Đọc thông tin về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc xem các báo cáo tài chính thường thấy xuất hiện thuật ngữ lãi ròng. Đây là một từ khá phổ biến tuy nhiên không hẳn là ai cũng hiểu rõ. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích.
1. Tìm hiểu khái niệm lãi ròng
Lãi ròng (hay lợi nhuận ròng) chính là phần còn lại của tổng số tiền lãi (lợi nhuận) thu được của một doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản thuế phải nộp, chi trả cổ tức, thanh toán lãi suất và trừ đi các khoản khấu hao cũng như chi phí cơ bản trong một quá trình kinh doanh, thường tính theo đơn vị năm.
Cần phân biệt lãi thuần và lãi ròng. Lãi thuần là lợi nhuận trước thuế (nhưng đã trừ các khoản chi phí phải trả) còn ròng là thuần trừ cho thuế.
Tính lãi ròng như thế nào?
Lãi ròng (lợi nhuận ròng) được tính theo cách rất đơn giản theo công thức bên dưới:
Lợi nhuận ròng = Tổng toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp – (Thuế thu nhập doanh nghiệp (20% doanh thu) + 30% chi phí hoạt động doanh nghiệp + 10% thuế giá trị gia tăng VAT)
Lưu ý: Tổng toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp phải là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng và khoản tiền còn lại.
Tổng chi phí của hoạt động kinh doanh bao gồm: Tiền nợ vay cho các dự án, kế hoạch kinh doanh; chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào, chi phí trả cho việc bán hàng, sản xuất, vận chuyển hàng hóa, lương cho nhân viên, chi phí mặt bằng, thuê văn phòng …
Lợi nhuận ròng sẽ tăng nếu như chi phí kinh doanh giảm xuống.
Những yếu tố tác động trực tiếp đến lãi ròng
Lãi ròng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt nhất là chi phí của hoạt động kinh doanh. Chi phí kinh doanh có mối liên hệ nghịch với lãi ròng. Do đó, nếu muốn gia tăng lợi nhuận ròng thì điều đầu tiên cần lưu ý là cân nhắc để giảm chi phí kinh doanh xuống. Tổng chi phí chỉ nên duy trì ở mức 30% so với tổng doanh thu.
Yếu tố thứ hai là giá thành gốc của sản phẩm. Yếu tố này của có tỉ lệ nghịch với lợi nhuận ròng. Vì vậy, doanh nghiệp nên cố gắng đàm phán với nhà cung cấp, đối tác giảm mức giá nhập đến thấp nhất có thể để cải thiện lợi nhuận ròng.
Bên cạnh đó, một yếu tố cũng quan trọng không kém là thuế. Tuy nhiên đây là nghĩa vụ và cố định.
Chức năng và tầm quan trọng của lợi nhuận ròng đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng có vai trò rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Lãi ròng là thước đo thành quả mà một tổ chức kinh doanh đạt được sau mỗi năm hoạt động, giúp công ty theo dõi kết quả kinh doanh của mình so với những năm trong quá khứ. Nhờ đó, họ sẽ chủ động trong việc xem xét, điều chỉnh kế hoạch trong tương lai để phù hợp với mục tiêu của họ. Đối với nhà đầu tư, lãi ròng cho phép họ dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư hơn, liệu nên tiếp tục rót vốn hay dừng lại và rút vốn. Do vậy mà nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng cao và phát triển qua từng năm thì giá cổ phiếu cũng theo đó tăng lên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dễ dàng vay vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
2. Những kiến thức cần nắm về lãi ròng
Tỷ lệ lãi ròng cho biết lợi nhuận của doanh nghiệp đang chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng doanh thu đạt được năm vừa qua. Thể hiện tình hình sức khỏe tài chính đang lãi hay lỗ. Tỷ suất lợi nhuận ròng sẽ khác nhau đối với từng loại hình hoạt động kinh doanh. Giá trị sau thuế mà càng tiến xa 0 về phía dương là doanh nghiệp càng có lãi và ngược lại. Thuế doanh nghiệp phải đóng theo nghĩa vụ nhìn chung khá cao do đó, để có lợi nhuận doanh nghiệp cần phải điều chỉnh tăng giá bán lên. Khi sử dụng chỉ số lợi nhuận ròng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư nên lưu ý đến nhóm ngành hiện tại của doanh nghiệp để tránh nhầm lẫn.
