Nếu bạn hỏi làm sao mà quốc đảo nhỏ ở Đông Nam Á với tổng diện tích đất chỉ 721,5 km vuông, và là một trong những quốc gia trẻ nhất thế giới như Singapore lại trở thành một trong những quốc gia thành công nhất, thì bài viết về lịch sử Singapore này là dành cho bạn.
1. Singapore là nước nào?
Singapore là một quốc đảo nhỏ nằm ngay ngoài khơi cực nam của Bán đảo Malaysia, Đông Nam Á. Nó cách Borneo (hòn đảo lớn thứ ba trên thế giới) khoảng 1100km về phía tây và cách đảo Sumatra của Indonesia khoảng 350 km về phía đông. Singapore là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới.
Mặc dù giàu có và nổi tiếng với nhiều tòa nhà cao tầng cũng như xe cộ đông đúc như vậy, nhưng đất nước này vẫn có vô số thảm thực vật hoang sơ, và những quần xã sinh vật thơ mộng.
Singapore có diện tích tương đối nhỏ với tổng diện tích đất chỉ 721,5 km vuông. Nước này có 5,6 triệu người với sự pha trộn phong phú, đa dạng từ nhiều nền văn hóa như Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. Ngôn ngữ phổ biến nhất tại Sing là tiếng Anh, sau đó là tiếng Malay, Tamil và tiếng Quan Thoại.
Theo lịch sử Singapore, nước này được thành lập vào năm 1819 với tư cách là một thuộc địa thương mại của Anh, vậy mà đến nay Singapore đã trở thành một trong những nước thịnh vượng nhất trên thế giới, nằm trong số các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao bậc nhất toàn cầu, là thị trường nhà ở đắt thứ 2 trên thế giới và đất nước có một lượng lớn triệu phú.
Cuối cùng, sự thật đáng chú ý nhất về Singapore là điều khiến Singapore trở nên khác biệt so với bất kỳ nơi nào khác: Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới vừa được gọi là thành phố vừa là một hòn đảo.
2. Lịch sử Singapore
2.1. Nguồn gốc thần thoại
Các nhà nghiên cứu đã xác minh rằng sư tử chưa bao giờ sống ở Singapore từ buổi đầu sơ khai lịch sử Singapore. Tuy nhiên, truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử Singapore là cách đây rất lâu, một hoàng tử Sumatra ở thế kỷ 14 đã phát hiện ra một con quái vật ở hòn đảo sau một cơn giông bão, mà ông cho nó là sư tử (thực chất có thể nó là một con cọp).
Vì vậy, cái tên Singapore (hay còn được gọi là Singapura) xuất phát từ từ “Singa” trong tiếng Mã Lai có nghĩa là sư tử và “Pura” có nghĩa là thành phố. Trước khi có sự định cư của người châu Âu, hòn đảo này là nơi cư ngụ của một làng chài Mã Lai và của hàng trăm người Orang Laut bản địa.
2.2. Lịch sử Singapore buổi đầu thành lập
Cuối năm 1818, Toàn quyền Ấn Độ Lord Hastings đã bổ nhiệm Trung tướng Stamford Raffles thành lập một trạm buôn bán ở cực nam của bán đảo Mã Lai. Đế quốc Anh bắt đầu bành trướng đối với thị trường Ấn Độ và buôn bán của họ với Trung Quốc. Họ nhận thấy sự cần thiết phải có một bến cảng để tái trang thiết bị, phục hồi và bảo vệ đội tàu buôn của mình, cũng như để ngăn chặn bất kỳ bước tiến nào của người Hà Lan ở Đông Ấn.
Năm 1819, sau quá trình tìm và nghiên cứu các hòn đảo trong khu vực, nhóm của Stamford Raffles đã quyết định đổ bộ lên Singapore và biến nơi đây thành một “trạm giao thương chiến lược”. Kết quả là, hòn đảo này đóng vai trò quan trọng là trung tâm thương mại và quân sự quan trọng nhất của nước Anh thời bấy giờ. Thực ra, hòn đảo này được người Anh thâu tóm lại sau khi đã thâu tóm đảo Penang (1786) và Malacca (1795). 3 hòn đảo này biến thành Khu định cư Eo biển (Straits Settlements) vào năm 1826. Cho đến tận năm 1832, quốc đảo Sing trở thành trung tâm chính quyền của ba khu vực.
2.3. Lịch sử Singapore tự trị
Lực lượng Anh đầu hàng Singapore cho quân đội Nhật trong Thế chiến thứ hai.
