Lịch sử Pepsi có những cột mốc quan trọng nào? Có thể thấy công ty Pepsi chuyên sản xuất các loại nước ngọt và bánh kẹo và các mặt hàng của họ có hầu hết ở mọi quốc gia trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về lịch sử Pepsi chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.
1. Công ty Pepsi là công ty gì?
Công ty Pepsi (The Pepsi Bottling Group, Inc.) là công ty thực phẩm và đồ uống của Mỹ, là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới, với các sản phẩm được cung cấp tại hơn 200 quốc gia. Nó được đặt tên vào năm 1965 khi Công ty Pepsi-Cola hợp nhất với Frito-Lay, Inc.
Trụ sở chính của công ty Pepsi Inc. được đặt tại Purchase, New York.
Tiếp theo đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Pepsi cũng như các cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành công ty. Từ đó có thể thấy được những thành tựu mà Pepsi đạt được như ngày hôm nay đã phải trải qua những khó khăn như thế nào.
2. Lịch sử Pepsi
2.1 Lịch sử Pepsi: Thời gian đầu hình thành công ty
Năm 1898, Caleb Bradham đã phát minh ra thức uống của riêng mình, và đặt tên là “Pepsi-Cola”. Bradham quảng bá đồ uống này và mở rộng đến 15 nhà máy đóng chai ở Carolinas, Virginia và Tây Virginia vào năm 1906.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đường – thành phần chính của nước ngọt tăng giá gấp bốn lần. Bradham đã mua rất nhiều với dự đoán giá thậm chí còn cao hơn. Nhưng sau đó giá đường giảm xuống dẫn đến công việc kinh doanh thất bại và ông nộp đơn phá sản vào năm 1923.
Tuy nhiên, nhà môi giới đầu tư tại New York Roy Megargel đã nhìn thấy tương lai của sản phẩm này. Khi Pepsi tuyên bố phá sản, một nhóm chủ nợ đã nắm quyền kiểm soát nhãn hiệu, bằng sáng chế và các tài sản khác của công ty với giá chỉ 30.000 đô la. Mùa hè năm đó, Roy Megargel thành lập một công ty Pepsi-Cola mới và mua lại các chủ nợ với giá 35.000 đô la.
Megargel đã nỗ lực để duy trì sự tồn tại của công ty và chuyển văn phòng, nhà máy đến Richmond, Virginia. Bất chấp những nỗ lực của ông, Megargel đã không thể giữ cho công ty hoạt động ổn định khi cuộc Đại suy thoái ập đến và công ty tuyên bố phá sản vào tháng 6 năm 1931.
Tại thời điểm này, Charles Guth sở hữu Mavis Candies, một công ty chuyên sản xuất kẹo sô cô la và thức uống, cũng nhìn thấy tiềm năng của Pepsi.
Năm 1931, Roy Megargel cùng với Charles Guth thành lập công ty Pepsi-Cola. Guth thực hiện toàn quyền kiểm soát quản lý và sớm mua lại cổ phiếu của Megargel, Charles Guth hiện sở hữu 91% cổ phần của Pepsi.
Loft đã nhanh chóng thay thế Coke bằng Pepsi trong chuỗi cửa hàng kẹo. Nhưng ở thị trường New York Pepsi vẫn chưa được biết đến nhiều.
2.2 Lịch sử Pepsi: Mở rộng quy mô
Năm 1932 đồ uống đóng chai cũng trở nên phổ biến hơn, Guth đã thử nghiệm với một chai 12 ounce (khoảng 355ml) giá 10 xu, được trang bị một lớp giấy bạc lạ mắt ở đầu chai.Trong một thí nghiệm khác vào cuối năm 1933, ông đã giảm giá của chai lớn 12 ounce xuống 6 ounce (khoảng 177ml), và quyết định đó đã thay đổi mọi thứ: doanh số Pepsi-Cola tăng vọt.
Ông đã xây dựng các nhà máy đóng chai trên khắp đất nước và đăng ký hàng trăm công ty đóng chai. Tại thành phố Long Island, đối diện với Manhattan bên kia sông Đông, ông đã xây dựng một trong những nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới.
2.3 Lịch sử Pepsi: Tranh chấp quyền sở hữu
Năm 1936, Pepsi-Cola đã kiếm được hai triệu đô la lợi nhuận mỗi năm. Guth dồn hết sự chú ý vào Pepsi, ông ấy đảm bảo Loft tài trợ cho sự phát triển của Pepsi. Nhân viên và cơ sở vật chất của Loft đã được sử dụng để tạo nên thành công cho Pepsi.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi của cửa hàng kẹo Loft đã giảm từ việc có lãi thành lỗ gần một triệu đô la một năm. Để tiết kiệm chi phí, Guth đã sa thải một số nhân viên của Loft và cắt giảm lương của nhiều người khác dẫn đến việc các nhân viên đình công.
