Vào mỗi thời điểm định kỳ, người ta thường xếp hạng lại top những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Những ngân hàng lọt top thể hiện vị thế của mình về quy mô, chất lượng và sự tin tưởng của khách hàng. Nhiều người lao động cũng dựa vào bảng xếp hạng này để nỗ lực trở thành nhân viên tại những ngân hàng đó. Vậy hiện nay, đâu là top 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam?
1. Vietcombank – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam:
Vietcombank từ lâu đã có vị thế là một ngân hàng lớn và uy tín đứng đầu trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được thành lập từ năm 1963. Thời gian trước, Vietcombank được biết đến là bộ ngoại hối nằm trong NHNN Việt Nam, đồng thời cũng là ngân hàng Thương mại đầu tiên được nhà nước Chính phủ chọn để thí điểm thực hiện cổ phần hóa. Xét theo vốn hóa thị trường thì Vietcombank hiện đang là doanh nghiệp đứng đầu tiên trên thị trường chứng khoán của Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng Vietcombank có đến hơn 14000 CBNV, trải dài khắp Việt Nam với hơn 400 chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch. Những đơn vị này bao gồm Hội sở chính ở Hà Nội, trung tâm đào tạo, Chi nhánh Sở Giao Dịch, và khoảng 89 chi nhánh & 350 PGD. Ngoài ra Vietcombank sở hữu 2 công ty tại Việt Nam, 2 công ty và 1 văn phòng đại diện ở nước ngoài, cũng như 6 doanh nghiệp liên kết.
Sau thời gian hơn 50 năm xây dựng, Vietcombank không chỉ khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính, mà ngân hàng còn có những đóng góp lớn và cực kỳ quan trọng trong việc ổn định cũng như phát triển nền kinh tế của đất nước.
Trước đây, Vietcombank đã ra đời với xuất phát điểm là một ngân hàng phục vụ chuyên biệt cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, sau rất nhiều năm hình thành & phát triển, Vietcombank đã chuyển mình thành một cái tên có mặt trên mọi lĩnh vực, nơi mà rất nhiều khách hàng từ mọi lĩnh vực tìm đến.
Vietcombank mang đến cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ từ những hoạt động truyền thống như huy động vốn, vay vốn, tín dụng đến nhiều dịch vụ hiện đại khác như ngoại tệ, công cụ phái sinh, phát hành thẻ hay ngân hàng điện tử Digibank,…
Thời gian gần đây, Vietcombank cũng đã gây “rúng động” cộng đồng vì đã thực hiện miễn phí toàn bộ phí giao dịch. Mặc dù Techcombank mới là nhân vật dẫn đầu trào lưu zero fee này, nhưng Vietcombank đã khiến cho cộng đồng xôn xao mạnh vì trước giờ ngân hàng này luôn thu phí cho mọi hoạt động.
2. BIDV – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
BIDV được thành lập vào năm 1957. Sau một chặng đường dài phát triển, BIDV đã lọt top 10 ngân hàng quốc doanh hàng đầu và thuộc 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, BIDV cũng thuộc Top 30 các ngân hàng lớn nhất tại Đông Nam Á. Đồng thời, tại bảng xếp hạng của tạp chí The Banker, BIDV cũng nằm trong top 1000 ngân hàng tốt nhất trên toàn thế giới. Để đạt được những sự công nhận này, BIDV đã nỗ lực không ngừng trong chặng đường 70 năm vừa qua.
Tính đến hiện tại, BIDV sở hữu hơn 190 chi nhánh và phòng giao dịch, cùng đội ngũ hơn 25000 cán bộ nhân viên, 1824 cây ATM và 815 điểm giao dịch.
Hiện tại, BIDV không chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng mà còn mở rộng ra nhiều dịch vụ tài chính khác. Các sản phẩm dịch vụ tài chính của BIDV bao gồm:
Ngân hàng: cung cấp đến khách hàng đầy đủ các dịch vụ như vay vốn, huy động vốn, phát hành thẻ, tín dụng,…
Bảo hiểm: dịch vụ bảo hiểm của BIDV có tên là BIC, chuyên cung cấp những sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Các sản phẩm này được thiết kế thành nhiều gói sản phẩm khác nhau nhằm đảm bảo phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Chứng khoán: BIDV cũng cung cấp đến khách hàng dịch vụ môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán. Mặc dù lĩnh vực chứng khoán của BIDV chưa thực sự nổi bật, song với sự hậu thuẫn vững chắc của ngân hàng BIDV thì mảng hoạt động này hứa hẹn sẽ mở rộng nhanh chóng.
