OGSM là gì mà nhiều tổ chức tin dùng đến vậy? Các tổ chức thành công không chỉ có những ý tưởng, hay mà còn phải có khả năng thực hiện chúng. Và OGSM giúp chúng ta biến những hoạch định chiến lược thành các hoạt động cụ thể, có thể đo lường được rõ ràng.
1. OGSM là gì?
OGSM là một công cụ lập kế hoạch chiến lược đơn giản nhưng lại được coi là mạnh nhất để liên kết chiến lược với thực thi. Cái hay của nó là sắp xếp được cách tổ chức và thứ tự ưu tiên các mục tiêu của công ty thành một kế hoạch rõ ràng, có thể thực hiện được.
Khung OGSM (là viết tắt của objective, goal, strategie và measure) cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp một tầm nhìn trực tiếp đến các mục tiêu và chiến lược kinh doanh tổng thể. Nói đơn giản thì nó đưa giúp chúng ta một ý tưởng phức tạp như chiến lược chuyển thành các từ và con số thực tế, trực quan và đơn giản.
Khung OGSM được viết tắt từ objective (mục tiêu), goal (mục đích), strategie (chiến lược) và measure (Thước đo) với:
- Mục tiêu OGSM: Tổ chức đang đi đến đâu. (Diễn tả bằng từ ngữ)
- Mục đích OGSM: Những gì tổ chức phải đạt được về mặt tài chính. (Diễn tả bằng con số)
- Chiến lược OGSM: Tổ chức ưu tiên các lựa chọn chiến lược như thế nào. (Diễn tả bằng từ ngữ)
- Thước đo OGSM: Tổ chức đo lường thành công như thế nào. (Diễn tả bằng con số)
Chúng ta sẽ cùng làm rõ bốn yếu tố của khung OGSM trong phần tiếp theo.
2. Các thành phần của OGSM
2.1. Mục tiêu (Objective) trong OGSM
Đầu tiên chúng ta đến với O (Objective) – Mục tiêu trong OGSM được diễn tả bằng từ ngữ, chỉ ra rằng thành công sẽ như thế nào đối với tương lai của tổ chức. Về cơ bản, nó là một tuyên bố định hướng trả lời câu hỏi “Chúng ta sẽ phát triển được đến đâu?”.
Tuy nhiên có một điều bạn cần lưu ý là không giống như tuyên bố về tầm nhìn, giá trị hoặc sứ mệnh, tuyên bố mục tiêu trong OGSM của doanh nghiệp chỉ tập trung mô tả hoạt động kinh doanh. OGSM giúp tạo ra một cái nhìn tổng quan về vị trí mà doanh nghiệp dự định đi đến trong vòng 3 – 5 năm tới. Tuyên bố mục tiêu phải mang tính tham vọng. Ví dụ như các tuyên bố về vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp, thị phần, khu vực địa lý hoạt động hoặc mức hiệu suất mong muốn.
2.2. Mục đích (Goal)
Tiếp theo chúng ta đến với G trong OGSM là viết tắt của Goals. Các mục đích này về cơ bản là những con số tài chính cụ thể nhằm xác định thành trong tương lai của tổ chức. Nói tóm lại, mục tiêu trong OGSM là một bản tuyên bố, còn mục đích là việc biến mục tiêu thành các chỉ số và trả lời câu hỏi “Chúng ta phải đạt được những gì về mặt tài chính?”
Ví dụ, các tổ chức có thể xác định khoảng từ 3 đến 6 mục đích trong OGSM, bao gồm các thành phần chính của báo cáo thu nhập như doanh thu, lợi nhuận gộp, chi phí và EBIT, ngoài ra, thị phần đôi khi cũng là một mục đích.
Hãy nhớ rằng, mục đích cũng như mục tiêu trong OGSM vậy, hãy làm cho chúng có tính vọng nhưng phải thực tế, có thể đạt được chứ không quá viển vông. Các mục đích chính đo lường việc tổ chức có đạt được mục tiêu hay không. Cùng với các thước đo (sẽ giới thiệu phía dưới), mục đích sẽ cung cấp cho tổ chức một phương tiện có thể định lượng được, để thúc đẩy các nỗ lực thực hiện chiến lược, đo lường mức độ thành công và điều chỉnh chiến lược OGSM khi cần thiết.
2.3. Chiến lược (Strategie) trong OGSM
Thứ ba chúng ta sẽ nói về S – Chiến lược là những lựa chọn phác thảo “cái gì” và “làm thế nào” mà một tổ chức sẽ đạt được mục tiêu và mục đích của mình. Nó trả lời câu hỏi “Chúng ta sẽ ưu tiên công việc của mình như thế nào?” Do đó, các chiến lược này là kim chỉ nam để hướng dẫn mọi quyết định, hành động và nguồn lực của tổ chức đi đến đích.
