PLM hay quản lý vòng đời sản phẩm là một công cụ quan trọng cho các nhà quản lý sản phẩm hay chủ doanh nghiệp. Có đến 80% đến 95% các lần ra mắt sản phẩm mới không thành công, vì thế, bạn cần phải nắm chắc việc quản lý sản phẩm PLM để giảm thiểu thất bại.
1. PLM là gì?
PLM (Product Lifecycle Management) hay Quản lý vòng đời (chu kỳ) sản phẩm là một thuật ngữ dùng trong doanh nghiệp. PLM chỉ khuôn khổ quản lý sản phẩm toàn diện mà các công ty sử dụng để quản lý một sản phẩm thông qua các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm đó.
PLM bao gồm tất cả các khía cạnh của một sản phẩm bao gồm quản lý, lập kế hoạch, thiết kế, sản xuất, tiếp thị, nguồn lực và con người cũng như các phần mềm quản lý đi kèm với từng khía cạnh này. Các tổ chức khác nhau sẽ có PLM không giống nhau. Ngoài ra, ngày nay một số công ty phần mềm đã cung cấp các sản phẩm và giải pháp phần mềm PLM, giúp người quản lý sản phẩm ra quyết định tốt hơn cho các quy trình như định giá, tiếp thị…
2. Lịch sử PLM
PLM bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980 như một nỗ lực của Tập đoàn Ô tô Mỹ (AMC) nhằm cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn là Ford và General Motors – những doanh nghiệp có doanh thu và ngân sách lớn hơn.
Những người quản lý tại AMC đã thực hiện PLM thông qua các cách tiếp cận sau:
- Tập trung nỗ lực R&D của công ty vào việc nâng cao tuổi thọ của các sản phẩm bán chạy nhất hiện có, đang trong giai đoạn trưởng thành của vòng đời.
- Đã sử dụng thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) để tăng tốc các nỗ lực thiết kế và phát triển sản phẩm.
- Lưu trữ tập trung tất cả dữ liệu và thiết kế sản phẩm trong hệ thống phần mềm PLM, cho phép quản lý phiên bản và giải quyết xung đột nhanh hơn
Có thể bạn đang nghĩ tất cả những điều này thật không có gì mới lạ cả, và suy nghĩ này của bạn chỉ đúng – nhưng chỉ trong thời ngày nay thôi. Vào năm 1985, tất cả những thay đổi PLM này là một cuộc cách mạng. Kết quả của tất cả những nỗ lực PLM này là rất tốt cho AMC. Họ đã tung ra các biến thể mới của Jeep, tạo ra một phân khúc thị trường mới cho các loại xe gọi là xe thể thao đa dụng (SUV), và cuối cùng đã được Chrysler mua lại. Chrysler là người đã sử dụng những kỹ thuật mới này để giảm cơ cấu chi phí phát triển xuống còn 50% so với đối thủ. Và bạn phải biết rằng giảm chi phí xuống 50% là một ý tưởng thật sự khó tin.
3. Các giai đoạn PLM
Trọng tâm của PLM nằm ở chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm bắt đầu khi sản phẩm được tung ra thị trường, và kết thúc khi sản phẩm đó hết tuổi thọ và được rút ra khỏi thị trường.
Bằng cách nghiên cứu vòng đời sản phẩm, các nhà quản lý PLM có thể cải thiện cơ hội thành công trong trò chơi quản lý sản phẩm. PLM bao gồm 4 giai đoạn:
- Giới thiệu
- Tăng trưởng
- Trưởng thành
- Suy giảm
Có một số biến thể của PLM bao gồm 5 hoặc thậm chí 6 giai đoạn, nhưng chúng ta sẽ thảo luận về PLM gốc.
3.1. PLM giai đoạn 1: Giới thiệu
Giai đoạn giới thiệu của PLM bắt đầu bằng việc tung ra sản phẩm thực tế. Giới thiệu sản phẩm là một công việc chuyên môn cao, tốn kém và thường không ai tính đến lợi nhuận ở giai đoạn này. Thay vào đó, trọng tâm là quảng cáo, bán hàng và phân phối.
Giai đoạn PLM này giống như khi máy bay cất cánh: cất cánh là một trong những phần rủi ro nhất của du lịch hàng không, chỉ đứng sau hạ cánh. Tương tự, việc được ra mắt trong PLM là rất quan trọng đối với sự thành công của một sản phẩm mới.
