Sàn giao dịch chứng khoán là một cơ sở rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Thật khó có thể nghĩ một ngày, nền kinh tế thế giới thiếu sàn giao dịch được. Vậy thì chúng ta cùng quay ngược về quá khứ, tìm hiểu lịch sử sàn giao dịch và các chức năng của nó nhé.
1. Sàn giao dịch chứng khoán (Stock Exchange – SE) là gì?
Sàn giao dịch chứng khoán (Stock Exchange – SE) là một tổ chức, một nền tảng hoặc một cơ sở. Tại đây các nhà môi giới chứng khoán và nhà giao dịch có thể tương tác và thực hiện các giao dịch bằng cách mua và bán cổ phiếu, trái phiếu, hoặc công cụ tài chính.
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hoạt động của thị trường chứng khoán, từ những người mua cổ phiếu cá nhân đến cả những nhà đầu tư, ngân hàng, công ty bảo hiểm và tập đoàn thương mại lớn. Người tham gia có thể ở bất cứ đâu trên thế giới mà không có bất kỳ hạn chế nào.
2. Chức năng của các sàn chứng khoán
Sàn giao dịch chứng khoán là một phần quan trọng của thế giới tài chính và kinh doanh hiện đại. Một số chức năng quan trọng của sàn có thể kể đến như:
2.1. Nơi mua – bán chứng khoán
Một trong những chức năng chính của sở giao dịch chứng khoán là cung cấp môi trường cho nhu cầu mua và bán chứng khoán của các nhà giao dịch với nhau. Nó trở nên hữu dụng và được nhiều người dùng vì tính nhanh chóng, liên tục và bảo mật tốt. Nó cũng có thể hoạt động như một đơn vị độc lập để bán các chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
2.2. Công cụ tích lũy vốn
Một trong số các chức năng quan trọng khác của sàn chứng khoán là thúc đẩy toàn bộ quá trình tích lũy và hình thành vốn càng nhiều càng tốt. Nó tạo ra hoặc khắc sâu thói quen tiết kiệm, đầu tư và chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư. Sở giao dịch chứng khoán nhằm mục đích chuyển đổi các khoản tiết kiệm quý giá của họ thành lợi nhuận như một phương tiện để đầu tư an toàn và sinh lời. Nó cũng đóng vai trò như một công cụ để hình thành vốn.
2.3. Cập nhật thông tin
Truyền đạt thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư tiềm năng và nhà đầu tư hiện tại là một chức năng căn bản của sàn giao dịch. Bạn có thể dễ dàng xem các thông tin như vậy trên trang web của sàn, trên các bài đăng quảng cáo nhiều tờ báo, tạp chí kinh doanh và nói trên các kênh truyền hình về đầu tư, tài chính khác nhau. Việc làm này nhằm làm cho các nhà nhận thức được các khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán có tiềm năng đến như thế nào, và nó đang có những biến động gì liên quan.
2.4. An toàn, bảo mật
Đây là chức năng ưu tiên hàng đầu của sở giao dịch chứng khoán nhằm cung cấp một phương thức an toàn và bảo mật để các nhà giao dịch có thể tiến hành các hoạt động liên quan. Các giao dịch trên thị trường chứng khoán được thực hiện theo các quy tắc và quy định rõ ràng. Cơ quan có thẩm quyền của sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm kiểm tra nhân viên của mình, vì thế, các hành vi giả mạo liên quan sẽ bị xử lý nhanh chóng.
Bên cạnh đó còn là sự an toàn khi bạn chọn đầu tư vào các loại chứng khoán trên sàn. Vì trong một sàn giao dịch chứng khoán, các công ty được niêm yết phải tuân thủ các quy tắc và quy định đã được xác định rõ ràng. Trước khi phát hành chứng khoán, họ phải nộp các tài liệu khác nhau, cung cấp tất cả thông tin liên quan về dòng tiền, tình trạng kinh doanh, tiềm năng sinh lời,… Việc cung cấp các tài liệu đóng vai trò như một công cụ để giám sát bất kỳ hoạt động quan trọng nào mà tổ chức đang có kế hoạch thực hiện trong tương lai. Các quy tắc và quy định này được sàn thực hiện để đảm bảo sự an toàn của các khoản đầu tư và quỹ.