Đầu tư tài chính: BIDV thực hiện góp vốn và điều phối để thành lập doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án. Nổi bật nhất là những dự án trọng điểm như điều phối đầu tư Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC); Công ty Cổ phần thuê Hàng không (VALC) hay Đầu tư xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành…
3. Agribank – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:
Ngân hàng Agribank đã hoạt động được 33 năm, đi đầu trong chính sách tiền tệ và đồng hành cùng nền kinh tế nông nghiệp đất nước. Agribank đã có những đóng góp rất tích cực để thực hiện thúc đẩy hoạt động tái cơ cấu kinh tế, đồng thời xây dựng kinh tế nông thôn mới.
Với xuất phát điểm là tài sản chưa đến 1500 tỷ VNĐ, tổng vốn 1056 tỷ VNĐ, tổng dư nợ là 1126 tỷ VNĐ cùng hệ thống khách hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, làm ăn thua lỗ, giải thể, tan rã; cho đến nay, ngân hàng Agribank đã nắm giữ 100% trong bốn điều lệ, phân bổ rộng khắp với 2300 chi nhánh và phòng giao dịch, có đến gần 40000 cán bộ nhân viên, người lao động.
Tính đến 31/12/2020, giá trị tổng tài sản của Agribank đạt đến hơn 1,57 triệu tỷ vnđ với vốn hơn 1,45 triệu tỷ vnđ. Ngoài ra, tổng dư nợ của Agribank (cho vay kinh tế) đạt hơn 1,21 triệu tỷ vnđ với 70% dư nợ đến từ việc đầu tư nông nghiệp.
Hiện tại, ngân hàng Agribank đang thực hiện 7 chương trình chính sách tín dụng để xây dựng nhiều gói tín dụng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng tín dụng khác nhau. Đồng thời, ngân hàng cũng liên kết, hợp tác với những đơn vị tổ chức tại địa phương để tuyên truyền đến người dân, nhằm mang đến những giá trị cho nền nông nghiệp và người nông dân. Agribank cũng đề cao và đẩy mạnh thị trường thẻ ngân hàng tại thị trường nông thôn, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh khả năng tiếp cận vốn ngân hàng đến người dân nông thôn và các cá nhân, tổ chức tại môi trường này.
Tuy nhiên, khá nhiều khách hàng không hài lòng với một số dịch vụ của Agribank vì một số lỗi cơ bản như hệ thống app ngân hàng số thường xuyên gặp lỗi, bị lag, hay bảo trì, hay gặp sự cố, thường xuyên trừ tiền linh tinh không rõ lí do hoặc dịch vụ tiếp dân không được thân thiện.
4. Vietinbank – Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Vietinbank đã thành lập và hoạt động trên thị trường hơn 30 năm. Sau nhiều nỗ lực, Vietinbank đã khẳng định được vị trí của mình và trở thành Big 4 – top 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò vô cùng quan trọng trên thị trường kinh tế tài chính của đất nước.
Vậy Vietinbank đã gây dựng được những gì sau 30 năm?
- Mạng lưới phòng giao dịch, chi nhánh và quỹ tiết kiệm lên đến con số hơn 1000, với 1 sở Giao dịch.
- Xây dựng 9 công ty lĩnh vực hạch toán độc lập trong nhiều lĩnh vực từ tài chính, kinh doanh đến bán lẻ cũng như 3 cơ quan sự nghiệp về lĩnh vực Công nghệ thông tin, tài chính và thẻ.
- Vietinbank xây dựng quan hệ đại lý chặt chẽ với hơn 900 ngân hàng khác nhau tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu.
Trên đây là những thông tin về top 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Nhiều năm đã trôi qua nhưng 4 cái tên này vẫn luôn đứng đầu bảng xếp hạng về vốn hóa. Hiện tại, bạn đang tin dùng ngân hàng nào?