MBI là gì? MBI là một trong những cách để mua lại một công ty đang trì trệ mà bạn nhìn thấy một lối thoát đem lại lợi nhuận cao hơn cho nó. Lúc này bạn cần bỏ tiền ra để mua lại công ty, nếu bạn là người ngoài, thì quy trình này gọi là MBI.
1. MBI là gì?
MBI (Management Buy-in) là việc một công ty được mua lại bởi bên quản lý từ bên ngoài công ty. Các nhà đầu tư bên ngoài này mua lại bởi vì họ cảm thấy rằng công ty đang hoạt động kém hiệu quả, và nó có thể tạo ra lợi nhuận hơn nếu thay đổi trong chiến lược kinh doanh.
Sau khi MBI, phía người mua có thể thay thế ban giám đốc hiện tại của công ty bằng đại diện giám đốc của họ. Đôi khi có xảy ra những sự cạnh tranh giữa bên muốn mua lại công ty và người trong công ty. Nhưng nhìn chung, các nhóm quản lý trong công ty cũ này được hường sẽ được dẫn dắt bởi các nhà quản lý có kinh nghiệm ở cấp giám đốc của bên tiếp quản. Sau khi đã tìm hiểu rõ khái niệm của MBI rồi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình của nó.
2. Quy trình MBI
MBI nhìn chung là một chiến thuật mua lại công ty, quá trình này diễn ra như sau:
2.1. Nghiên cứu
Trước hết người mua cần thu thập tất cả thông tin về công ty mà họ muốn MBI. Nó bao gồm thực hiện phân tích thị trường của công ty mục tiêu (là người mua, người bán, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, sản phẩm và dịch vụ, khách hàng, phạm vi kinh doanh, vốn hóa thị trường,…)
Người muốn MBI cũng cần biết về số lượng người mua muốn khác để đề ra được những chiến thuật nhằm mua được công ty mục tiêu với nguồn lực phù hợp. Dựa trên những thông tin đó, người mua có thể đưa ra quyết định chính xác về việc mua lại công ty ở mức giá nào, có nên mua hay không, và nên đàm phán ra sao trong quá trình MBI.
2.2. Đàm phán trong MBI
Dựa trên phân tích từ bước đầu tiên, người mua bắt đầu đã ước tính được một số tiền nhất định để trả cho chủ sở hữu của công ty mục tiêu. Sau đó, cả hai bên bắt đầu đi đến đàm phán để mua lại công ty. Nếu công ty mục tiêu cảm thấy rằng mức giá đưa ra không công bằng hoặc không hợp lý, họ có thể từ chối lời đề nghị đó. Sau đó hai bên có thể thương lượng lại giá cả. Cuối cùng, cả hai bên sẽ cùng đồng ý ở một mức giá nào đó.
Sau khi cả hai bên mua và bán đã đồng ý về một mức giá cụ thể, giao dịch MBI sẽ được tiếp tục diễn ra ở các bước tiếp theo. Ngoài ra, bạn lưu ý là sẽ có nhiều thủ tục và giấy tờ khác nhau sẽ có trong giai đoạn này của MBI tùy thuộc vào quy định pháp luật mỗi quốc gia.
2.3. Liên hợp
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình MBI này. Sau khi giao dịch được thực hiện, người mua chính thức trở thành chủ sở hữu và quản lý công ty. Họ có thể thực hiện tất cả những thay đổi mà họ nghĩ rằng cần thiết trong công ty như chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm,… Bây giờ họ có thể đề cử người đại diện của mình làm hội đồng quản trị của công ty.
3. Ưu và nhược điểm MBI
3.1. Ưu điểm của MBI
- Trong nhiều trường hợp, người mua có thể mua lại được các công ty được định giá thấp trong MBI. Giá trị của công ty đó có thể được khai thác đúng đắn và được bán lại với giá cao hơn rất nhiều sau đó.
- Nếu các chủ sở hữu hiện tại của một công ty không thể quản lý công ty, thì MBI là một tình huống đôi bên cùng có lợi cho cả người mua và người bán.
- Đội ngũ quản lý mới sau MBI có thể có kiến thức, vòng quan hệ hệ, kinh nghiệm,… tốt hơn so với đội ngũ cũ. Điều này thực sự có thể giúp công ty phát triển và tối đa hóa tài sản của cổ đông.
