Phương pháp dự báo theo đường xu hướng là gì? Những nhà giao dịch có thể dùng nó để làm gì trong thị trường Forex? Tổng quan về đường xu hướng như khái niệm, phân loại, chức năng,… của nó sẽ được chúng tôi bật mí cho bạn qua bài viết sau.
1. Phương pháp dự báo theo đường xu hướng là gì?
Phương pháp dự báo theo đường xu hướng là một trong những cách căn bản nhất mà các nhà giao dịch Forex tin dùng. Đây là phương pháp biểu diễn các biến động giá của tài sản thành dạng đồ họa. Qua đó giúp nhà giao dịch ra quyết định mua, bán hoặc đưa ra lệnh dừng.
Các tài sản trong thị trường Forex có thể là các cặp tiền tệ, các chỉ số, năng lượng, cổ phiếu,…
Đường xu hướng trong Forex là một công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản nhất nhưng có giá trị nhất hiện có. Mọi người đều sử dụng nó. Nó là cơ sở cho tất cả các phân tích kỹ thuật khác. Sự đơn giản và rõ ràng là những gì làm cho nó trở thành một tiêu chuẩn được nhiều trader tin dùng, nên bạn có thể thấy nó trên hầu hết các biểu đồ trong Forex của các trader.
2. Phân loại
Phương pháp dự báo này được bắt nguồn từ Lý thuyết Dow cho rằng: giá thị trường luôn chỉ ra một “xu hướng” sau khi đã bỏ qua một số yếu tố tác động như môi trường, chính trị. Do đó, đường xu hướng trong Forex đã nghiên cứu hành vi giá dựa trên giả định này. Biến động giá thể hiện 3 xu hướng khác nhau, đó là xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đảo chiều.
2.1. Xu hướng tăng
Đường xu hướng tăng có thể được vẽ bằng cách nối liền hai mức giá thấp nhất liên tiếp, và nó có thể được xác nhận là xu hướng giá nếu nhiều hơn hai mức thấp nhất liên tiếp có thể được nối liền với nhau bằng một đường thẳng. Nói một cách đơn giản, đường xu hướng tăng sẽ luôn được vẽ bên dưới các mô hình hình học trên biểu đồ giao dịch (như hình nến thường được dùng nhất).
2.2. Xu hướng giảm
Tương tự, một đường xu hướng giảm có thể được vẽ bằng cách nối tiếp giáp hai và nhiều mức giá cao nhất liên tiếp. Ở đây, đường xu hướng giảm sẽ được vẽ phía trên các mô hình hình học.
Lưu ý là trên một biểu đồ giao dịch, khi bạn thấy một đường xu hướng mới phá vỡ đường cũ, thì lúc này giá đang có sắp hình thành một hướng mới. Nó thường chỉ ra một sự đảo ngược xu hướng.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý trong một số trường hợp nhất định, giá thị trường có xu hướng đi ngang chứ không lên cũng không xuống. Tức là khi giá có xu hướng không tăng cũng không giảm mạnh, dẫn đến hình thành các mô hình hình học được phân bổ trên một đường xu hướng nằm ngang.
3. Mức hỗ trợ và kháng cự trong đường xu hướng
Trong trường hợp xu hướng giá tăng, đường xu hướng sẽ chỉ ra một lực hỗ trợ do nhu cầu tăng lên trong lúc giá cả cũng tăng. Mỗi điểm giá đi lên liên tiếp của đường xu hướng đóng vai trò như một hỗ trợ cho đến khi đường xu hướng bị phá vỡ, đó là lúc giá thị trường trở thành mức kháng cự. Ngay thời điểm đường xu hướng cho thấy xu hướng giảm dần, nó thúc đẩy các nhà giao dịch bán ra ồ ạt, và khi nguồn cung tài sản ngày càng tăng thì sẽ khiến thị trường giảm giá.
Nhìn chung thì phương pháp dự báo theo đường xu hướng hỗ trợ các nhà giao dịch một cách rõ ràng trong việc quyết định, định thời gian và thực hiện giao dịch của họ. Đồng thời nó giúp giảm thiểu rủi ro nếu biểu đồ được hiển thị đúng và bạn đọc, dự đoán xu hướng chính xác.
