Theo góc nhìn một người kinh doanh chắc hẳn các bạn phải thường xuyên cập nhật các xu hướng mới, trong đó có marketplace. Vậy marketplace là gì và những đặc điểm của mô hình kinh doanh mới này là gì? Mời các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu thông tin thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Marketplace là gì?
Marketplace là một thuật ngữ mới trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, hay nó còn được gọi với một cái tên thân mật là sàn thương mại điện tử. Marketplace được xem như một ngôi chợ online nhằm giúp kết nối giữa những người có đồ muốn bán và những người muốn mua một cách trực tuyến.
Nếu đào sâu về bản chất của vấn đề thì bạn sẽ thấy một marketplace sẽ có nhiều điểm tương đồng với một ngôi chợ mà trước đây con người chúng ta vẫn thường hay trao đổi, mua bán hàng hóa tại đó. Chỉ khác là thay vì diễn ra ở những địa điểm ngoài đời thực thì marketplace lại được tái diễn lại trên môi trường điện tử (trên môi trường không gian ảo nằm ngoài không gian đa chiều của internet).
Trên các marketplace ấy, người dùng cũng có thể tự thực hiện theo các chức năng của một phiên chợ truyền thống như là có thể lựa chọn để đặt chỗ cho một gian hàng có vị trí đẹp trên marketplace để bán, thực hiện các hoạt động truyền thông quảng bá sản phẩm của mình đến với thị trường khả dụng và khách hàng mục tiêu, thực hiện các hoạt động giao dịch trao đổi mua bán hàng hóa và nhiều nhiều hơn nữa các chức năng ở trên marketplace.
Nói tóm lại khái niệm marketplace là gì đã không xa lạ gì khác ngoài là một phiên chợ trực tuyến, nơi cả những người có hàng hóa muốn bán và những người có nhu cầu muốn mua cùng truyên cập lên đó để thực hiện các hoạt động giao dịch trao đổi mua bán hàng hóa.
Hiện nay nếu là một người dùng internet thường xuyên lên mạng với thời lượng trên 180 phút 1 ngày thì các bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hình thức marketplace nổi tiếng hiện nay như là các sàn thương mại điện tử lớn của thế giới và ngay tại Việt Nam như: Ebay, Amazon, Rakuten, Yahoo! Auction, Mercari, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Carousell, …
Ngoài ra thì trong thời đại công nghệ ngày một phát triển như hiện nay thì hình thức marketplace không chỉ được xây dựng một cách hiệu quả trên các trang web bán hàng mà nó còn được khéo léo lồng ghép như một chức năng mở rộng của các trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay như Facebook, Instagram, Zalo, … và cả ở các ứng dụng trên thiết bị di động.
Ví dụ chức năng marketplace trên mạng xã hội Facebook:
Đây được ví von như một chiếc chợ phiên thu nhỏ trên nền tảng internet nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng. Để có thể sử dụng được chức năng này thì việc tiếp cận cũng rất là đơn giản. Thậm chí nếu bạn không phải là một người rành công nghệ thì cũng vẫn có thể tìm hiểu cách sử dụng nó một cách rất dễ dàng.
Bạn chỉ cần có một tài khoản Facebook để đăng nhập vào. Sau đó nhìn trên các bảng điều hướng menu navigation để tìm mục Marketplace. Click vào và bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm bạn muốn mua như thông thường ở các trang thương mại điện tử khác hoặc là bạn cũng có thể đăng bán chính các món đồ của mình bằng một vài thao tác đơn giản sau khi đã điền đầy đủ những thông tin sản phẩm dựa trên format có sẵn của nền tảng đơn giản thuận tiện và dễ hiểu này.
Ví dụ chức năng marketplace trên mạng xã hội Zalo của VIệt Nam được phát triển bởi tập đoàn công nghệ hàng đầu nước ta hiện nay là tập đoàn VNG:
Đây là một hình thức khác của marketplace khi nó cho phép các doanh nghiệp kinh doanh có quy mô từ nhỏ, vừa cho đến lớn và rất lớn có thể lên trên mạng xã hội này để đăng ký một gian hàng ảo trên Zalo và tham gia mua bán kinh doanh trên marketplace của mạng xã hội lớn nhất của người Việt này.