Thường sẽ có ba chiến lược OGSM như sau: chiến lược tăng trưởng (khách hàng hoặc đổi mới), chiến lược năng suất (sản xuất hoặc chất lượng) và chiến lược con người (quản lý nhân tài hoặc văn hóa). Tổ chức chọn chiến lược nào trong mỗi chiến lược trên đều có sự khác biệt, nó giúp đưa tổ chức từ vị trí hiện tại đến vị trí cần thiết trong tương lai. Nói chung thì bạn có thể chọn ít nhất một, và không quá sáu chiến lược cho mỗi khum OGSM. Hãy nhớ rằng, đừng quên mục tiêu và mục đích – mỗi chiến lược OGSM bạn chọn phải trực tiếp đóng góp vào sự thành công của công ty hướng về mục tiêu, mục đích.
Các sáng kiến của nhân viên cũng rất cần thiết để hỗ trợ từng chiến lược. Vì thế bạn nên huy động mọi người đề ra những sáng kiến, vì khi thực thi thì công việc cần được chia nhỏ ra cho nhiều bộ phận, và để họ làm tốt được nhiệm vụ nhỏ đó, thì họ cần biết tổng quan chiến lược chính trong OGSM và nghĩ mình có góp phần trong đó.
2.4. Thước đo (Measure)
Cuối cùng, chúng ta đến với M – Thước đo trong OGSM là những con số định lượng theo dõi tiến độ của các chiến lược. Chúng cũng là cơ chế giúp chúng ta trả lời câu hỏi “Làm thế nào để chúng ta đo lường thành công?”
3. Lịch sử OGSM
Khung OGSM lần đầu tiên được sử dụng bởi các tập đoàn lớn ở Nhật Bản vào những năm 1950. Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của nó vẫn chưa được biết đến chính xác. Các học giả tin rằng OGSM được phát triển sau Thế chiến thứ hai trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng.
OGSM cũng được cho là có nguồn gốc từ Quản lý chất lượng toàn diện (TQM). TQM là một cách tiếp cận để giúp thành công trong kinh doanh lâu dài, trong đó, TQM tập trung vào sự hài lòng của khách hàng.
Sau khi khái niệm OGSM này đến Mỹ, Procter & Gamble (P&G) đã hiện đại hóa OGSM. Sau đó, Giám đốc điều hành của P&G A.G. Lafley đã sử dụng OGSM để điều chỉnh tổ chức toàn cầu của họ. Phiên bản OGSM của họ là cơ sở cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng.
Nói chung, OGSM là một tài liệu chiến lược tóm gọn lại trong một trang, được sử dụng để vạch ra các mục tiêu và chiến lược kinh doanh một cách rõ ràng. OGSM cũng kết nối các chiến lược và mục tiêu với các hành động, kế hoạch và biện pháp thực tế của tổ chức để đạt được thành công lâu dài.
4. OGSM dành cho ai?
Các nghiên cứu báo cáo chỉ ra rằng thực tế có đến 9 trong số 10 công ty không thực hiện thành công các chiến lược của họ. OGSM giúp thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi một cách hiệu quả, khiến nó trở thành công cụ lý tưởng để gắn kết lãnh đạo và phân tầng công việc trong toàn tổ chức.
Kết quả là, OGSM đã được tại hàng trăm tổ chức lớn nhỏ, từ các đơn vị kinh doanh cá thể đến các tổ chức toàn cầu và trong một loạt các ngành từ sản phẩm tiêu dùng đến sản xuất công nghiệp. Cho nên chúng tôi có thể nói OGSM là một công cụ dùng cho tất cả các doanh nghiệp từ khởi nghiệp cho đến tập đoàn lớn, những tổ chức muốn phát triển lâu dài thì càng phải áp dụng.
5. Kết
Nhìn vào những tổ chức xung quanh, chúng ta tự nhiên nhận thấy rất nhiều công ty “làm việc quá mức”. Họ có chiến lược tốt, họ vẫn làm rất chăm chỉ, nhưng tiếc là kết quả đem lại không đáp ứng được mục tiêu họ đề ra. Vì sao lại như vậy? Có lẽ phần lớn là do họ không có một công cụ lập kế hoạch tốt giúp gắn kết hành động với mục tiêu chặt chẽ.
Trong số rất nhiều công cụ lập kế hoạch, có một công cụ được thiết kế để giúp bạn gắn hành động với mục tiêu, giúp biến tầm nhìn của bạn thành kết quả hữu hình. Và chúng tôi đã giới thiệu đến bạn công cụ mang tên OGSM. Hy vọng qua bài này bạn đã biết OGSM là gì,các thành phần, lịch sử của OGSM và trả lời câu hỏi nó dành cho ai.