Không chỉ các doanh nhân mà các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế hoặc những người đang hoạt động trong vực tài chính chắc hẳn cũng nghe tới thuật ngữ Quyền rút vốn đặc biệt một vài lần. Vậy quyền rút vốn đặc biệt là gì và có ý nghĩa như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu.
1. Khái niệm quyền rút vốn đặc biệt
Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights – viết tắt là SDRs) là đơn vị tiền tệ được quy ước bởi các nước thành viên của IMF – quỹ tiền tệ quốc tế. Đây cũng là tài sản bằng tiền mà họ nắm giữ trong dự trữ tài chính quốc tế được đặt ra vào năm 1969 dựa theo đề xuất của 10 nước thành viên câu lạc bộ Paris lúc bấy giờ. Thực ra bản chất SDRs không phải là vật thể hữu hình giống như các loại tiền pháp định cụ thể như USD hay EUR hay Yên nhật … mà nó chỉ là tài sản dưới dạng quy đổi. SDRs được hạch toán vào một tài khoản đặc biệt được IMF quản lý và chỉ tồn tại dưới dạng các khoản mục của quy trình kế toán mà thôi.
Lịch sử ra đời của SDRs
Sau khi được đặt ra vào năm 1969, SDRs lúc này đã là tài sản hữu hình mang tính chất quốc tế nhằm mục đích bổ sung vào quỹ dự trữ chung cho các nước thành viên. Ở thời điểm này đang tồn tại Hiệp ước Bretton Woods có sự ảnh hưởng chung đến tỷ giá hối đoái cố định. Do đó, để có thể giữ cho tỷ giá hối đoái không biến chuyển xấu thì các nước thành viên của câu lạc bộ Paris cần thiết đảm bảo mức dự trữ các loại tiền tệ mạnh cũng như vàng phù hợp. Tuy nhiên, nguồn cung không đảm bảo do nhiều yếu tố kinh tế, thị trường và thương mại quốc tế nên SDRs đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại. Mức đóng góp vào quỹ sẽ tùy vào tình hình kinh tế quốc gia hiện tại.
Chức năng cụ thể của SDRs
SDRs có chức năng vô cùng quan trọng với các nước thành viên, thế giới không chỉ thời điểm 1969 mà còn cả bây giờ.
- Là dạng tài sản quy đổi thay thế cho nguồn cung lớn không thể đáp ứng được của các tài sản đóng góp của mỗi nước thành viên.
- Góp phần duy trì tỷ giá hối đoái được giữ ở mức ổn định, không có nhiều biến chuyển xấu ảnh hưởng đến kinh tế của các nước.
- Bên cạnh đó, số tài sản đóng góp của mỗi nước thành viên vào quỹ còn được quỹ sử dụng vào những mục đích có ý nghĩa quan trọng như viện trợ khẩn cấp cho các nước thành viên đang gặp nguy cơ và rủi ro tài chính cao. Điều này cũng đóng góp vô cùng to lớn trong vấn đề ổn định lượng cung cầu về tiền tệ.
2. Quyền rút vốn đặc biệt bao gồm những thành phần nào?
Những ngoại tệ được tự do sử dụng là yếu tố cơ bản cấu thành nên SDRs. Các quốc gia thành viên có được chúng thông qua quá trình chuyển đổi từ SDRs. Những ngoại tệ đó để có thể được đưa vào rổ tiền tệ chung thì phải trải qua quy trình xác định những tiêu chí đánh giá được ban hành và quản lý bởi ủy ban điều hành của quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Trước đây, ngoại tệ được đưa vào SDRs chỉ gồm có 4 loại tiền là USD của Hoa Kỳ, Yên của Nhật, đồng EUR của EU và bảng Anh. Nhưng đến cuối tháng 11 năm 2015, IMF quyết định đồng ý duyệt Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền chung và có hiệu lực kể từ đầu tháng 10 năm 2016.
Các yếu tố được xem xét để phê duyệt một loại tiền tệ vào rổ tiền chung SDRs
Một ngoại tệ sẽ được phép gia nhập vào rổ tiền chung SDRs nếu đáp ứng được các yếu tố sau:
- Trong vòng 5 năm, sản lượng hàng hóa xuất khẩu của quốc gia phát hành loại tiền tệ đó phải cao nhất. Tiêu chí này đã có từ năm 1970 nhằm mục đích để đồng tiền nàyđược sử dụng rộng rãi trong khắp khu vực và cũng như có giá trị, sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu trong tương lai.