Guth đã từ chức và ông được thay thế bằng một Chủ tịch mới. Người đứng đầu mới của Loft – James Carkner cố gắng huy động tiền, nhưng không có nhà đầu tư nào quan tâm. Sau đó, ông ấy chú ý rằng có lẽ Loft nên yêu cầu quyền sở hữu Pepsi, vì Pepsi đã được xây dựng bằng con người, tiền bạc và cơ sở vật chất của Loft. Carkner đã tìm được một công ty luật sẵn sàng thụ lý vụ kiện của Loft chống lại Guth và Pepsi. Ông cũng tìm thấy một công ty tài chính sẵn sàng chấp nhận rủi ro về kết quả của vụ kiện, cung cấp tiền mặt cho Loft để vụ kiện tiếp tục.
Sau cuộc chiến ủy quyền căng thẳng giữa Guth và Carkner thì Guth đã thua, và Loft cuối cùng bị kiểm soát bởi công ty tài chính đã đứng ra bảo lãnh, dẫn đầu bởi Walter Mack, Jr.
Tuy nhiên, Guth vẫn tiếp tục chiến đấu, cố gắng duy trì quyền kiểm soát đối với Pepsi. Khi sự việc cuối cùng đã lắng xuống, Guth nhận được một số khoản bồi thường và quyền đóng chai Pepsi ở một số thành phố. Nhưng 80% cổ phần của công ty Pepsi-Cola hiện thuộc sở hữu của chuỗi cửa hàng kẹo Loft. Năm 1941, Loft đổi tên thành Công ty Pepsi-Cola, dưới sự lãnh đạo của Walter Mack.
2.4 Lịch sử Pepsi: Sáp nhập với Frito-Lay
Năm 1965, Giám đốc điều hành của Pepsi – Don Kendall, đã quyết định hợp nhất với Frito-Lay của Dallas, Texas. Các chủ sở hữu Frito-Lay nhận được khoảng 30% cổ phần trong công ty kết hợp, được đổi tên thành PepsiCo. Doanh thu tăng từ 250 triệu đô la năm 1964 lên 500 triệu đô la năm 1965, bao gồm cả Frito-Lay.
2.5 Lịch sử Pepsi: Mở rộng thị trường
Để đảm bảo các sản phẩm của Pepsi được biết đến nhiều hơn, năm 1977 PepsiCo đã mua Taco Bell, tiếp theo là Pizza Hut vào năm sau và Kentucky Fried Chicken vào năm 1986. Dưới sự quản lý của PepsiCo, tập đoàn này đã trở thành một trong những tổ chức nhà hàng lớn nhất thế giới.
Theo thời gian, PepsiCo đã mua lại các doanh nghiệp khác, bao gồm Tropicana, Gatorade và Quaker Oats. Năm 2006, Indra Nooyi trở thành Giám đốc điều hành của Pepsi và góp mặt trong danh sách Fortune 500, điều hành công ty cho đến năm 2018.
Vào năm 2018, PepsiCo đã công bố doanh thu 64,7 tỷ đô la và lợi nhuận ròng 12,5 tỷ đô la, trở thành công ty đại chúng có lợi nhuận cao thứ 48 và thứ 18 của Mỹ, đồng thời là công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất có trụ sở tại Hoa Kỳ. Lợi nhuận trên tài sản của PepsiCo là 16%, đứng thứ 34 trong số 500 công ty trong danh sách của Fortune.
3. Kết
Có thể thấy trong các thông tin về lịch sử Pepsi ở trên, để đạt được những thành tựu như bây giờ thì công ty này đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn thậm chí là phá sản. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực cũng như khả năng quản lý xuất sắc và tầm nhìn độc đáo mà hiện tại PepsiCo, Inc. không chỉ dẫn đầu trong ngành đồ uống và đồ ăn nhẹ, mà còn là một trong những công ty thành công nhất trên thế giới.
Phần lớn thành công của công ty đến từ thực tế là công ty này luôn bắt kịp với những xu hướng và lối sống đang thay đổi, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng những thị hiếu và sự tiện lợi mà họ mong muốn. Cũng nhờ đó mà đến nay, năm 2021, công ty này vẫn đang viết tiếp những thành công trên dòng chảy lịch sử Pepsi.