2.5. Cho phép gọi vốn cho các dự án kinh doanh mới
Để một doanh nghiệp có thể hoạt động, nó cần có vốn, và vốn có thể được kêu gọi thông quá các sàn giao dịch chứng khoán. Các sàn hoạt động như một nền tảng chính để doanh nghiệp mới huy động vốn đáp ứng nhu cầu tài chính của họ.
Sàn giao dịch không chỉ giúp các cá nhân, doanh nghiệp huy động vốn cho các nhu cầu tài chính của họ, mà còn có chức năng như một nền tảng để chính phủ huy động tiền cho các dự án phát triển và mở rộng của mình.
3. Lịch sử ra đời của sàn chứng khoán
3.1. Nợ thời Trung cổ
Các khoản nợ đã tồn tại từ thời Trung cổ, có khoản rủi ro thấp, nhưng cũng có những khoản nợ có rủi ro cap. Nếu một người cho vay muốn loại bỏ những khoản nợ có rủi ro cao này, thì nhiệm vụ của họ là phải tìm được một đơn vị nào đó để xử lý nó, và điều này đòi hỏi phải có thị trường nợ. Những người đầu tiên chính thức hóa ý tưởng này là các triều thần ở Pháp vào những năm 1100. Họ thay mặt ngân hàng quản lý và điều tiết các khoản nợ của các nông trại.
Tuy nhiên, ý tưởng về một thị trường mở cho các khoản nợ đã không thực sự thành công, cho đến khi nó được các thương gia và chủ ngân hàng giàu có ở Venice thực hiện vào những năm 1300. Giống như tất cả các chính phủ, họ sẽ vay tiền và phát hành chứng khoán. Người Venice bắt đầu mua những chứng khoán này và sau đó giao dịch chúng. Ý tưởng này rất nhanh chóng được các chủ ngân hàng ở các thành phố lân cận như Pisa, Verona, Genoa và Florence đón nhận.
3.2. Sàn giao dịch đầu tiên (không có cổ phiếu)
Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng sàn giao dịch đầu tiên thực sự tồn tại trước cổ phiếu. Nó nằm ở Antwerp, Bỉ, và là một địa điểm giao dịch từ năm 1531. Các thương nhân sẽ tụ tập để trao đổi các khoản nợ và chứng khoán từ các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân. Bởi vì đây đều là các khoản nợ, nên nó giống như thị trường trái phiếu hiện đại hơn là thị trường có cổ phiếu.
3.3. Sở giao dịch lâu đời nhất hiện nay
Sở giao dịch chứng khoán London được thành lập vào năm 1773 và Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia mở cửa vào năm 1790 là hai sàn lâu đời nhất hiện nay. Tuy nhiên, sàn giao dịch London đã bị cản trở bởi các hạn chế về cổ phần, và sàn NYSE, được thành lập vào năm 1792, đã nhanh chóng vượt qua sở giao dịch Philadelphia và trở thành sàn giao dịch nổi tiếng nhất hiện nay.
Các sàn giao dịch chứng khoán bắt đầu mọc lên trên khắp thế giới. Tại nước ta, các sàn chứng khoán Việt Nam nổi tiếng có thể kể đến là sàn HOSE tại Hồ Chí Minh, sàn HNX tại Hà Nội, sàn Upcom, OTC, hay Vnstockgame,…
Tuy nhiên. NYSE vẫn là sàn dẫn đầu thế giới và vẫn có giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn các sàn giao dịch Tokyo, London và NASDAQ cộng lại.
4. Kết
Trao đổi chứng khoán là điều cần thiết đối với bất kỳ nền kinh tế nào trong thời hiện đại. Nó đóng vai trò là cơ quan chính trong sự tăng trưởng và hoạt động của nền kinh tế bằng cách thu hút các khoản đầu tư cho các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu đến các bạn sàn giao dịch chứng khoán là gì ở phần 1, tầm quan trọng như thế nào của sàn giao dịch ở phần 2, và lịch sử hình thành của sàn trong phần 3. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã nắm rõ vì sao, sàn chứng khoán không thể thiếu trong thời hiện nay rồi.