Phân tích biểu đồ nến là một dạng phân tích kỹ thuật mà trader nào cũng phải biết. Bên cạnh các chỉ báo kỹ thuật, một cách tiếp cận hiệu quả khác để phân tích biến động giá là biểu đồ hình nến. Nếu bạn đang tò mò về cách phân tích biểu đồ này, hãy tìm hiểu sau đây.
1. Phân tích biểu đồ nến là gì?
Như bạn có thể đã biết, có nhiều cách để phân tích và dự đoán xu hướng giá tài sản, như thông qua các chỉ báo đường trung bình động SMA, dải Bollinger,… Tuy nhiên trong đó, để có thể hiển thị giá lịch sử của tài sản, có thể là cặp ngoại hối, cổ phiếu công ty hoặc tiền điện tử,… một cách rõ ràng nhất, chúng ta cần dùng biểu đồ. Có ba loại biểu đồ phổ biến nhất trong thế giới giao dịch tài chính là biểu đồ đường, biểu đồ thanh và biểu đồ hình nến. Hầu hết các nhà giao dịch thích dùng biểu đồ nến hơn cả vì nó có thể cung cấp đầy đủ các thành phần quan trọng của một biến động giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Biểu đồ nến là một dạng biểu đồ hiển thị biến động giá lịch sử của tài sản theo thời gian. Mỗi hình nến đại diện cho một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào khung thời gian bạn chọn. Nếu bạn thiết lập biểu đồ D1, mỗi thanh nến sẽ biểu thị biến động giá một ngày.
Phân tích biểu đồ nến là việc dựa vào các mô hình nến trong biểu đồ để phân tích lịch sự giá trong quá khứ, cũng như dùng nó để dự đoán tương lai. Phân tích biểu đồ có thể kết hợp thêm các chỉ báo khác để các dự đoán của bạn chính xác hơn.
2. Phân tích thành phần
Một nhà kinh doanh gạo người Nhật Bản đã đặt ra khái niệm biểu đồ nến này. Dưới đây là một số thành phần quan trọng của nến, giúp biểu đồ nến trở thành biểu đồ đơn giản nhưng đầy đủ và trực quan mà các nhà giao dịch tin dùng.
Phần thân: Phần thân nến đại diện cho giá mở và đóng của tài sản. Vị trí mở và đóng cửa phụ thuộc vào việc hình thành thân nến dài hay ngắn, và cũng thể hiện được giá tăng hay giảm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp tăng giá, giá đóng cửa sẽ cao hơn giá mở cửa và ngược lại.
Bóng nến: Ở mỗi hai thân nến thường có hai cái gọi là bóng nến hoặc bấc nên. Bóng nến đại diện cho giá trị cao nhất và thấp nhất của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, bóng trên tượng trưng cho giá đỉnh và bóng dưới tượng trưng cho giá thấp nhất trong thời gian đó. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy cây nến không có bóng đổ (như nến marubozu không có cả bóng trên và dưới). Nó xảy ra là vì khi mức cao nhất hoặc / và mức thấp trùng với giá mở hoặc đóng cửa.
Màu sắc: Màu sắc của phần thân thể hiện hướng di chuyển của giá. Thông thường, phần thân màu xanh lá cây (hoặc trắng) thể hiện sự tăng giá, và nếu phần thân nến màu đỏ (hoặc màu đen) chỉ sự giảm giá.
3. Phân tích biểu đồ nến qua các mẫu hình thường gặp
Mặc dù có rất nhiều mẫu hình nến, nhưng chúng tôi sẽ liệt kê những mẫu hình nến phổ biến và có độ chính xác cao. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:
3.1. Mẫu Hammer (nến hình búa)
Nến Hammer gồm một thân ngắn phía trên và cái bóng dưới dài hơn nhiều thân. Theo quy luật, bạn sẽ thường thấy cây nến này ở dưới cùng của một xu hướng giảm. Mẫu hình này cho thấy có thể giá đang sắp tăng trở lại. Mặc dù bạn có thể thấy cả mẫu nến búa xanh và đỏ, nhưng theo các phân tích biểu đồ nến trước đây, các cây nến búa xanh thường chỉ ra xu hướng tăng mạnh hơn nến búa đỏ.
Ngoài ra, có một mẫu nến búa ngược lại với nến búa thuận mà bạn nên chú ý. Chiếc búa nghịch đảo tương tự như hình búa thuận, nhưng nó có bóng trên dài hơn nhiều trong khi thân và bóng phía dưới rất ngắn. Mô hình cho thấy có thể thị trường giá sắp đảo chiều, giá tài sản sắp giảm.