Những người mua sản phẩm mới đầu tiên thường là những người chấp nhận sớm sản phẩm này. Họ thường sẵn sàng sửa chữa một số sai sót nếu các chức năng cơ bản của sản phẩm không đáp ứng tốt.
3.2. PLM Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Một khi một sản phẩm đã được đưa vào thị trường thành công và tồn tại được, nó sẽ đến giai đoạn tăng trưởng PLM. Đây là một tin tốt cho bạn vì nó có nghĩa là mọi người muốn có sản phẩm và sẵn sàng trả tiền cho nó.
Trọng tâm trong giai đoạn tăng trưởng PLM là nhanh chóng có được khách hàng mới và tăng thị phần càng nhanh càng tốt. Người dùng hiện tại có thể quảng cáo sản phẩm của bạn, và hình thức truyền miệng này là các quảng bá tốt nhất mà bạn nên tận dụng.
Thách thức chính trong giai đoạn PLM này là sắp xếp chiến lược tiếp thị, giá cả, tính năng mới, tăng công suất và phân phối sao cho không gặp trục trặc trong việc thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, nếu quá thận trọng thì các đối thủ có thể giành mất thị phần trong giai đoạn PLM này.
3.3. PLM giai đoạn 3: Trưởng thành
Sự bắt đầu của giai đoạn trưởng thành trong PLM được đánh dấu bằng sự giảm tốc độ tăng trưởng. Giai đoạn này thường là giai đoạn dài nhất đối với hầu hết các sản phẩm thành công, và nhiều sản phẩm mà bạn hiện đang sử dụng có nhiều khả năng đang ở giai đoạn trưởng thành.
Trong giai đoạn trưởng thành PLM, chiến lược tiếp thị sản phẩm cần tập trung vào sự khác biệt hóa với các sản phẩm cạnh tranh. Sản phẩm dẫn đầu thị trường có thể đạt lợi nhuận tối đa ở giai đoạn này, còn các sản phẩm số 2 hoặc số 3 thường bị giảm lợi nhuận do giảm giá và cạnh tranh.
Một nhà quản lý sản phẩm PLM thông minh sẽ tìm ra cách để giới thiệu các biến thể sản phẩm vào cuối giai đoạn trưởng thành để tăng độ dài của giai đoạn trưởng thành. Một thách thức lớn với chiến lược biến thể là ăn thịt đồng loại – biến thể mới có thể ăn vào doanh số của biến thể hiện có.
Thường thì không có cách nào để giải quyết vấn đề này, nhưng một chiến lược tiếp thị thông minh, với sự khác biệt hóa phù hợp nhằm giải quyết các phân khúc thị trường khác nhau, hoặc thị trường mới có thể giúp giảm hoặc thậm chí loại bỏ hành vi ăn thịt đồng loại trong giai đoạn PLM này.
3.4. PLM giai đoạn 4: Suy giảm
Tất cả các sản phẩm chắc chắn sẽ đến giai đoạn suy giảm của PLM. Một sản phẩm dẫn đầu thị trường có thể tồn tại lâu hơn những sản phẩm khác, nhưng nó cũng sẽ bị suy giảm. Có nhiều lý do khiến sản phẩm giảm giá, bao gồm:
- Những thay đổi trong công nghệ.
- Sự đổi mới sản phẩm đến từ khắp nơi trên thế giới.
- Thay đổi thói quen và thái độ của các thế hệ người tiêu dùng mới.
- Lên kế hoạch cho sự lỗi thời để đảm bảo rằng khách hàng mua các mẫu mới hơn để thay thế.
Sự bắt đầu của giai đoạn suy giảm PLM được đánh dấu bằng việc giảm doanh số bán hàng. Thường không có cách nào để thay đổi vận mệnh suy giảm này của sản phẩm, mà không làm thay đổi đáng kể các tính năng hoặc phân khúc thị trường của nó. Để đối phó với sự sụt giảm trong PLM, các công ty thường cung cấp nhiều sản phẩm trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm, để đảm bảo rằng doanh thu không giảm.
4. Kết
PLM là một phần cần thiết trong bộ công cụ của người quản lý sản phẩm vì chúng giúp tạo ra một trật tự rõ ràng của chu kỳ sống sản phẩm trong sự hỗn loạn của thị trường. Nếu bạn biết được sản phẩm mình đang ở đâu, cần gì để nổi bật hơn đối thủ, cần có chiến lược tiếp thị nào ở từng giai đoạn,… thì PLM là công cụ bạn không thể bỏ qua. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin về PLM và áp dụng PLM vào thực tế.