Co-founder nghĩa là gì? Co-founder hiểu cơ bản là người tham gia vào quá trình ra mắt ban đầu của một công ty khởi nghiệp và bất cứ ai cũng có thể trở thành co-founder. Để có thể hiểu rõ hơn về co-founder hãy cùng theo dõi bài viết sau.
1. Co-founder là gì?
Co-founder là khái niệm chỉ người đồng sáng lập với bạn, tạo nên một công ty, doanh nghiệp hay dự án cụ thể. Phần lớn cá nhân thành lập doanh nghiệp đều sự giúp đỡ của (các) Co-founder, vì cùng đi theo con đường dài nên Co-founder cần được lựa chọn rất kỹ.
Mặc dù hành trình khởi nghiệp rất thú vị và đầy hi vọng, nhưng sẽ rất cô đơn nếu bạn đi một mình. Tuy nhiên nếu bạn biện minh rằng mình không thể tìm được một đồng sáng lập, thì hãy suy nghĩ lại nhé. Bởi vì, nếu bạn không thể thuyết phục ít nhất một co-founder tham gia vào với mình, thì bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn? Điểm mấu chốt là bạn cần một co-founder để phản bác lại những ý tưởng của bạn, một co-founder có thể đưa ra một góc nhìn khác, họ có thể đồng cam cộng khổ cùng bạn, và khi thành công thì cùng vui với bạn.
2. Nên có bao nhiêu co-founder?
Chúng tôi đã thấy nhiều công ty thành công với chỉ 2 co-founder và nhiều nhất là 11 co-founder.
Đối với hầu hết các công ty, chỉ cần từ hai đến ba co-founder là đủ để cùng thành lập công ty. Từ góc độ quản lý thì lý tưởng nhất là có hai co-founder. Mặc dù trong nhiều trường hợp, 3 co-founder cũng có thể được, nhưng có thể dẫn đến việc chia phe phái khi ban quản lý mới được đưa vào và những co-founder này bắt đầu lựa chọn nên đứng về phía nào.
3. Chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
Trước khi đi tìm một khái niệm hoàn hảo cho một co founder là gì, bạn nên bắt đầu với chính mình. Trước hết, hãy tìm ra năng lực nổi bật nhất của bạn – những điều bạn giỏi và muốn làm nhất? Sau đó, hãy đối mặt với những điểm yếu của chính mình. Khi bạn xác định được điểm mạnh và điểm yếu của mình rồi, hãy tìm kiếm một co-founder ngược lại với chính mình để giúp bạn hoàn thiện bản thân mình. Một co-founder lý tưởng sẽ sở hữu và bù đắp lại những kỹ năng mà bạn còn thiếu.
Nếu bạn gặp ai đó mà bạn thấy mình có thể làm việc cùng thì thật tốt. Bạn nên nói với họ sâu hơn về ý tưởng của mình, sứ mệnh của công ty mình muốn thành lập,… Hãy nhớ cởi mở và trung thực trong quá trình trò chuyện, điều đó giúp bạn tìm ra được co-founder cùng quan điểm và phù hợp nhất với chính mình, có thể khắc phục điểm yếu của bạn.
3. Tiêu chí lựa chọn co-founder
Tôi đã thấy nhiều công ty thành công có vợ hoặc chồng là co-founder, nhưng với tư cách là một nhân viên, tôi không đánh giá cao việc tham gia những công ty kiểu này vì tính minh bạch không cao (tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ).
Còn đối với những co-founder là bạn bè, tôi đã chứng kiến nhiều tình bạn tốt đẹp bị hủy hoại sau khi một liên doanh khởi nghiệp thất bại.
Vậy rốt cuộc nên chọn ai làm đồng sáng lập?
Mỗi doanh nghiệp cần một số kỹ năng nhất định để thành công, có thể chia ra làm hai phần chính: kỹ năng kỹ thuật và khả năng nhạy bén trong kinh doanh. Một kỹ sư giỏi có thể thiết kế một thứ gì đó lạ mắt, dùng mượt mà, nhưng điều đó không có nghĩa là có thị trường chấp nhận thiết kế của kỹ sư đó hoặc thiết kế đó sẽ bán được. Còn một người kinh doanh giỏi có thể biết những gì sẽ bán được, nhưng nếu anh ta không thể nhờ ai đó sản xuất ra sản phẩm phù hợp, thì ý tưởng sản phẩm đó có tác dụng gì?
Vì thế, câu trả lời là: ai là đồng sáng lập không quan trọng, quan trọng là các nhóm co-founder nên mang lại các kỹ năng bổ sung cho nhau, không trùng lặp.