Một nhà giao dịch lý tưởng có thể sinh lời nếu mua tài sản tại điểm giá giảm trong xu hướng tăng. Và ngược lại, tức là bán khi giá chạm vào đường xu hướng giảm trong một xu hướng giảm. Phân tích đường xu hướng cũng là công cụ để các trader xác định và lập kế hoạch các điểm vào hoặc ra trong một giao dịch cụ thể.
Tuy nhiên, phân tích đường xu hướng phụ thuộc vào các khung thời gian mà bạn chọn. Ví dụ khung 15 phút sẽ khác khung 1 giờ hay 1 giây. Biểu đồ giá trong ngày cũng có xu hướng giá khác với biểu đồ biến động giá hàng tuần. Chính vì thế, các nhà giao dịch cần phải có khả năng đồng hóa các xu hướng chuyển động giá ngay lập tức, liên kết tốt giữa khung thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có thể đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
Phân tích đường xu hướng đã trở thành một kỹ năng cơ bản, vô cùng cần thiết trong phân tích kỹ thuật của thị trường Forex. Tuy nhiên, các nhà giao dịch về lâu dài sẽ có kinh nghiệm, và họ sẽ dần dần trau dồi bản thân để có thể thực hiện phân tích đường xu hướng theo bản năng trong tâm trí của họ, bằng cách chỉ nhìn vào mô hình hình học chứ không cần vẽ đường xu hướng.
4. Biên độ giao dịch
Đường xu hướng Forex không chỉ là một đường thẳng trên biểu đồ. Nếu nhà giao dịch Forex lấy các điểm dưới cùng của các điểm giá và vẽ một đường xu hướng, sau đó lấy các điểm trên cùng của các điểm giá và vẽ một đường, biểu đồ ngay lập tức cung cấp cho bạn một biên độ giao dịch (hay phạm vi biến động giá) trong giao dịch. Lúc này, bạn có một biểu đồ với cả mức hỗ trợ và mức kháng cự, giúp bạn nhìn được tổng quan được vị trí nên cắt lỗ.
Khi các điểm giá bắt đầu thoát ra khỏi một phạm vi giao dịch cụ thể, nó có thể tạo ra các xu hướng mới. Ngưỡng kháng cự trở thành hỗ trợ (nếu thị trường đi lên) hoặc hỗ trợ trở thành ngưỡng kháng cự (nếu thị trường đi xuống).
5. Đường xu hướng giao nhau
Chúng ta vừa tìm hiểu biên độ giao dịch trong Forex, và bạn nên biết rằng các biên độ này không phải lúc nào cũng chạy trên các đường song song. Thông thường, các đường sẽ thu hẹp và cắt nhau. Do đó, khi điều này xảy ra có khả năng xảy ra đột phá giá và đảo chiều. Tại điểm giao nhau, bạn cần phải theo dõi chặt chẽ thị trường Forex, bởi vì nó sắp tạo ra một đường hỗ trợ hoặc kháng cự mới.
6. Kết
Tóm lại, đường xu hướng là một cách vô cùng có ích để các nhà đầu tư có một cái nhìn tổng quát, “vĩ mô” về xu hướng chung của một tài sản, trong một khoảng thời gian, trên sàn giao dịch Forex. Có thể nói là tương đối đơn giản để vẽ cũng như diễn giải các đường xu hướng này, dù bạn là một nhà giao dịch mới hay là một chuyên gia trade lâu năm.
Việc sử dụng đường xu hướng sẽ hỗ trợ cho các nhà giao dịch khi nó tạo ra các mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch, cũng như xác định cho bạn điểm giá bạn muốn vào và ra của thị trường.
Nhìn chung đây là một công cụ phân tích kỹ thuật căn bản và quan trọng. Chính vì thế các sàn giao dịch Forex đều cung cấp tính năng vẽ đường xu hướng trên các biểu đồ cho bạn. Bạn không cần phải quá lo lắng không biết sàn nào hỗ trợ tính năng này hay không. Hãy cứ tự tin đăng ký thử một sàn giao dịch mà bạn yêu thích, sau đó trải nghiệm và dùng phương pháp dự báo theo đường xu hướng mà sàn cung cấp để vẽ, và dựa vào bài chia sẻ này của chúng tôi để xem đâu là mức kháng cự, đâu là biên độ giao dịch,… nhé. Mọi thứ chỉ là lý thuyết nếu bạn không thực hành, chúc bạn nhanh chóng nắm bắt cách dùng đường xu hướng trong Forex.