Nếu là một nhà giao dịch, nhà đầu tư trong thị trường tài chính, chắc chắn bạn cần phải biết được về thuật ngữ market trend. Tuy nhiên có thể bạn vẫn chưa hiểu rõ về xu hướng thị trường. Vì vậy mời các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về nó qua bài viết dưới đây nhé.
1. Market trend là gì?
Market trend trong tiếng Anh khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là xu hướng thị trường, chỉ báo này thể hiện thị hiếu của thị trường ở thời điểm hiện tại đang di chuyển như thế nào khi được xét trong một khoảng thời gian được cố định cụ thể theo những mốc khung thời gian khác nhau.
Khi ứng dụng trong phân tích để giao dịch trong thị trường tài chính, market trend được chia thành 3 loại bao gồm có là market trend trường kỳ khi được xét trong các khung thời gian có độ dài lâu, market trend chính khi được xét trong các khung thời gian có độ dài trung hạn, market trend phụ khi được xét trong các khung thời gian có độ dài ngắn.
Để xác định được market trend, thông thường các nhà giao dịch trong thị trường tài chính sẽ áp dụng các kỹ thuật trong bộ môn phân tích kỹ thuật. Tương ứng với mỗi một loại khung thời gian bất kỳ sẽ cho thấy được một xu hướng đặc trưng của thị trường khác nhau. Từ các xu hướng đó mà các nhà giao dịch này có thể đưa ra được các phỏng đoán về giá trong bảng điện tử, xác định được tương đối một cách chính xác các vùng hỗ trợ, vùng kháng cự, và một số các chỉ báo có liên quan khác nữa, …
Để thể hiện được market trend ở thời điểm hiện tại là đang có lực tăng lên hay là giảm xuống, thị trường dùng 2 thuật ngữ đó là thị trường bò (ý chỉ xu hướng thị trường đang tăng lên) và thị trường gấu (ý chỉ xu hướng thị trường đang giảm xuống). Hai thuật ngữ ẩn dụ để thể hiện market trend này có thể được ứng cho cho toàn bộ các thị trường giao dịch tài chính từ chứng khoán, forex, bất động sản, cryptocurrency (hay còn gọi là tiền điện tử, tiền mã hóa hoặc tiền ảo tùy theo cách gọi của mỗi người), thị trường future, hàng hóa, … chứ không riêng cho một thị trường nào cả.
2. Các dạng xu hướng cốt lõi của market trend
2.1. Xu hướng tăng (thị trường bò)
Khi thị trường đang có một niềm tin mạnh mẽ lên một đối tượng đầu tư nhất định rằng nó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, tạo nên lợi nhuận lớn thì khi đó sẽ được gọi là thị trường bò. Đối với thị trường chứng khoán thì thị trường bò sẽ tương ứng với một giai đoạn khi mà toàn bộ nền kinh tế đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn có dấu hiệu rõ rệt của sự phục hồi.
Ví dụ trong suốt khoảng thời gian từ tháng 04/2003 cho đến mãi tận gần 5 năm sau là tới tháng 01/2008, chỉ số Sendex của sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng của Ấn Độ là sàn Bombay đã tăng phi mã vượt bậc. Khởi đầu chỉ với 2900 điểm nhưng đến khi hết giai đoạn của market trend thuộc thị trường bò thì chỉ số này đã cán mốc 21000 điểm.
Trong lịch sử của chứng khoán Mỹ cũng như tai nhiều nền kinh tế khác trên thế giới cũng đã từng chứng kiến các giai đoạn thị trường bò tương tự như ở 3 giai đoạn là từ năm 1925 đến năm 1929, từ năm 1953 đến năm 1957 và từ năm 1993 đến năm 1997.
Ngay sau khi các giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của market trend này vừa kết thúc một cách bất chợt thì thị trường lại chuyển hẳn sang một xu hướng giảm, hay còn gọi là một cuộc đại khủng hoảng, giai đoạn kết thúc của xu hướng tăng đôi khi còn được mệnh danh là một sự hạ cánh mềm trước khi chuyển mình thành thị trường gấu. Điển hình là các cuộc suy thoái kinh tế thế giới trong giai đoạn 2 năm từ năm 1960 đến năm 1961 và cuộc khủng hoảng của bong bóng dot com cuối thế kỉ 20 đầu thế kỷ 21 (năm 2000 và 2001).
