M&A là gì? Đây là một hoạt động mà công ty nào cũng có thể thực hiện trong suốt cuộc đời của mình. Không có một công ty tỷ đô nào tồn tại mà chưa tham gia vào ít nhất một giao dịch M&A. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan về M&A nhé.
1. M&A là gì?
Merger and Acquisition (M&A) hay mua bán và sáp nhập là quá trình các công ty hợp nhất với nhau thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập. Nó có nhiều hình thức như mua lại tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty, nó cũng có thể mua lại ban quản lý…
Về cơ bản, cách dễ nhất để hiểu về M&A cho các bạn là cả hai công ty kết hợp với nhau dưới hình thức nào đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu về Merger (Sáp nhập) và Acquisition (Mua bán) cụ thể hơn để bạn hiểu.
1.1. Sáp nhập
Sáp nhập là một chiến lược một công ty kết hợp với đơn vị riêng biệt khác tạo thành một công ty duy nhất để tăng sức mạnh tài chính và hoạt động mạnh mẽ hơn. Một lý do khiến các công ty thường quyết định hợp nhất là để tiết kiệm chi phí sản xuất. Một lý do khác là để đạt được đủ vốn để thâm nhập thị trường mới hoặc tung ra sản phẩm mới.
1.2. Mua lại
Còn mua lại trong M&A là việc một công ty mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của công ty mục tiêu. Mua lại là một cách để một công ty đạt được sự tăng trưởng đáng kể dường như chỉ trong một đêm. Công ty đi mua có thể xây dựng sự tăng trưởng đáng kể đó dựa trên thế mạnh và tận dụng nguồn lực vốn có của công ty mục tiêu. Các lý do khác đằng sau việc mua lại bao gồm tăng thị phần, tìm công nghệ mới, kiểm soát tài sản chưa sử dụng hết và khả năng tiếp cận các kênh phân phối. Trong quá trình mua lại, công ty mua lại mua cổ phần tài sản của công ty mục tiêu, điều này giúp cho bên mua có quyền ra quyết định liên quan đến tài sản mua được.
1.3. Sự khác biệt giữa sáp nhập và mua lại trong M&A là gì?
Phần lớn, các thuật ngữ “sáp nhập” và “mua lại” hay được chúng ta sử dụng thay thế cho nhau và thường gọi chung là M&A. Tuy nhiên chúng khác nhau, và sự khác biệt về quy mô giữa hai công ty thường là yếu tố quyết định để thực hiện sáp nhập hay mua lại.
Chẳng hạn, nếu một công ty có quy mô tương đương Microsoft mua lại một công ty khởi nghiệp công nghệ nhỏ, thì nó thường được coi là một thương vụ mua lại, bất kể công ty nhỏ có giữ lại tên của mình hay không.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp chuyến sâu hơn, sự khác biệt không được xác định rõ ràng, và cuối cùng, sáp nhập hay mua lại không hoàn toàn quan trọng. Quan trọng là 2 công ty đã hợp nhất và được gọi chung là M&A.
2. Động cơ để M&A
Động cơ cho việc hợp nhất giữa các công ty có xu hướng thuộc một trong những điều sau đây:
- Tăng trưởng cao hơn: Về lý thuyết, việc M&A với một công ty khác sẽ cho phép một công ty đạt được doanh thu và thu nhập nhanh hơn nhiều so với khả năng đạt được một cách tự nhiên một mình.
- Hợp lực: Hợp lực mô tả giá trị bổ sung được tạo ra khi hai công ty kết hợp với nhau, hoặc chỉ đơn giản là “một cộng một bằng ba”. Điều này xảy ra khi một nguồn lực như vốn hoặc tài sản trí tuệ được chia sẻ giữa hai công ty trong thực thể mới, cho phép hai công ty hưởng lợi từ tài nguyên đó thay vì một.