Cách để gia tăng lãi ròng nhanh và an toàn
Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm đó là đầu tư vào đội ngũ nhân viên của mình. Nhân viên xuất sắc sẽ giúp mang lại nguồn doanh thu lớn và tối thiểu hóa chi phí phải trả. Tiếp theo là về quy mô sản xuất, doanh nghiệp cũng nên ưu tiên vào phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh. Gia tăng tệp khách hàng, chú trọng Marketing để thúc đẩy doanh số. Bên cạnh đó, việc cải thiện năng suất lao động và hiệu suất làm việc của công nhân viên cũng cần thiết để tăng lãi ròng. Bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất. Lập các phương án dự kinh doanh để quản trị rủi ro. Tuy nhiên, điều cần ưu tiên hàng đầu là phải cắt giảm chi phí hoạt động tối thiểu.
Những chỉ tiêu lãi ròng
- Tổng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với lãi ròng và quyết định phần lớn lợi nhuận ròng. Tổng doanh thu sẽ có tỉ lệ thuận với lợi nhuận ròng, tức là doanh thu càng lớn thì lợi nhuận càng lớn (với cùng mức chi phí).
- Dòng tiền chi là chỉ tiêu thứ hai với lợi nhuận ròng. Dòng tiền này bao gồm tất cả các khoản mà doanh nghiệp phải chi ra từ chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đến việc chi trả lương cho nhân viên, trả cổ tức cho cổ đông, chia hoa hồng cho đối tác, chi phí mặt bằng, thuê văn phòng, điện nước …
- Chỉ tiêu thứ ba là thuế. Tuy nhiên đây là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải trả và có mức cố định tỷ lệ.
Ví dụ về lợi nhuận ròng
Dưới đây là một ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về lãi ròng. Giả sử công ty X có các chỉ tiêu trong năm 2020 như sau: tổng doanh thu là 1000 đô, chi phí cho hoạt động sản xuất là 250 đô, giá vốn hàng bán là 100 đô, nghĩa vụ thuế phải nộp là 200 đô. Áp dụng công thức:
Lợi nhuận ròng = Tổng toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp – (Thuế thu nhập doanh nghiệp + chi phí hoạt động doanh nghiệp + thuế giá trị gia tăng VAT)
thì lãi ròng lúc này sẽ là 450 đô. Tỷ suất lãi suất ròng sẽ được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu rồi nhân với 100%, ta có: (450/1000)x100% = 45%. Đây là mức tỷ suất lợi nhuận ròng được đánh giá là khá cao.
3. Ý nghĩa của lãi ròng
Tính lãi ròng giúp ta biết được mức lợi nhuận đang ở đâu ra với doanh thu mang về hay chi phí bỏ ra. Từ đó, đánh giá có thể được liệu doanh nghiệp đang lãi hay lỗ, tình hình kinh doanh như thế nào. Lợi nhuận ròng có ảnh hưởng nhất định tới công ty về mọi mặt từ sức khỏe tài chính đến kế hoạch, dự án trong tương lai, hay số tiền có thể vay được từ ngân hàng và cả giá trị cổ phiếu, xếp hạng trên các danh sách xếp loại doanh nghiệp.
Kết
Qua bài viết phân tích chi tiết trên, có lẽ bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của lãi ròng đối với doanh nghiệp trong việc thể hiện tình hình tài chính. Với cá nhân, để theo dõi tình hình kinh doanh và hiện trạng tài chính của tổ chức kinh doanh nào đó, bạn có thể nhìn vào mức độ thay đổi lợi nhuận biên ròng và dự báo lợi nhuận dựa vào doanh thu. Bên cạnh đó, nếu là một nhà đầu tư tài chính, việc hiểu rõ lợi nhuận ròng góp phần rất lớn giúp bạn đưa ra được quyết định giao dịch chính xác hơn.