Lợi nhuận là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất trong kinh doanh mà bạn có thể sử dụng để xác định và mô tả thành công lâu dài của một doanh nghiệp. Thu lời là điều cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, vì nó cho phép họ phát triển.
1. Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu hầu như tất cả các công ty (không tính NGO). Bởi vì đó là số tiền mà các công ty có thể tạo ra thông qua các hoạt động của họ, nó cho phép các công ty đó phát triển hơn qua phát triển sản phẩm mới hoặc thâm nhập thị trường mới.
Thu lời là thước đo mức độ tiền thu về của một doanh nghiệp so với chi phí của nó. Nói cách khác, tổ chức có khả năng tạo ra thu nhập bằng cách sử dụng các nguồn lực sẵn có, chẳng hạn như con người, thời gian và thiết bị. Để tính toán, bạn có thể sử dụng công thức sau:
Lợi nhuận = Doanh thu từ hoạt động – Chi phí
2. Các yếu tố tác động
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của một dự án kinh doanh, bao gồm:
2.1. Nhu cầu
Nhu cầu là số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua. Bằng cách tạo ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu này của khách hàng, các công ty có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và tăng cơ hội đạt được lời. Ví dụ, các công ty thực phẩm có thể tăng tiền lời bằng cách sản xuất thực phẩm luôn có nhu cầu, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng hoặc sản phẩm đóng hộp.
2.2. Cạnh tranh
Các công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh cao có thể khó có lời hơn vì họ cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp tương tự cung cấp các sản phẩm tương tự nhau. Để vẫn tạo ra lợi nhuận trong tình hình như thế này, đôi khi công ty cần hạ giá để sản phẩm hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Nếu bạn đang phát triển một khái niệm kinh doanh mới, lý tưởng nhất là bạn nên tìm một thị trường ngách hoặc một sản phẩm có nhu cầu cao nhưng không có nhiều công ty bán. Có nhiều hình thức cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt, bao gồm:
- Cạnh tranh trực tiếp: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn là các công ty bán các sản phẩm tương tự bạn. Họ thường hoạt động trong cùng một địa điểm và nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng khách hàng.
- Cạnh tranh tiềm năng: Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng cũng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự bạn, nhưng họ không nhắm mục tiêu cùng một đối tượng khách hàng. Điều quan trọng là bạn vẫn phải xem xét họ vì có khả năng họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai.
- Cạnh tranh gián tiếp: Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp hoạt động trong cùng ngành hoặc thị trường nhưng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ hơi khác nhau. Ví dụ: một cửa hàng cổ điển bán quần áo cổ điển nhắm mục tiêu khách hàng giống như các công ty bán lẻ quần áo trên phố.
- Cạnh tranh trong tương lai: Các đối thủ cạnh tranh trong tương lai tương tự như các đối thủ tiềm năng, nhưng họ có khả năng cao sẽ tham gia vào cùng thị trường mà bạn đang hoạt động. Ví dụ, một cửa hàng bánh mì có thể mở một cửa hàng thứ hai trong cùng một thành phố bạn bán.
- Cạnh tranh thay thế: Đối thủ cạnh tranh thay thế là đơn vị giải quyết các vấn đề giống nhau của khách hàng thông qua việc cung cấp cho những khách hàng đó những sản phẩm hoàn toàn khác biệt. Ví dụ: hai địa điểm bán đồ ăn nhanh bán các sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt và xôi mặn, có thể cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý của cùng một phân khúc khách hàng.
2.3. Quy mô ảnh hưởng đến lợi nhuận
Nếu bạn đã thiết lập thành công một dây chuyền sản xuất sinh lợi cho một công ty, bạn có thể cân nhắc tạo ra thêm một dây chuyền nữa để tăng gấp đôi khả năng sinh lời đó. Mở rộng quy trình sản xuất thường là thông lệ tiêu chuẩn đối với các công ty đang phát triển. Để xem việc thêm dây chuyền sản xuất thứ hai có hợp lý hay không, điều cần thiết là bạn phải xác định xem liệu sản lượng tăng có không vượt quá nhu cầu của khách hàng dẫn đến sản phẩm bị giảm giá hay không.
2.4. Năng suất
Trong một số ngành, một trong những cách tốt nhất để đạt được khả năng sinh lời là tăng năng suất của công ty. Ví dụ, công ty có thể yêu cầu sản xuất nhiều sản phẩm hơn mà không chi tiêu nhiều hơn cho sản xuất, qua đó sẽ thu về tiền lời nhiều hơn ở đầu ra cho cùng một nguồn lực đầu vào.
3. Các loại tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời là việc đánh giá khả năng kiếm tiền từ hoạt động kinh doanh của một công ty. Các tỷ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty trong việc sinh lời. Dưới đây là các loại tỷ suất sinh lời phổ biến mà bạn có thể sử dụng nhiều:
3.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ lệ này cho phép bạn xác định mối quan hệ giữa gộp và doanh thu từ hoạt động, là doanh thu mà một công ty kiếm được từ hoạt động của mình. Nói cách khác, tỷ suất này cho biết tỷ lệ sinh lợi mà sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra trước khi bán và trước chi phí quản lý. Bạn có thể tính toán tỷ suất này bằng công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp = (lợi nhuận gộp / doanh thu từ hoạt động kinh doanh) x 100
3.2. Tỷ lệ hoạt động
Đây là chi phí hoạt động của công ty tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Bạn có thể tính toán tỷ lệ hoạt động bằng cách sử dụng công thức sau:
Tỷ lệ hoạt động = (chi phí doanh thu hoạt động + chi phí hoạt động / doanh thu hoạt động) x 100
3.3. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động là một tỷ lệ hiệu suất cho biết phần trăm lời mà một doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động của mình, trước khi trừ thuế và các khoản lãi suất khác. Bạn có thể tính toán nó bằng cách chia số tiền lời của hoạt động cho doanh thu thuần hoặc doanh thu từ hoạt động. Đây là công thức bạn có thể sử dụng:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = (lợi nhuận hoạt động / doanh thu từ hoạt động) x 100
hoặc = lợi nhuận ròng trước thuế + chi phí ngoài hoạt động – thu nhập ngoài hoạt động
3.4. Tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu thuần. Bạn có thể sử dụng nó để đo lường hiệu quả tổng thể của một công ty. Đây là công thức tính tỷ suất này:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = (lợi nhuận ròng / doanh thu ròng) x 100
3.5. Lợi tức đầu tư
Lợi tức đầu tư (ROI) là mối quan hệ giữa thu nhập ròng và đầu tư. Bạn có thể sử dụng nó để xác định xem một khoản đầu tư, chẳng hạn như một giao dịch mua hoặc một dự án, có thể mang lại khả năng sinh lời cho một doanh nghiệp hay không. Đây là công thức bạn có thể sử dụng để tính:
ROI = (lãi đầu tư ròng / chi phí đầu tư) x 100
4. Kết
Sinh lời là điều cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, vì nó cho phép họ phát triển. Hiểu khái niệm và điều gì quyết định lợi nhuận có thể giúp bạn phát triển các chiến lược kinh doanh tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc cũng nắm được một số công thức liên quan đến tính lời thường gặp nhất.