2.2. Xu hướng giảm (thị trường gấu)
Khi thị trường đang mất dần đi niềm tin về một đối tượng đầu tư nhất định rằng nó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai mà thay vào đó là nỗi bi quan và lo lắng về tình hình ảm đạm của thị trường.thì khi đó sẽ được gọi là thị trường gấu với sự suy giảm đồng loạt của các chỉ số thể hiện qua market trend.
Định như một số định nghĩa của các chuyên gia về kinh tế và tài chính thì chưa có một định nghĩa nhất định rằng khi nào thị được gọi là thị trường gấu. Tuy vậy có thể xác định được xu hướng market trend này bằng cách quan sát và đo lường theo kinh nghiệm như sau: Nếu giá trị của chỉ số giảm từ 20% cho đến những con số tỉ lệ phần trăm cao hơn một cách nhanh chóng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn (thông thường các nhà đầu tư sẽ chọn xem xét trong vòng 2 tháng) thì xu hướng giảm được xác định.
Ví dụ trong lịch sử thị trường chứng khoán phố Wall vào giai đoạn sau năm 1929 khoảng 89% vốn hóa thị trường bỗng chốc bốc hơi. Kéo theo sau là cả một cuộc đại suy thoái điển hình cho thị trường gấu. Mãi tới sau nay khi dần dần hồi phục được gần 50% tổn thất của cuộc đại suy thoái này thì một lần nữa market trend có xu hướng giảm lại quay trở lại làm biến mất thêm 1 nửa vốn hóa thị trường và giai đoạn 6 năm kéo dài từ 1937 tới mãi năm 1942.
Vào các giai đoạn khủng hoảng năng lượng thời điểm 1970 và cuộc khủng hoảng việc làm thời điểm 1980 cũng chứng kiến một kiểu hình của market trend là thị trường gấu trong các năm từ năm 1973 đến năm 1982. Một ví dụ về thị trường gấu ở thời điểm gần nhất với hiện tại là cuộc khủng hoảng tài chính có quy mô ảnh hưởng trên toàn cầu vào năm 2007 và kéo dài trong suốt 3 năm tới 2009 mới kết thúc.
3. Xu hướng thị trường phụ
Market trend phụ thông thường nó chỉ là những biến động trong thời gian ngắn hạn và có sự biến động giá tương ứng với xu hướng chính được xác định. Thông thời khoảng thời gian của một xu hướng thị trường phụ chỉ kéo dài từ vài tuần hoặc cao nhất là vài tháng.
Trong xu hướng thị trường phụ này còn có một khái niệm khác gọi là điều chỉnh thị trường với một chuỗi các xu hướng nhỏ lẻ hơn cấu thành nên. Thông thường trong các cuộc điều chỉnh thị trường này chỉ có những biến động giá (đa số là giảm) từ 5% cho đến 20% là nhiều. Khác với xu hướng thị trường gấu thì các cuộc điều chỉnh thị trường này cũng có sự đi xuống của các chỉ số nhưng là có biên độ nhỏ chưa đủ để kết luật thành một thị trường gấu.
Ngoài các cuộc điều chỉnh này thì còn có một kiểu hình khác của xu hướng thị trường phụ gọi là các cuộc hồi phục non nớt hoặc là trả lại con mèo chết (theo thuật ngữ chuyên ngành thường dùng thì được gọi là hồi phục thị trường gấu nhiều hơn). Biểu hiện của xu hướng phụ này chính là các chỉ số sẽ tăng khoảng 10% cho đến 20% là nhiều, đủ để không quay đầu trở lại thành thì trường bò, mà sau đó sẽ tiếp tục xu hướng của thị trường gấu.
Ngoài các xu hướng này ra còn có 1 kiểu khác gọi là market trend trường kỳ.
4. Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về market trend. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã luôn theo dõi các bài viết và ủng hộ trang web của chúng tôi.