- Ngoại tệ này phải là ngoại tệ được tự do sử dụng tức là trong giao dịch, thanh toán quốc tế, đồng tiền này không có nhiều giới hạn cũng như có thể được mua bán tự do trên thị trường toàn cầu. Tiêu chí này được IMF bổ sung vào năm 2000.
- Bên cạnh đó, IMF cũng sẽ xem xét thêm các tiêu chí phụ khác.
3. Quyền rút vốn đặc biệt được sử dụng như thế nào?
Ủy ban điều hành IMF có những cách phân bổ sử dụng SDRs như sau:
- Giải quyết nhu cầu và vấn đề tín dụng của các nước thành viên hiệp ước là ưu tiên sử dụng hàng đầu của SDRs.
- SDRs cũng được phân bổ sử dụng trong vấn đề cán cân thương mại quốc tế.
- Tùy từng tình huống khi giải ngân mà SDRs sẽ được quy đổi sang loại tiền pháp định cụ thể nào.
- Bên cạnh đó, SDRs cũng có vai trò nhất định trong các công ước, thỏa thuận quốc tế trong các vấn đề về giao thông, viễn thông, bưu chính của các nước thành viên.
Vấn đề phân bổ rổ tiền tệ SDRs sẽ được họp bàn và tính toán lại 5 năm một lần. Tuy nhiên, SDRs chỉ thay đổi phân bổ 2 lần.
Chi tiết 2 lần phân bổ rổ tiền tệ SDRs của IMF
Mặc dù theo kế hoạch thì ủy ban điều hành IMF sẽ họp bàn để phân bổ rổ tiền tệ SDRs cho những mục đích nào cứ 5 năm một lần. Tuy nhiên, từ khi thành lập từ 1969 đến nay, SDRs chỉ mới điều chỉnh phân bổ quỹ 2 lần mà thôi.
Lần đầu tiên sửa đổi là giai đoạn năm 1970-1972. Ở giai đoạn này, tổng số vốn quỹ phân bổ lên tới gần 9.3 tỷ đô la Mỹ. Giai đoạn phân bổ thứ hai rơi vào 1979-1981, sau giai đoạn này, tổng số tiền phân bổ đã lên tới trên 21 tỷ USD. Ngày nay, vai trò tài sản dự trữ bổ sung của SDRs hầu như không còn giá trị quan trọng như các giai đoạn trước bởi đây là thời kỳ tỷ giá hối đoái thả nổi. SDRs nay chỉ như đơn vị tính.
4. Một số giai đoạn trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện SDRs
- Từ khi được khai sinh ra vào năm 1969 cho tới năm 1974, giá trị của SDRs được xác định theo đồng đô la Mỹ. Và vào lúc này thì đồng đô la Mỹ phụ thuộc vào giá trị của vàng.
- Sau khi cơ chế cố định của tỷ giá hối đoái sụp đổ năm 1973 cho tới nay SDRs đã thay đổi, phụ thuộc vào các điều kiện trong tài chính, thương mại quốc tế.
- Các loại tiền tệ cấu thành SDRs đều có tầm ảnh hưởng nhất định tới thương mại quốc tế. Đến tháng 4/2007, tỷ giá 1 SDR tương đương với 1.135 EUR và bằng 1.51 USD.
- IMF sử dụng tỷ giá hối đoái rất linh hoạt. Hiện nay IMF đang sử dụng tỷ giá được công bố chính thức trên thị trường ngoại hối London để tính toán giá trị của SDRs.
Lời kết
SDRs có một tầm quan trọng nhất định tới tài chính của mỗi quốc gia thành viên nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Mặc dù hiện tại, không thời kỳ tỷ giá hối đoái thả nổi như hiện nay, vai trò của SDRs không còn được quá đề cao như những năm đầu thành lập của thế kỷ 20. Tuy nhiên nó vẫn giữ vị trí quan trọng ảnh hưởng tới nhiều yếu tố chung toàn cầu. Mong rằng bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích sau khi tham khảo bài viết về SDRs – quyền rút vốn đặc biệt là gì cùng những thông tin liên quan đến SDRs.