Bong bóng kinh tế mang đến cả cơ hội và nguy cơ cho các nhà đầu tư. Có năm giai đoạn của bong bóng bạn cần lưu ý: chuyển đổi, bùng nổ, mê loạn, chốt lời và hoảng loạn. Vậy thực ra thì nó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan trong bài sau.
1. Bong bóng kinh tế là gì?
Nói một cách dễ hiểu, bong bóng kinh tế là khi giá của một tài sản tăng nhanh và giả tạo, đến mức vượt quá giá trị cơ bản của nó do nhu cầu của nhà đầu tư. Tài sản có thể trải qua bong bóng là cổ phiếu, bất động sản, tiền điện tử, thậm chí là hoa tulip.
Bong bóng hoa tulip là một ví dụ kinh điển để nói về bong bóng kinh tế. Vào năm 1636, một người nào đó ở Hà Lan sẵn sàng trả số tiền tương đương 500.000 USD cho một bông hoa tulip. Đó có phải là một bông hoa tulip đặc biệt, nghìn năm mới nở một lần?
Không. Trên thực tế, có hàng triệu bông tulip khác giống như nó rải rác ở vùng nông thôn Hà Lan. Chính vì giá của nó bị thổi phồng vượt quá giá trị thực mà thời kỳ này đã ghi nhận bong bóng kinh tế đầu tiên: Tulip Mania Hà Lan.
Bong bóng hình thành khi giá của một tài sản vượt quá tầm kiểm soát, chỉ được duy trì bởi đầu cơ. 500.000 đô la cho một bông hoa tulip nghe có vẻ điên loạn, trừ khi bạn tin rằng nó sẽ trị giá 600.000 đô la vào ngày mai.
Bạn có thể cảm thấy mình khó mà bị mắc lừa vào trong mớ bong bóng này, nhưng thực tế hầu hết các bong bóng ngày nay đều tinh vi hơn bong bóng hoa tulip, đó là lý do tại sao chúng rất nguy hiểm. Nếu không cẩn thận, bạn có thể vô tình đầu tư vào bong bóng và mất hàng tấn tiền.
Nếu bạn có mục tiêu về tài chính và đầu tư, bạn cần biết về chúng. Sở dĩ bong bóng kinh tế được gọi là bong bóng là vì chúng dễ dàng và chắc chắn sẽ vỡ. Và khi bùng nổ, chúng có thể khiến các nhà đầu tư nghiệp dư cả đống tiền. Ngược lại, học cách phát hiện bong bóng cũng có thể giúp bạn kiếm lời và giữ được số tiền đầu cơ đó, ngay trước khi bong bóng nổ.
2. 5 giai đoạn của các bong bóng kinh tế
Giá của một tài sản không chỉ bùng nổ trong một đêm mà không có lý do. Vậy những bong bóng này đến từ đâu?
Bong bóng kinh tế có xu hướng hình thành theo năm giai đoạn, bao gồm: chuyển đổi, bùng nổ, mê loạn, chốt lời và hoảng loạn.
2.1. Chuyển đổi
Giai đoạn chuyển đổi là khi một làn sóng nhỏ đầu tiên của các nhà đầu tư nhận thấy cơ hội và đầu tư vào nó. Họ hào hứng và cũng đang cố gắng làm cho bạn bè và đồng nghiệp của họ hào hứng về điều đó.
Ví dụ về giai đoạn chuyển đổi của bong bóng hoa tulip ở Hà Lan thời Phục hưng. Một nhà thực vật học người Hà Lan mang rễ của Tulip Frenzy hoa tulip về từ Constantinople và trồng. Người hàng xóm của anh ta đã lấy trộm một số hoa tulip của này và bán chúng như một loài thực vật kỳ lạ chưa từng thấy, rồi thu được lợi nhuận khổng lồ.
Hoa tulip như là Bitcoin của Hà Lan thời ấy – hầu như lúc đầu không ai biết về chúng, nhưng những người mua đã nghĩ: “Giống hoa này sẽ giúp tôi trở nên giàu có.” Và đó gần như là cụm từ xác định của giai đoạn chuyển đổi này.
Giá cả khá ổn định trong giai đoạn đầu tiên này vì vẫn chưa có đủ người mua để đẩy giá lên cao. Cho đến khi, các phương tiện truyền thông chú ý.
2.2. Bùng nổ
Giai đoạn bùng nổ xảy ra khi số lượng người lớn hơn tìm hiểu về cơ hội kiếm tiền, và dần lớn hơn nữa khi các nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền vào đó. Sự bùng nổ thường bắt đầu vào thời điểm các phương tiện truyền thông chính thống tiếp cận câu chuyện.
Nếu giá trị tài sản giống như một chiếc tàu lượn siêu tốc, thì giai đoạn bùng nổ là khi chúng bắt đầu lên được ngọn đồi lớn đầu tiên.
