Ngành marketing hiện đang là một ngành cực hot hiện nay, thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ năng động. Ở các công ty, doanh nghiệp thì marketing cũng được coi là phòng ban thiết yếu, thậm chí là có quyền hạn rất cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Chính vì vậy mà marketer – những người làm marketing buộc phải thực sự rất giỏi để đem lại những nguồn lợi nhuận vượt trội cho doanh nghiệp. Hôm nay, website sẽ giải thích sâu về market share để các marketer hiểu rõ hơn và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.
1. Market share là gì
Market share là thị phần, tỉ lệ phần trăm thị trường mà công ty đã chiếm được. Hoặc cũng có thể hiểu là tỷ lệ phân chia của các doanh nghiệp trong một lĩnh vực nào đó. Thị phần càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang làm rất tốt, thành công hơn hẳn so với các đối thủ xếp dưới.
Tuy nhiên, market share không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá liệu doanh nghiệp đó có đang dẫn đầu trong lĩnh vực đó hay không, nhưng nó cũng là thứ đáng để xem xét trong việc đánh giá 1 doanh nghiệp nào đó. Bởi giữa market share và sự ảnh hưởng của doanh nghiệp trong thị trường thường đi đôi với nhau, tức là thị phần càng lớn thì tầm ảnh hưởng của họ cũng càng cao.
Những lợi ích rõ ràng nhất của việc nắm được market share cao chính là tối ưu hóa được doanh số. Càng nhiều doanh số thì càng có lãi. Ngoài ra, thị phần lớn cũng nắm quyền chủ động hơn về kênh phân phối, sản phẩm sẽ được phân bổ rộng hơn, chiết khấu thấp, tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
2. Công thức tính market share
Như đã nói, market share nói lên được phần trăm về tiêu thụ sản phẩm của công ty so với tổng sản lượng của thị trường, không đề cập đến số lượng khách hàng. Chính vì vậy, chúng ta sẽ tính chỉ số này dựa vào số lượng hàng hóa được bán ra của doanh nghiệp với tổng số lượng hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường. Hiểu đơn giản như sau.
- Market share = Tổng doanh số sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp / Tổng doanh số sản phẩm/dịch vụ của thị trường hiện tại.
Hoặc cũng có thể tính như sau:
- Market share = Số lượng sản phẩm/dịch vụ được tiêu thụ của doanh nghiệp / Số lượng sản phẩm/dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường.
3. Làm thế nào để tối ưu hóa market share
Làm thế nào để gia tăng thị phần vốn luôn là một bài toán không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, cũng không phải là không thể. Sâu đây sẽ là phần gợi ý cho các bạn một số phương thức tối ưu hóa market share được nhiều chuyên gia tổng kết.
3.1 Giữ chân khách hàng cũ và tìm lại khách hàng đã mất
Có thể bạn không biết nhưng theo thống kê thì việc bán lại những sản phẩm trong tệp khách hàng cũ dễ dàng và ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc đi tìm kiếm các khách hàng mới. Một quy luật thường thấy chính là 20-80, tức là chiến lược chỉ tập trung vào 20% số khách hàng đóng góp cho 80% doanh thu của doanh nghiệp. Nhưng cũng tùy loại hình công ty mà cách thức này mới có thể áp dụng cách gia tăng market share này.
Còn đối với những khách hàng đã mất đi thì hãy bỏ thời gian ra tìm hiểu lý do vì sao. Sau đó, khắc phục và quay lại tiếp thị cho họ với một bộ mặt đã được cải thiện hơn. Việc nỗ lực thay đổi và khắc phục những bất tiện trước đây cũng sẽ lấy được điểm cộng nhất định trong mắt các khách hàng đã mất đấy.
3.2 Tăng độ phủ của doanh nghiệp với đa kênh
Một phương thức khá hiệu quả trong thời đại ngày nay để tăng market share chính là sử dụng tiếp thị đa kênh. Ở đây không chỉ là kênh truyền thông, mà còn có thể là kênh phân phối nữa.
Với sự xuất hiện của internet thì khách hàng xuất hiện ở khắp mọi nơi, kể cả kênh online và offline. Việc gian hàng, doanh nghiệp, sản phẩm của bạn xuất hiện đầy đủ ở các kênh online ngoài việc giúp bạn bán nhiều sản phẩm hơn thì nó còn đóng vai trò hiệu quả trong brading – nhận diện thương hiệu.
