Nếu bạn là doanh nghiệp startup đang cần vay vốn phục vụ cho việc kinh doanh của mình hay thậm chí cá nhân muốn tiết kiệm tiền bằng cách gửi ngân hàng thì chắc chắn không nên bỏ qua bài viết giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết về lãi ngân hàng này.
1. Tổng quát thông tin về lãi ngân hàng
Lãi ngân hàng tức là phần giá trị gia tăng khi bạn vay ngân hàng hoặc cho ngân hàng vay một khoản tiền nhất định. Ví dụ như bạn vay tiền ngân hàng thì số tiền bạn phải trả bằng số tiền bạn vay cộng thêm phần lãi tính theo lãi suất ngân hàng quy định. Còn nếu bạn cho ngân hàng vay (bằng cách gửi tiết kiệm chẳng hạn) thì ngân hàng phải trả cho bạn số tiền bằng số tiền bạn gửi cộng thêm lãi tính theo lãi suất ngân hàng. Lãi suất ngân hàng thường được tính theo tỷ lệ phần trăm. Lãi suất gửi sẽ khác lãi suất vay và thường lãi gửi sẽ thấp hơn lãi vay. Nếu thời gian vay hoặc gửi khác nhau thì lãi suất cũng sẽ khác. Càng lâu thì lãi suất càng cao.
2. Có những loại lãi suất ngân hàng nào?
Lãi suất ngân hàng được tính nhiều cách tùy thuộc vào từng loại lãi suất mà nó chịu tác động. Sau đây là những loại lãi suất ngân hàng thường gặp.
Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng thì lãi ngân hàng sẽ được chia thành lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Huy động là khi mà ngân hàng cần vay tiền bằng cách huy động người gửi gửi nhiều tiền hơn. Hay dễ hiểu hơn tức là khi chúng ta đi gửi tiết kiệm vào ngân hàng thì sẽ được tính lãi theo lãi suất huy động. Và lãi huy động thường sẽ thấp hơn lãi cho vay. Còn lãi suất cho vay thì được chia nhỏ thành ba loại khác nhau theo từng loại đối tượng vay. Thứ nhất là với đối tượng là tổ chức tín dụng, thứ hai là với khách hàng và cuối cùng là giữa các ngân hàng (có khi là tổ chức tín dụng) vay qua lại lẫn nhau. Thường lãi suất thứ ba này sẽ ưu đãi hơn.
Phân loại theo giá trị tiền
Trong bất cứ xã hội nào cũng tồn tại lạm phát do đó, tất cả giao dịch liên quan tới tiền trong một khoảng thời gian phải tính vấn đề lạm phát. Vì vậy, lãi suất ngân hàng cũng được phân chia thành hai loại theo giá trị của tiền là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Lãi suất danh nghĩa thì chỉ tính trên giấy tờ, là mức quy ước từ trước. Ví dụ ngân hàng A cho công ty B vay một khoản C trong 5 năm với mức lãi suất 10%. Thì mức lãi suất đó là lãi suất danh nghĩa vì thực tế sau từ đây tới 5 năm sau còn phát sinh lạm phát nữa. Lãi suất thực tế thì tính lạm phát. Mức lãi ngân hàng phải trả sẽ dựa theo giá trị thực của khoản vay tính tại thời điểm trả.
Phân loại theo thời gian hoàn trả
Thời gian có lẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức lãi suất. Lãi ngân hàng theo thời gian sẽ được chia ra làm ba loại theo mức độ lâu dài: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tất nhiên lãi suất trong dài hạn sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, dựa theo thời gian thì lãi suất ngân hàng cũng được phân ra thành lãi đơn và lãi kép. Lãi đơn thì tính mức lãi so với mức vay ban đầu trong khoảng thời gian nhất định (năm, tháng…) còn lãi kép thì tính theo mức vay tại thời điểm nào đó. Ví dụ tính ở 1 năm sau thì sẽ cộng cả vốn lẫn lãi vào để tính.