Sau thế chiến 2, hòn đảo này đã gánh chịu nhiều vấn đề về như tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, trong khi đó tốc độ kinh tế tăng trưởng chậm, thiếu hụt cơ sở vật chất, nhà ở… Nhưng điều này tưởng chừng là xấu lại thực ra khá tốt, vì nó đã gây ra một sự thức tỉnh chính trị trong mỗi người dân hòn đảo này. Bên cạnh đó là thúc đẩy gia tăng tinh thần chống thực dân và chủ nghĩa dân tộc, tinh thần này được thấy qua khẩu hiệu “Merdeka”, theo ngôn ngữ Mã Lai là “độc lập” .
Nhờ tinh thần dân tộc, năm 1959, Singapore hình thành chế độ quốc gia tự trị với Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên và cũng là người xuất sắc đưa đất nước Singapore đến được với những vinh quang như ngày này (ông phục vụ cho đất nước rất lâu cho đến năm 1990).
Trước khi Sing tham gia vào Liên bang Malaysia cùng Malaya, Sabah và Sarawak, đất nước này đã thông báo quyền tự trị, và đã độc lập khỏi Đế Quốc Anh vào tháng 8/1963. Hai năm sau, tức là vào năm 1965, quốc đảo này rời Liên bang Malaysia sau khi xảy ra lục đục nội bộ, xung đột hệ tư tưởng giữa Nhà nước Singapore đại diện là Đảng Hành động Nhân dân (PAP) và chính quyền liên bang Kuala Lumpur. Đánh dấu một cột mososc quan trọng trong lịch sử Singapore, ngày 9/8/1965, Quốc đảo Singapore chính thức giành được chủ quyền và ông Lý Quang Diệu vẫn đảm nhiệm chức vụ thủ tướng.
Nền độc lập của Sing trở nên ảm đạm, nếu không muốn nói là triển vọng kinh tế bấp bênh. Việc tách khỏi Malaysia đồng nghĩa với việc mất vùng nội địa kinh tế của Singapore. Theo lịch sử Singapore, lúc này quốc gia cũng phải đối mặt với việc mất 20% việc làm khi Anh tuyên bố rời khỏi các căn cứ trên đảo vào năm 1968.
2.4. Đến Singapore như ngày nay
Tuy nhiên thay vì làm Singapore mất tinh thần, các khó khăn này càng làm cho bộ phận lãnh đạo của Singapore kiên quyết cải tiến nền kinh tế của quốc gia hơn nữa. Với sự lãnh đạo của thủ tướng Lý Quang Diệu, Nhà nước Singapore đã rất cật lực trong việc thúc đẩy lao động,và khuyến khích thu hút đầu tư từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Trung Quốc,…
Việc Nhà nước Singapore hỗ trợ trợ cấp về khu nhà ở, dịch vụ y tế và giao thông, đào tạo,… đã giúp sinh ra nhiều công việc mới cho người dân hơn. Quỹ Bảo trợ Trung ương, chương trình an sinh xã hội toàn diện của đất nước được duy trì bởi sự đóng góp bắt buộc của người sử dụng lao động cùng người lao động, đã cung cấp nguồn vốn quan trọng đến những chính sách của nhà nước, và chăm lo lương hưu, trợ cấp cho các công dân của đất nước khi về già.
Cuối những năm 1970, nhà nước lần đầu tiên trong lịch sử Singapore bắt đầu chuyển trọng tâm chiến lược của mình qua các ngành công nghiệp cần nhiều kỹ năng và công nghệ, có giá trị gia tăng cao và bỏ qua các ngành nào mà thâm dụng lao động. Nhất là ngành IT được quốc gia này chú trọng phát triển hơn nữa, nhờ đó mà Singapore đã biến mình thành xưởng ổ đĩa hàng đầu thế giới trong năm 1989. Cũng trong năm đó, 30% GDP của quốc gia này là do thu nhập từ sản xuất.
3. Kết
Theo dòng lịch sử Singapore, khi người Anh thất bại trong việc bảo vệ Singapore khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, họ đã đánh mất uy tín đối với người dân Singapore. Hậu quả đã làm bùng lên tinh thần chống thực dân và chủ nghĩa dân tộc. Sau khi sáp nhập với Malaysia và sự chia tách sau đó, Singapore bắt đầu vực dậy trở thành nơi dẫn đầu về tài chính và thương mại toàn cầu trong những năm 1970.
Ngày nay, đất nước này đã phát triển vượt bậc là một phần lớn thành công đó là nhờ vào các chính sách ủng hộ công nghiệp hóa của đất nước và người lãnh đạo có định hướng chiến lược tốt. Và những cải tiến ngày nay cũng là một sự kiện trong dòng lịch sử Singapore, tiếp nối truyền thống đưa Singapore đến tầm cao mới.