Đa dạng hóa kênh phân phối cũng là thứ phải làm nếu muốn tối ưu hóa market share. Đừng quá tập trung vào một kênh mà hãy đưa sản phẩm của bạn phủ khắp mọi nơi đi. Một số kênh hiệu quả để triển khai có thể kể đến như tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hoặc thậm chí là chợ (đặc sản của Việt Nam), tùy vào loại sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
3.3 Target vào thị trường mới
Một cách khác để mở rộng market share của mình chính là thâm nhập vào thị trường mới. Có lẽ theo lý thuyết chính là phải định vị mình ở đâu, thuộc phân khúc nào, tập trung vào nó để phát triển,… Theo logic thông thường là vậy và điều này hoàn toàn đúng. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ vẫn còn đâu đó những thị trường mới mà mình có thể len lỏi vào chưa?
Một ví dụ vô cùng thành công cho cách thức mở rộng market share này chính là Apple. Người ta khi nhắc đến Apple thì sẽ nghĩ ngay đến Iphone. Nhưng thực chất khởi nguồn của họ là công ty sản xuất máy tính. Sau những thăng trầm trong phát triển, ổn định được tài chính thì vào năm 2007, họ chính thức thâm nhập vào thị trường điện thoại. Và thực tế chứng minh Apple đã thành công rực rõ, market share của họ đứng đầu toàn cầu về lĩnh vực di động nhờ vào những nền tảng cũ trước kia và chiến lược thông minh.
Việc target vào thị trường mới là khá hay và mang tính đột phá nhưng nó chỉ nên được thực hiện khi bạn đã làm tốt ở thị trường cũ rồi. Bạn tiến hành phân tích và thấy rằng dựa trên thị trường cũ này mình có thể thâm nhập vào thị trường mới có liên quan. Nghiên cứu rõ ràng về các yếu tố, SWOT, IFE,… nếu thấy ổn thì hãy đừng ngần ngại mà thực hiện đi.
Khi thâm nhập vào thị trường mới thì doanh nghiệp có thể vận dụng các kênh truyền thông sẵn có và bên ngoài để công bố cho mọi người biết về việc lấn sân của mình. Một số kênh phổ biến như quảng cáo tivi, email, social network, Google Ads,…
3.4 Luôn cải tiến sản phẩm của mình
Kinh doanh chưa bao giờ là nơi cho những người không chịu thay đổi. Tấm gương của Nokia chính là thứ cảnh tính cho chúng ta rằng đây thực sự là chiến trường không có súng nhưng có thể giết người.
Một trong những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp là sản phẩm, vì vậy mà nhiều công ty mới có thêm phòng ban R&D, đặc biệt là các công ty công nghệ hoặc loại hình liên quan mật thiết đến nghiên cứu. Vì vậy, cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm là một điều nên làm nếu muốn tối ưu hóa market share.
Việc cải tính và đa dạng hóa sản phẩm sẽ làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Tuy nhiên, nó là con dao 2 lưỡi. Một mặt tăng tính cạnh tranh và mở rộng market share, mặt khác nếu có lỗi nào đó thì nó sẽ làm bạn sụt giảm doanh thu hoặc thị phần đang nắm giữ.
Thiết kế của sản phẩm là một trong những yếu tố khiến khách hàng chọn sản phẩm của bạn. Một thiết kế tốt có thể làm tăng doanh thu đáng kể, còn ngược lại sẽ đem đến thảm họa. Hơn nữa, lần đầu tiên bao giờ cũng ấn tượng, thiết kế cũ đã in dấu trong lòng khách hàng rồi vì vậy nếu muốn thay thế nó thì bắt buộc bạn phải làm tốt hơn rất nhiều.
Chính vì thế nếu muốn cải tiến và thay đổi thì hãy thăm dò từng chút một và tạo dấu ấn mới cho khách hàng một cách chậm rãi. Không phải ngẫu nhiên mà lúc nào Facebook và Google hay có việc mời chào bạn sử dụng giao diện mới của họ đâu, thực tế họ đang test giao diện đó có được chào đón hay không đấy. Và cũng cho bạn làm quen hơn với những thứ sắp được cập nhật và cải tiến của họ.
Trên là những kiến thức cơ bản về market share, hi vọng bài viết này có ích với các bạn.