4. Làm sao để biết đâu là co-founder phù hợp?
Khi bạn đã nghĩ đến một người nào đó, hãy tự hỏi bản thân “liệu người này có phải là co-founder giúp mình tăng năng lượng, hay làm tiêu hao năng lượng của mình?”. Bạn có thể thấy mình thích thú khi ở bên người này gần như mỗi ngày trong 5 năm tới hoặc hơn không? Co-founder này khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và động lực hay thiếu năng lượng và chậm chạp hơn?
Rất nhiều co-founder đã cùng tìm hiểu nhau trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Nhưng bạn nên chuẩn bị mọi thứ từ ban đầu để công việc tiến triển dễ dàng hơn, bằng cách tự đặt ra những câu hỏi khó. Chúng ta sẽ làm việc vào cuối tuần trong năm đầu tiên khởi nghiệp phải không? Chúng ta có nhận lương không? Làm thế nào để chúng ta thuê nhân viên? Làm thế nào để chúng ta trả tiền cho nhân viên? Bạn có định dành thời gian cho con cái hay bạn đời của mình không? Động lực xây dựng công ty của bạn là gì?
Hãy nói chuyện liên quan đến các giá trị cá nhân của bạn và tầm nhìn dài hạn của bạn cho công ty. Bạn càng sớm có câu trả lời cho những câu hỏi này, thì càng tốt cho tương lai của bạn và công ty bạn.
5. Co-founder nên có cùng một phần vốn cổ phần?
Không có lý do gì để những co-founder có cùng cổ phần hết. Tuy nhiên hầu hết những co-founder quyết định cơ cấu vốn chủ sở hữu một cách rất tùy tiện, vì vậy chúng tôi đã tổng hợp được một công thức để giúp xác định cổ phần cho các co-founder dễ dàng hơn:
Giả sử người sáng lập A và B đều bắt đầu cùng một lúc với giá trị gia tăng tương tự. Người sáng lập A sẽ là Giám đốc điều hành dài hạn trong khi Người sáng lập B sẽ là Giám đốc kỹ thuật. Trong trường hợp này sẽ có hai phần đối với vốn chủ sở hữu: Thứ nhất là phần của “Người sáng lập” và thứ hai là phần “Kỹ năng”.
Phần của Người sáng lập – Phần này phải giống nhau cho cả hai bên. Nếu họ bắt đầu vào những thời điểm khác nhau hoặc mang lại những đóng góp khác nhau, thì vốn này mới phải điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng trong ví dụ của chúng tôi, chúng đồng đều vì cả hai nhà sáng lập cùng bắt đầu vào một thời điểm.
Phần Kỹ năng – Một Giám đốc điều hành trong lĩnh vực công nghệ cao (ở đây là Giám đốc kỹ thuật) có thể nhận được khoảng 6-10% vốn cổ phần, trong khi Phó Giám đốc Kỹ thuật (ở đây là Giám đốc điều hành) có thể chỉ nhận được 2%.
6. Có thể sa thải co-founder không?
Một công ty là một thực thể tách biệt với người sáng lập, và mối quan hệ đó càng trở nên tách biệt hơn khi công ty huy động được tiền từ bên ngoài.
Nếu một trong những co-founder không hoạt động tốt, đang gây rối cho công ty hoặc thiếu đạo đức, bạn chắc chắn phải xem xét việc loại bỏ co-founder đó. Tuy nhiên, đừng bao giờ làm điều này bằng những cách làm sai trái, thiếu đạo đức chẳng hạn như tước đi vốn chủ sở hữu của những co-founder đó. Ngoài ra, nếu và khi bạn kết thúc việc sa thải một co-founder, hãy làm điều đó một cách nghiêm túc và minh bạch vì mọi người sẽ có thể đánh giá phẩm giá của mình trong quá trình này đấy nên hãy cẩn thận
7. Kết
Việc quyết định bạn cần bao nhiêu co-founder, đưa ai cùng thành lập công ty và cách phân bổ vốn chủ sở hữu, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng cá nhân của bạn và những điểm yếu mà bạn cần người co-founder đấy lấp đầy. Dù bạn chọn bao nhiêu người, hay đưa ra lựa chọn người nào đi chăng nữa, thì vẫn phải đảm bảo rằng mọi người được chọn đều rõ ràng về vai trò của họ trong công ty, và đồng ý cũng phấn đấu cho các mục tiêu chung của công ty. Để làm được điều này, như chúng tôi đã nói, là hãy chia sẻ thành thực mục tiêu, dự định, tầm nhìn của bạn cho người co-founder mà bạn đang nhắm tới.