Khi bước chân vào thế giới của kinh doanh, bạn sẽ được làm quen với rất nhiều thuật ngữ mới lạ trong ngành. Trong đó một trong những điều cơ bản nhất là bạn phải biết và nắm rõ về lợi nhuận gộp. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về nó thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp dịch ra tiếng Anh còn có nghĩa là gross profit. Đây là khoản lợi nhuận mà các tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp thu lại được sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí phát sinh thông qua các hoạt động như là sản xuất, thương mại và kinh doanh dịch vụ.
Thông qua hoạt động quản lý các nguồn dòng tiền ra vào trong doanh nghiệp, đặc biệt là tính toán được lợi nhuận gộp một cách chính xác và chặt chẽ sẽ giúp việc quản trị doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Giúp cho ban lãnh đạo có được những góc nhìn bao quát về tình hình tài chính của nội bộ tổ chức mình. Từ đó xây dựng được các chiến lược, lên được kế hoạch kinh doanh khả thi nhằm mục tiêu phát triển vững mạnh trên thị trường.
Nhờ có khoản lợi nhuận gộp này mà những nhà quản trị của công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể đánh giá được một cách sát với thực tế nhất có thể việc vận hành của tổ chức nội bộ mình, đánh giá hiệu suất trong sử dụng lao động và các nguồn lực liên quan nhằm có thể khai thác triệt để và hiệu quả hơn.
2. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Để có thể đánh giá được tính hiệu quả khi áp dụng một mô hình kinh doanh (trong tiếng Anh dịch ra có nghĩa là business model) hoặc tình hình tài chính của một doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức thì phải tính được con số tỷ suất như trên. Để tính được tỷ suất này cũng vẫn là áp dụng công thức cũ đó là lấy tổng lượng doanh thu thu được từ các hoạt động kinh doanh rồi trừ đi cho giá vốn hàng bán và những chi phí liên quan cấu thành nên giá vốn sản phẩm.
Trong tiếng Anh, con số tỷ suất này được dịch ra có nghĩa là gross profit margin. Ngoài ra trong tiếng Việt, theo như ngôn ngữ thị trường thì một số chuyên gia kinh tế hoặc những người làm việc trong lĩnh vực tài chính còn gọi thuật ngữ này với tên gọi khác là hệ số biên lợi nhuận gộp.
Để tính gross profit margin, ta áp dụng công thức lấy gross profit rồi chia với doanh thu. Kể quả tính được còn có một tên khác nữa trong giới tài chính đó là tỷ lệ lãi gộp.
Công thức tính gross profit margin như sau:
Tỷ suất gross profit margin (%) = gross profit / doanh thu
Trong đó đại lượng gross profit được tính bằng công thức:
Gross profit = doanh thu – giá vốn của món hàng hóa được bán ra (trong tiếng Anh giá vốn của món hàng hóa được bán ra có thể viết tắt là COGS)
Ở nhiều ví dụ khác nhau, số tiền doanh thu này có thể được tính toán thay thế bằng đại lượng là doanh thu thuần. Khi thay thế bằng đại lượng là doanh thu thuần, công thức tính gross profit margin được thay đổi thành công thức như sau:
Tỷ suất gross profit margin (%) = gross profit / doanh thu thuần
3. Một số đặc điểm chính của lợi nhuận gộp
Nhờ tính toán được gross profit mà các người lãnh đạo của các công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể có được một góc nhìn định tính chính xác dựa vào các số liệu để có thể nhận định được hiệu suất trong việc sử dụng các nguồn lực về nhân công cũng như là nguyên vật liệu được sử dụng trong các hoạt động sản xuất. Qua đó giảm bớt đi áp lực về những tình huống không hay có thể xảy tới, đảm bảo được sự an toàn hơn cho các nhà đầu tư, cổ đông và cổ đông chiến lược của công ty, doanh nghiệp và tổ chức mình.
Tuy nhiên các bạn cũng cần phải lưu ý rằng khi tính toán đến các loại chi phí để trừ đi thì chỉ xét đến các loại biến phí (hay còn được gọi với cái tên cũng khá thông dụng trên thị trường kinh tế tài chính là chi phí có thể dẫn đến những sự biến đầu ở khâu đầu ra sản phẩm) chứ không xét đến các loại định phí. Ví dụ về một số các loại số liệu cần lưu ý xem xét là:
– Chi phí nguồn nguyên vật liệu được sử dụng trong các hoạt động sản xuất
– Nguồn chi phí cho nhân công
– Hoa hồng chi trả cho các cộng tác viên và sales
– Phí chi trả cho ngân hàng qua thanh toán bằng thẻ
– Khoản chi phí khấu hao qua thời gian sửa chữa các loại máy móc thiết bị
– Một số những trang bị khác cho nhà máy
– Các loại chi phí trong khâu logistic, vận chuyển trung gian hàng hóa
4. Công thức tính lợi nhuận gộp là gì?
Để tính được gross profit, các công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể sử dụng công thức như sau: lấy tổng các nguồn doanh thu thu về được trừ đi tất cả các loại chi phí phát sinh thông qua các hoạt động như là sản xuất, thương mại và kinh doanh dịch vụ.
Trong công thức trên thì tổng các nguồn thu thu về được được tính sau khi đã trừ hết đi tất tần tật những khoản chi phí bên lề như là các loại thuế phí được quy định theo luật thuế Việt Nam (ví dụ là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, …), những phần hoa hồng (chiết khấu) cho các kênh phân phối và cả những đại lý điểm bán hoặc cộng tác viên bán hàng, các chương trình khuyến mãi giảm giá sản phẩm nhằm kích cầu mua sắm, chi phí hao hụt bởi các sản phẩm hoàn về do lỗi từ nhà sản xuất hoặc do quá hạn.
Còn tất cả các loại chi phí phát sinh thông qua các hoạt động như là sản xuất, thương mại và kinh doanh dịch vụ còn được gọi với cái tên ngắn gọn khác là giá vốn hàng bán. Đây là tất cả những gì phải bỏ ra để cấu thành nên được 1 sản phẩm. Thông thường giá vốn hàng bán được chia thành 3 nhóm thành phần chính là giá vốn xuất xưởng của hàng hóa, những chi phí cho việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng và những chi phí để vận hành doanh nghiệp khối văn phòng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thuộc một chuỗi các hoạt động sản xuất thì giá vốn hàng bán cũng được tính toán theo những cách khác nhau.
Một yếu tố quan trọng không kém đó là hệ số biên của lợi nhuận gộp. Để tính toán được hệ số này ta sẽ lấy gross profit mang đi chia với doanh thu thuần. Doanh thu thuần được xác định dựa trên cơ sở tính tổng nguồn thu và các khoản phụ cấp lãi suất nếu có rồi trừ đi chiết khấu hoa hồng.
Nhờ tính được các khoản lợi nhuận gộp và hệ số biên lợi nhuận này mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể tính toán được con số ước lượng tương đối rằng nếu bỏ ra 1 đồng vốn thì có thể thu về được bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là một cơ sở quan trọng khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nếu để so sánh lựa chọn đầu tư giữa nhiều công ty khác nhau đang cùng hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực thì dựa vào cơ sở này để đo lường được tiềm năng của công ty cũng như sức mạnh tài chính của bất kỳ một doanh nghiệp, công ty hay tổ chức bất kỳ nào.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết “Lợi nhuận gộp là gì và những thông tin bạn cần biết về nó”. Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm thật rõ về thuật ngữ kinh tế quan trọng này. Cảm ơn các bạn rất nhiều đã theo dõi các bài viết của chúng tôi.