2. Các loại marketplace phổ biến nhất hiện nay
2.1. Marketplace dựa vào khách hàng
2.1.1. C2C marketplace
Đây là một mô hình kinh doanh marketplace cơ bản nhất trong các loại cơ bản. Tại hình thức này những người có hàng muốn bán sẽ dựa trên những nền tảng marketplace này để tiếp cận được một cách dễ dàng đến với những người có nhu cầu cần mua. Điểm đặc biệt của hình thức C2C marketplace này chính là ai ai cũng cũng có thể trở thành một nhà cung cấp bởi họ được tạo điều kiện có sẵn với những kênh bán hàng có thị trường lớn sẵn có, không cần phải chi quá nhiều cho các chi phí cửa hàng cũng như là chạy quảng cáo, làm marketing.
2.1.2. B2C marketplace
Đây là một mô hình kinh doanh marketplace cơ bản nhất trong các loại cơ bản. Tại hình thức này những doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức nào có hàng muốn bán sẽ dựa trên những nền tảng marketplace này để tiếp cận được một cách dễ dàng đến với những người có nhu cầu cần mua. Điểm đặc biệt của hình thức B2B marketplace này chính là những loại sản phẩm thuộc dạng này sẽ được ưu tiên trưng bày tại những mục bán hàng chính hãng ở trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng nhất hiện nay như là mục mall của Shopee hoặc là mục mall của Lazada hay là mục mall của Tiki.
Người tiêu dùng hay còn gọi là các khách hàng khi đến với những danh mục của B2B marketplace này có thể hoàn toàn yên tâm về độ uy tín cũng như là tính chính hãng của sản phẩm vì nó đã được các doanh nghiệp phân phối đảm bảo và chứng minh thông qua các loại giấy tờ chứng từ nguồn gốc xuất xứ.
2.2. Marketplace dựa vào loại hình sản phẩm
2.2.1. Marketplace dọc
Để có thể hiểu một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì hình thức marketplace dọc này có nghĩa là nhiều nhà cung cấp khác nhau đều cùng quy tụ lại tại một marketplace này để cung cấp 1 loại hình dịch vụ hoặc sản phẩm cố định đồng nhất giống nhau.
2.2.2. Marketplace ngang
Để có thể hiểu một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì hình thức marketplace ngang này có nghĩa là tại đây sẽ quy tụ nhiều loại hình dịch vụ hoặc sản phẩm tuy nhìn sơ qua có vẻ là đa dạng phong phú nhưng để ý kỹ sẽ thấy chúng đều nằm chung một danh mục ngành hàng nhất định. Chẳng hạn như cùng nhóm ngành du lịch, thực phẩm, y tế hoặc thời trang, … hay thậm chí là cả giao nhận vận chuyển.
2.2.3. Marketplace hỗn hợp
Để có thể hiểu một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì hình thức marketplace hỗn hợp này chính là tổng hợp của tất cả các loại marketplace khác lại với nhau (đó là dạng phiên chợ online dọc và dạng phiên chợ online ngang). Với đặc điểm đó là nó bao gồm tổng hợp tất cả các loại sản phẩm có được từ hai hình thức marketplace trên, giúp cho người tiêu dùng có được nhiều lựa chọn khác nhau phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân hơn.
3. Lời kết
Trên đây là một số thông tin quan trọng có thể bạn cần biết khi trong quá trình vừa mới tìm hiểu về các loại marketplace hiện nay trên thị trường thương mại điện tử. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về các thông tin thị trường, mời các bạn hãy tiếp tục chờ đợi và đón đọc những bài viết chia sẻ tiếp theo trong cùng lĩnh vực. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã luôn ủng hộ các bài viết trên trang của chúng tôi.