là khác nhau. Trong khi Macroeconomics nhìn nền kinh tế từ một góc độ lớn hơn, bao gồm tất cả mọi thứ tạo nên toàn bộ nền kinh tế, thì kinh tế học vi mô nhìn kinh tế từ một góc độ nhỏ hơn. Cụ thể là kinh tế vi mô xem xét mọi thứ liên quan đến việc một doanh nghiệp hoặc một người làm trong nền kinh tế.
Bằng cách nghiên cứu kinh tế học ở cấp độ vi mô, bạn có thể hiểu rõ hơn về các mô hình kinh doanh riêng lẻ và chuỗi cung ứng. Bạn cũng hiểu rõ hơn về nhu cầu của người tiêu dùng. Còn bằng cách nghiên cứu kinh tế học ở cấp độ macroeconomics, bạn hiểu rõ hơn mạng lưới cung và cầu phức tạp, GDP và lạm phát liên quan như thế nào đến các doanh nghiệp cá nhân và nền kinh tế toàn cầu.
3. Các lĩnh vực nghiên cứu macroeconomics
Macroeconomics tập trung vào các lĩnh vực rất cụ thể của nền kinh tế để nghiên cứu, bao gồm:
3.1. Thất nghiệp
Thất nghiệp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Nếu mọi người không làm việc, không kiếm được tiền, họ có thể sẽ không tiêu tiền trong nền kinh tế. Do đó, nó có thể gây ra sự sụt giảm trong nền kinh tế. Nghiên cứu nguyên nhân gây ra thất nghiệp và tác động của nó trong macroeconomics có thể giúp hạn chế thất nghiệp trên quy mô lớn.
3.2. Lạm phát trong macroeconomics
Lạm phát trong macroeconomics đề cập đến sự gia tăng chung của mức giá cả trong nền kinh tế hoặc giá trị tổng thể của bản thân tiền tệ. Khi lạm phát tăng và giảm, giá trị của tiền tệ và số lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó mua tăng lên và giảm xuống song song với nhau. Nghiên cứu lạm phát cho phép các nhà kinh tế macroeconomics biết điều gì gây ra nó, nó ảnh hưởng như thế nào đến cả con người và doanh nghiệp hàng ngày và bản thân tiền tệ.
3.3. GDP
GDP đề cập đến tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế trong một năm. GPD trong macroeconomics cho phép các nhà kinh tế hiểu được khả năng sinh lời của một nền kinh tế, hàng hóa và dịch vụ nào phát triển mạnh mẽ hoặc đang sắp sụt giảm, và GDP ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của tiền tệ trong macroeconomics.
3.4. Cung và cầu
Trong khi kinh tế vi mô tập trung vào cung và cầu ở cấp độ vi mô, thì cũng và cầu cũng là một yếu tố được xem xét trong macroeconomics. Hiểu chuỗi cung ứng và nhu cầu chung về hàng hóa và dịch vụ giúp bạn hiểu đầy đủ về cách thức vận hành của macroeconomics. Ví dụ như các công ty cung cấp các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm cần phải hiểu nhu cầu thay đổi như thế nào theo mùa và bùng nổ hoặc suy thoái kinh tế.
3.5. Chi tiêu và ngân sách của chính phủ
Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong macroeconomics. Nhiều chính phủ nắm giữ hàng nghìn tỷ đô la tài sản ngoài tiền mặt và chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng, chẳng hạn, có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và các lĩnh vực khác. Chính phủ cũng phát hành tiền tệ nên sẽ tác động mạnh mẽ đến macroeconomics của cả nước.
3.6. Các khoản đầu tư trong macroeconomics
Bạn có thể nghiên cứu các khoản đầu tư ở cấp micro hoặc macroeconomics, nhưng đầu tư macroeconomics cho phép các nhà kinh tế hiểu được tiền nên được đầu tư vào đâu trong nền kinh tế để thu về lời tốt nhất vì họ biết được sức mạnh của một số ngành tiềm năng hơn so với những ngành khác. Các nhà kinh tế học macroeconomics cũng sẽ xem xét các khoản đầu tư để xác định lĩnh vực nào của nền kinh tế đang thu hút các nguồn lực tài chính.
4. Chính phủ tác động đến macroeconomics như thế nào?
4.1. Chính sách tiền tệ
Các chính sách tiền tệ được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương là một hành động có ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất trong nền kinh tế macroeconomics. Ngân hàng trung ương có thể thiết lập các mục tiêu lãi suất. Ví dụ như việc ngân hàng trung ương tăng cung tiền thường làm giảm lãi suất (tương quan nghịch). Mà lãi suất thì ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư của người tiêu dùng trong cả nền kinh tế macroeconomics. Do đó, lúc này chính phủ có thể chọn hai loại chính sách tiền tệ:
- Chính sách tiền tệ mở rộng trong macroeconomics: Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, chính phủ có thể khuyến khích tăng trưởng kinh tế bằng cách thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Họ mua chứng khoán từ thị trường mở và giảm bớt yêu cầu dự trữ để tăng cung tiền (thưởng thông qua việc hạ thấp lãi suất.)
- Chính sách tiền tệ thu hẹp: Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao trong dài hạn có thể gây ra rắc rối do sức mua giảm. Để hạ nhiệt lạm phát trong quy moo kinh tế macroeconomics, chính phủ có thể giảm cung tiền và tăng lãi suất bằng cách bán chứng khoán trên thị trường mở, thắt chặt dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất ngân hàng.
4.2. Chính sách tài khóa của chính phủ trong macroeconomics
Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thông qua chi tiêu và thuế để định hướng nền kinh tế macroeconomics. Chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng đến việc tạo việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng, do đó, ảnh hưởng đến tiền trong lưu thông. Còn thuế ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng của người tiêu dùng.
Chính sách tài khóa của chính phủ dùng trong macroeconomics cũng được chia thành hai loại:
- Chính sách tài khóa mở rộng trong macroeconomics: Để tăng lạm phát, các chính phủ tăng chi tiêu để tăng lượng tiền lưu thông hoặc cắt giảm thuế, do đó người tiêu dùng có nhiều tiền hơn để chi tiêu.
- Chính sách tài khóa thu hẹp: Để giảm lạm phát, các chính phủ giảm chi tiêu để giảm lượng tiền lưu thông hoặc tăng thuế. Kết quả là, số tiền mà người tiêu dùng có thể chi tiêu trở nên ít hơn trong tổng nền kinh tế macroeconomics.
5. Kết
Nhìn chung, với những nghiên cứu về macroeconomics, các nhà kinh tế có thể đưa ra dự đoán và xác định các mối quan hệ giữa từng yếu tố trong nền kinh tế. Điều này cũng giúp các chính phủ và các doanh nghiệp thiết lập các chính sách kinh tế ở trong nước ở các nền kinh tế khác tốt hơn.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong macroeconomics là gì, bên cạnh đó là các yếu tố mà nhà kinh tế macroeconomics cần nghiên cứu cùng các chính sách mà chính phủ dùng để có thể tác động lên nền kinh tế macroeconomics.