- Các nhân viên hiện tại có thể tăng thêm động lực vì những thay đổi mới trong ban quản lý hướng công ty về phía tích cực hơ sau quá trình MBI.
3.2. Nhược điểm MBI
- Đội ngũ quản lý mới cũng có thể không mang lại sự phát triển đáng mong đợi trong công ty.
- Có khả năng là ngay cả sau khi thay đổi ban quản lý, các công ty vẫn không thể thành công khiến cho người mua mất chi phí.
- Các nhân viên hiện tại của công ty có thể cảm thấy mất tinh thần do đổi bộ phận quản lý cấp cao sau quá trình MBI.
- Người mua trong quá trình MBI có thể phải trả nhiều hơn mức thực tế nếu họ ước tính giá trị của công ty không chính xác.
4. MBI và MBO
Thực ra còn có một hình thức mua lại công ty khác ngoài MBI, đó là MBO. Và phần lớn thì các công ty MBO nhiều hơn là MBI. Vậy, sự khác biệt giữa MBO và MBI là gì?
Không giống MBI, MBO xảy ra khi nhóm quản lý hiện tại của một công ty mua phần lớn cổ phần từ các cổ đông của công ty để có được quyền kiểm soát. Đội ngũ quản lý này thường mua tất cả cổ phần trong công ty từ các cổ đông của họ, nhưng chỉ yêu cầu nắm quyền kiểm soát một phần lớn cổ phần. Lợi ích chính của việc thực hiện MBO hơn so với MBI là do ban lãnh đạo đã có kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp, nên với tư cách là chủ sở hữu, họ có thể nhanh chóng thực hiện những thay đổi về tổ chức mà họ đã lên kế hoạch trước nhiều năm, để đẩy nhanh sự phát triển của công ty. Các khách hàng và đối tác hiện tại cũng sẽ yên tâm về các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp vì việc quản lý vẫn như cũ.
Còn MBI như đã nói là việc một nhóm từ bên ngoài công ty mua cổ phần kiểm soát trong công ty và thay thế ban quản lý hiện có trong quá trình MBI này. MBI tương tự như MBO theo nghĩa là ban lãnh đạo giành được phần lớn quyền sở hữu công ty từ các cổ đông trước đó. Sự khác biệt giữa chúng là MBO liên quan đến việc nhóm quản lý hiện tại của công ty mua quyền kiểm soát trong công ty, còn MBI liên quan đến nhóm quản lý bên ngoài có quyền kiểm soát và thay thế ban quản lý hiện tại.
Tuy nhiên nhìn chung, dù là MBO hay MBI đi chăng nữa thì khi việc mua lại này xảy ra, nó cho thấy một dấu hiệu tích cực rằng công ty này vẫn còn có khả năng phát triển. Bởi vì chủ sở hữu mới và những người quản lý mới có vẻ nhìn được tiềm năng và họ tích cực hơn trong việc theo dõi và thúc đẩy sự phát triển của công ty theo hướng nhìn mới của mình. Do đó, chúng ta có thể phân loại MBO và MBI như một yếu tố kích hoạt tăng trưởng hơn là một sự kiện rút lui.
5. Kết
Một cuộc MBI thành công cần phải có nhiều thẩm định, đánh giá thị trường và công ty mục tiêu chính xác. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ cần phải chuẩn bị mọi thứ cho hoạt động kinh doanh của công ty sau khi tiến hành MBI thành công.
Lựa chọn đội ngũ phù hợp để đảm nhận việc quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp trong tương lai cũng là một bước quan trọng khác để chuẩn bị sẵn sàng cho một MBI. Tiếp đó, bạn nên tiến hành xem xét các điều khoản kinh doanh, môi trường, nhân sự, bảo vệ dữ liệu, văn hóa công ty,… cũng như các chính sách và hợp đồng khác của công ty cũ và cập nhật chúng để không gây ra sốc văn hóa cho các nhân viên cũ khi chuyển đổi ban lãnh đạo sau quá trình MBI.
MBI có thể mất rất nhiều thời gian để thực hiện đầy đủ, và vì vậy điều quan trọng là bạn cần lên một kế hoạch chỉn chu cụ thể phòng hờ mọi bất trắc. Chúng tôi hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ MBI là gì và các thông tin xung quanh nó.