- Tích hợp theo chiều ngang: Loại M&A này liên quan đến hai công ty hoạt động ở các cấp độ tương tự của chuỗi cung ứng đến với nhau để tạo ra giá trị bổ sung. Ví dụ, sự hợp nhất của hai chuỗi siêu thị sẽ cho phép cả hai công ty được hưởng quyền phân phối lớn hơn và sức mua mạnh mẽ hơn.
- Tích hợp dọc: Điều này liên quan đến việc mua lại các công ty ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng của công ty mua. Ví dụ: một chuỗi siêu thị có thể mua một nhà máy sản xuất để bắt đầu sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình hoặc một dịch vụ chuyển phát nhanh để bắt đầu dịch vụ giao hàng.
- Đa dạng hóa: Không có hai công ty nào giống hệt nhau, tất cả các vụ M&A đều thể hiện sự đa dạng hóa ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, khi thuật ngữ này được sử dụng, nó có xu hướng mang nghĩa là một công ty đang chuyển sang các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Ví dụ, GE chuyển từ điện tử sang ngân hàng là ví dụ điển hình về đa dạng hóa trong M&A.
- Lợi ích về thuế: Đây thường được coi là một trong những lợi ích lớn của việc thực hiện hợp nhất. Các công ty có thể hưởng lợi từ quyền tài phán thuế của các công ty khác bằng cách mua lại các công ty đó và sau đó thành lập trụ sở tại lãnh thổ có ưu đãi thuế đó. Tuy nhiên, hiện nay các chính phủ trên thế giới dường như đã có động thái cắt giảm hiệu quả kẽ hở này tránh để các công ty lợi dụng.
3. Các ví dụ
3.1. M&A của Disney và Pixar / Marvel
Năm 2006, Walt Disney Co. đã mua lại Pixar với giá 7,4 tỷ USD. Kể từ thương vụ này, các bộ phim như Đi tìm Dory, Toy Story 3 và WALL-E, đã thu về mức doanh thu hàng tỷ USD.
Ba năm sau thương vụ mua lại Pixar, Giám đốc điều hành Bob Igner của Disney, bắt đầu mua lại Marvel Entertainment với giá 4 tỷ đô la. Tiếp đó, 11 bộ phim của Marvel đã mang về hơn 3,5 tỷ USD cho tổng công ty kể từ sau thương vụ, đây được xem là một bước đi chiến lược và thành công của Disney.
3.2. Google và Android
Năm 2005, Google đã thực hiện mua lại Android với giá khoảng 50 triệu USD. Vào thời điểm thỏa thuận, Android là một công ty khởi nghiệp di động vô danh. Việc M&A này đã giúp Google vươn lên cạnh tranh thị phần với Windows Mobile của Microsoft và iPhone của Apple.
Vụ mua lại này được nhiều người coi là thành công trong lịch sử của Google vì tính đến tháng 5 năm 2018, 54,5% – hơn một nửa, người dùng tại Hoa Kỳ đã sử dụng smartphone dùng Android của Google.
3.3. Exxon và Mobil
Năm 1998, Exxon Corp. và Mobil Corp. gây náo loạn tin tức truyền thông khi họ công bố kế hoạch M&A. Vào thời điểm đó, các công ty này lần lượt là nhà sản xuất dầu lớn thứ nhất và thứ hai của Hoa Kỳ.
Thỏa thuận kết thúc với con số khổng lồ 80 triệu đô la và kể từ khi thỏa thuận được thực hiện, các nhà đầu tư đã tăng gấp bốn lần số tiền của họ đầu tư và cổ phiếu đã tăng 293% với cổ tức được tái đầu tư.
4. Kết
Các giao dịch M&A hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra với tần suất gia tăng trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các chiến lược để tăng thị phần, xây dựng cơ sở khách hàng rộng hơn, cắt giảm chi phí,… và hợp nhất đã mang đến những cơ hội khó có thể đạt được này một cách hợp pháp.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết được rõ M&A là gì rồi. Bên cạnh đó là biết được những lợi ích mà nó đem lại cho các công ty thực hiện. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi cũng đã đưa ra 3 ví dụ cụ thể về hoạt động này, mong là đã giúp bạn bổ sung kiến thức cho mình.