Phân loại theo hình thức trả tiền
Theo hình thức trả tiền thì lãi ngân hàng sẽ được chia thành lãi suất trả trước và lãi trả sau. Trả trước thường sẽ được lợi hơn trả sau (bởi một vấn đề đã đề cập ở trên đó là thời gian). Trả trước thì ngay lúc này tính mức lãi với số tiền vay như vậy là bao nhiêu và người vay trả luôn số lãi đó tại thời điểm đi vay. Còn trả sau thì tới kỳ hạn trả mới trả và thường sẽ phải trả nhiều hơn so với trả trước. Bởi lẽ lúc này người vay có thời gian xoay sở tiền bạc hơn. Có thể dùng số tiền đó phục vụ nhu cầu cần thiết của họ và nó xứng đáng với mức lãi như thế.
Phân loại theo chức năng
Phân theo chức năng thì ta có rất nhiều loại lãi ngân hàng khác nhau vì chức năng của ngân hàng khá nhiều. Liệt kê sơ bộ thì gồm có những loại: lãi suất cơ bản, loại tái cấp vốn đầu tư, tái chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng (giữa các ngân hàng với nhau), lãi suất gửi, lãi suất vay, lãi thỏa thuận. Các doanh nghiệp thì thường hưởng / chịu mức lãi suất thỏa thuận. Loại này thường được dùng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Còn lãi suất liên ngân hàng hầu như là các khoản trong ngắn hạn giữa ngân hàng này với ngân hàng kia. Lãi suất chiết khấu thì liên quan đến ngân hàng nhà nước khi ngân hàng này áp dụng với các loại tài sản vô hình ngắn hạn như thương phiếu, hay một số giấy tờ khác.
3. Cập nhật mức lãi ngân hàng cho vay mới nhất 10/2021
Lãi ngân hàng để cho vay thì có lãi tín chấp và thế chấp. Trong tháng 10 này, lãi vay tín chấp ngân hàng Sacombank đang ưu đãi nhất với mức lãi suất chỉ là 9.5%, tiếp theo sau đó có Vietinbank 9.6%/năm, Vietcombank cũng chỉ từ 10.5% đến 14.5% một năm. Lãi suất vay tín chấp cao hơn hẳn có ngân hàng Maritime Bank với mức lãi suất trên 23%/năm. Còn về mức lãi vay thế chấp, thấp nhất có OCB với 5.9% đến 7.2%. Một số ngân hàng xấp xỉ nhau như là TPBank, BIDV, VP Bank. Cao hơn một chút có ACB và VIB với mức lãi suất cho vay thế chấp rơi vào mức 7.5% đến 9%. VPBank hiện nay đang triển khai việc marketing, giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ vay vốn rất mạnh.
4. Covid 19 có ảnh hưởng như thế nào tới lãi ngân hàng?
Tình hình dịch bệnh Covid 19 bùng phát từ năm 2019 và kéo dài tới nay. Từ tháng 4 năm 2021, Covid ở thời kỳ lên cao cực độ ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh doanh nói riêng và tất cả các hoạt động của con người nói chung. Dịch bệnh tràn lan dẫn tới lockdown, giãn cách, đóng cửa ngân hàng, nhiều doanh nghiệp phá sản. Hàng triệu người thất nghiệp, bị nhiễm bệnh hoặc chết vì Corona. Điều đó dẫn tới nhiều hệ lụy không thể lường trước được. Việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn. Nhiều công ty phá sản, nhiều người trốn nợ. Người vay vốn thất nghiệp hoặc tình hình kinh doanh không tốt dẫn đến không trả nợ được. Điều đó làm cho lãi ngân hàng vay tăng lên. Đồng thời lãi suất gửi ngân hàng giảm xuống.
Thực trạng
Do tình hình dịch bệnh kéo dài dẫn nhiều ảnh hưởng xấu nên tới tháng 7 năm 2021 nhiều ngân hàng đã phải cơ cấu lại thời gian trả nợ đối với những người vay vốn. Hạ mức lãi suất vay và tăng mức lãi ngân hàng gửi để thúc đẩy tình hình kinh doanh dần đi vào hoạt động bình thường mới. Ngân hàng nhà nước cũng ban hành các chính sách, gói hỗ trợ vay ưu đãi cho doanh nghiệp, cá nhân. Điều này tạo thuận lợi rất nhiều cho người vay vốn.
Lời kết
Việc tìm hiểu về lãi ngân hàng, lãi suất vay, gửi và các hoạt động liên quan đến tiền bạc, vốn, tài chính là thực sự cần thiết đối với mỗi người trong thời đại mới này. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích và hữu dụng.