Tuy nhiên thật khó để nói chính xác thời gian và cách thức bùng nổ bắt đầu trong thời kỳ hoa Tulip Mania của Hà Lan, nhưng bằng chứng cho thấy nó đến từ một số sự phát triển như:
- Việc đề cập đến hoa tulip ngày càng nhiều trên các tờ báo của Hà Lan.
- Sự gia tăng đột ngột về việc làm liên quan đến hoa tulip (nông dân, bảo vệ có vũ trang).
- Việc tạo ra các khu chợ lớn chỉ có hoa tulip.
2.3. Mê loạn
Trong giai đoạn mê loạn, các nhà đầu tư từ hai giai đoạn đầu bắt đầu trở nên giàu có – lúc này mọi người bắt đầu để ý và muốn đầu tư theo.
Giai đoạn hưng phấn đưa hàng nghìn (nếu không phải hàng triệu) người không phải là nhà đầu tư vào một sự cuồng nhiệt do hiệu ứng sợ bỏ lỡ FOMO gây ra. Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền so với người khác là động lực mạnh mẽ đến mức, giai đoạn mê loại của bong bóng kinh tế thực sự tạo ra các nhà đầu tư mới.
Tương tự, vào năm 1635, hầu hết mọi người trong xã hội Hà Lan đều cố gắng mua hoa tulip, bất kể giàu có hay nghề nghiệp ra sao đi chăng nữa. Giá trong giai đoạn này, một bông hoa tulip Hà Lan duy nhất có thể mang giá bằng cả một dinh thự.
Nhưng đáng buồn là không ai tin – hoặc không muốn tin – rằng giá đang đạt đỉnh. Nhất là các nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Còn các nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn quyết định đã đến lúc rút tiền từ và rút khỏi cuộc chơi này.
2.4. Chốt lời
Trong giai đoạn chốt lời, các nhà đầu tư và tổ chức có kinh nghiệm bắt đầu rút ra. Điều này làm cho giá bắt đầu tăng chậm và chững lại, điều này báo hiệu các nhà đầu tư có kinh nghiệm khác cũng bắt đầu hướng tới việc thoát ra.
Vào khoảng năm 1637, ngày càng nhiều thương nhân bán hoa tulip ở Hà Lan nhận ra rằng việc trả 500.000 đô la cho một củ hoa tulip duy nhất là vô lý. Vì vậy, họ đã bán bớt hoa tulip của mình trong khi tình hình vẫn còn đang tiến triển tốt. Các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ thực hiện điều này một cách từ từ để họ không làm thị trường hoang mang, và vẫn tăng giá trị tài sản còn lại của họ.
Bạn có nhớ phía trên có nói một bông hoa tulip có thể đắt ngang một ngôi nhà không? Vì hầu hết công dân Hà Lan không đủ tiền mua hoa tulip, nên họ sẽ vay những khoản vay lớn để có được chúng. Và vì các ngân hàng, chủ nợ cũng nghĩ rằng thị trường hoa tulip rất tích cực nên họ rất vui khi bảo lãnh các khoản vay dưới chuẩn cho những người vay hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn.
Tóm lại, giai đoạn chốt lời được đặc trưng bởi:
- Các nhà đầu tư có kinh nghiệm bắt đầu rút ra.
- Giá tài sản cuối cùng cũng giảm dần.
- Sự mê loạn đã qua, giá không còn tăng vọt nữa.
Sau đó…
2.5. Hoảng loạn
Như tên của nó, giai đoạn hoảng loạn xảy ra khi tất cả mọi người cố gắng rút ra.
Các nhà đầu tư có kinh nghiệm chạy nước rút để thoát ra, thanh lý các khoản họ nắm giữ trước khi giá chạm đáy. Còn bất cứ ai mua tài sản bằng cách sử dụng tín dụng đều phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng với các chủ nợ của họ, thậm chí các chủ nợ cũng đang rất hoảng loạn. Giai đoạn hoảng loạn là một mớ hỗn độn.
Các nhà kinh tế học thường chỉ ra rằng có một cái kim “châm” vào bong bóng kích hoạt nó nổ.
Trong thời kỳ Tulip Mania của Hà Lan, đó là bệnh dịch hạch.
3. Kết
Bong bóng kinh tế xảy ra khi các nhà đầu cơ hy vọng khiến giá thị trường của một tài sản vượt xa giá trị cơ bản của nó. Bong bóng rất nguy hiểm đối với bất kỳ ai có kế hoạch đầu tư tài chính, vì chúng có thể hình thành và vỡ ra mà không cần cảnh báo trước, khiến bạn mất vô số tiền. Tuy nhiên, nếu có thể học cách phát hiện bong bóng bằng cách để ý các dấu hiệu, bạn hoàn có thể tránh chúng và mua khi đến thời điểm thích hợp.