3.2. Sao mai và sao hôm
Mô hình sao mai phức tạp hơn các mẫu nến đơn vì nó bao gồm ba cây nến: một màu đỏ dài và theo sau là một cây nến thân ngắn và một màu xanh lá cây dài. Mô hình sao mai cho thấy áp lực bán của giai đoạn đầu tiên đang giảm dần và một thị trường tăng giá đang hình thành.
Một mô hình cũng thể hiện có thể có một sự đảo chiều thị trường (giảm giá). Mô hình này là phiên bản nghịch đảo của sao mai – mô hình sao hôm. Nó bao gồm một cây nến xanh dài, một cây nến thân ngắn ở giữa một cây nến đỏ lớn.
3.3. Mô hình Hanging Man
Hanging Man giống hệt mô hình cái búa, chỉ có điều nó nghịch đảo lại. Nó được hình thành bởi một thân nến xanh hoặc đỏ với thân ngắn và bóng dưới dài. Hanging Man cho thấy một sự bán tháo đáng kể trong một khoảng thời gian nhất định và nó thường xuất hiện khi kết thúc một xu hướng tăng.
3.4. Mẫu hình nến sao băng
Nến sao băng là mẫu nến đối lập với một nến búa ngược. Nó là một cây nến đỏ với thân ngắn và bóng trên dài. Nói chung, nến này thể hiện rằng thị trường sẽ tăng lên mức đỉnh trước khi giảm xuống và đóng cửa ngay dưới mức mở cửa.
4. Ưu và nhược điểm
4.1. Ưu điểm của việc phân tích nến
- Chúng có thể tùy chỉnh vô hạn: Một mô hình nến có thể dùng để biểu thị cho bất kỳ khoảng thời gian nào, của bất kỳ tài sản nào mà bạn muốn. Hạn chế duy nhất của việc tùy chỉnh là nguồn cấp dữ liệu, sàn của bạn có cho phép bạn chọn khung thời gian đó hay không,…
- Rất nhiều thông tin: Bởi vì những cây nến này có thể hiển thị cả mức giá cao, mức thấp nhất, giá mở và đóng cửa của một khung thời gian nhất định, cho nên đây là một trong những dạng biểu đồ thuần túy, chính xác nhất, đơn giản và đầy đủ, trực quan.
- Dễ hiểu: Biểu đồ hình nến rất đẹp mắt về mặt thẩm mỹ khi bạn nhìn lên màn hình. Và với màu sắc cũng như các đường viền có thể tùy chỉnh trên hầu hết các nền tảng hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tự tùy chỉnh màu theo sở thích của mình.\
4.2. Nhược điểm
- Quá nhiều thông tin: Không phải tất cả các chiến lược giao dịch của mọi người đều giống nhau. Đối với một số chiến lược, lợi thế có thể nằm ở việc loại bỏ các thông tin gây nhiễu không cần thiết khác (như giá cao nhất, giá thấp nhất,…) và chỉ tập trung vào một hoặc hai điều trên biểu đồ. Do đó, các thanh nến với nhiều thông tin có thể sẽ làm lộn xộn cho biểu đồ trong trường hợp này
- Biến động không xác định: Một nhà giao dịch không biết mức giá tiếp theo là gì, mức thấp hay mức cao hơn. Bạn phải chọn xuống khung thời gian thấp hơn để xem điều gì đang xảy ra và góp phần hình thành nên thanh nến tiếp theo. Ví dụ như 5 cây nến ở khung 1 phút sẽ hình thành nên 1 cây nến ở khung 5 phút. Và các phân tích biểu đồ nến trên cũng mang tính chất thống kê, giá thị trường không phải lúc nào cũng đảo chiều khi bạn thấy một mô hình sao mai, hay thấy cây nến búa.
5. Kết
Bạn cần kết hợp việc phân tích biểu đồ nến với các chỉ báo khác để có thể có nhiều bằng chứng hơn nhằm xác định đúng xu hướng tiếp theo của thị trường. Nhìn chung, biểu đồ nến là một biểu đồ vô cùng hữu ích, tuy nhiên không có gì là chắc chắn cả. Bạn hãy tập phân tích biểu đồ thông qua trải nghiệm thực tế, và cẩn thận hết mức nhé.