Làm kinh tế tại nhà là ước mơ của bạn? Tuy muốn bắt đầu kinh doanh tại nhà, nhưng bạn không biết nên bắt đầu loại hình kinh doanh nào? Nếu bạn quan tâm đến việc trở làm chủ doanh nghiệp với trụ sở tại nhà của mình, thì bài viết này là dành cho bạn.
1. Làm kinh tế tại nhà nghĩa là gì?
Làm kinh tế tại nhà là việc bạn kinh doanh kiếm tiền với trụ sở chính là nhà của bạn. Cho dù bạn điều hành một cửa hàng trực tuyến hay cung cấp một cửa hàng vật lý, nếu doanh nghiệp được đăng ký tại địa chỉ nhà riêng của bạn thì đó đều là kinh doanh tại nhà.
Sẽ có các yêu cầu pháp lý và trách nhiệm thuế khác nhau tùy thuộc vào hình thức xây dựng doanh nghiệp tại gia của bạn. Ví dụ: nếu bạn làm muốn làm một doanh nghiệp có nhiều khách hàng đến nhà, thì có khả năng bạn sẽ phải tuân theo nhiều quy định hơn là việc bạn muốn làm kinh tế trực tuyến chỉ với chiếc máy tính xách tay trong phòng.
2. Làm thế nào để bắt đầu?
Bạn muốn làm kinh tế tại nhà, nhưng bạn cần cân nhắc những gì khi chọn sản phẩm hoặc dịch vụ? Bạn cần chọn loại hình kinh doanh nào dễ dàng và phù hợp nhất để bắt đầu?
Rất nhiều người đã thất bại khi mới bắt đầu mà đã chọn chiến lược kinh doanh đa dạng hóa và cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau. Khi mới bắt đầu kinh doanh nhỏ, tốt nhất là bạn nên giữ cho kế hoạch của mình đơn giản và có tiềm năng thu tiền về nhất có thể.
Còn về ý tưởng, hiện nay có hàng trăm ý tưởng kinh doanh tại nhà với chi phí khởi nghiệp thấp. Câu hỏi quan trọng bạn cần đặt ra là bạn giỏi cái gì, và nó có thể tạo ra thu nhập với nhu cầu thị trường cao hay không? Cụ thể các bước sẽ như sau:
2.1. Đặt ra ý tưởng
Nếu bạn có thể hiểu rõ sản phẩm của bạn từ trong ra ngoài sẽ tạo cho bạn một nền tảng vững chắc khi bạn bắt đầu làm kinh tế tại nhà. Bạn có thể lên kế hoạch trở thành một chủ shop quần áo custom nếu bạn yêu và có tài về thời trang, hoặc bạn có thể tận dụng chuyên môn công nghệ của mình để thành một chuyên gia tư vấn trang web tại gia.
Dù sản phẩm và dịch vụ của bạn là gì đi chăng nữa, thì bạn cũng sẽ cần phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thì mới có thể thành công được. Và để nghiên cứu, bạn có thể hỏi bạn bè làm trong ngành cũng như xem xét các đối thủ cạnh tranh, miễn sao bạn có được góc nhìn hoàn thiện và tổng quát nhất. Khi nghiên cứu bạn sẽ có nhiều lợi ích: một mặt, bạn hiểu đối thủ và có thể tìm ra được chiến lược để cạnh tranh giành được khách hàng. Mặt khác, bạn có thể học hỏi từ đối thủ được nhiều điều từ việc thiết lập doanh nghiệp tại nhà. Và thậm chí, bạn còn có thể cùng họ hợp tác vào các dự án chung.
Quan trọng nhất, hãy dành thời gian nghiên cứu khách hàng mục tiêu của bạn. Họ là người địa phương quanh bạn hay bạn sẽ tiếp cận chủ yếu trực tuyến? Họ có khả năng nhìn thấy quảng cáo về doanh nghiệp của bạn ở đâu (tờ rơi hay qua Facebook Ads…)? Loại giá nào sẽ phù hợp với họ?
Khi bạn đã nắm rõ tất cả về khách hàng, hãy viết ra danh sách các doanh nghiệp hiện đang cung cấp các giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ, hãy xem review của khách hàng đối với họ và hãy cảm nhận xem những gì họ đang làm đúng để học hỏi, và những gì họ thiếu để bạn thêm.
Ngoài ra, bạn có thể tiếp cận một vài chủ doanh nghiệp liên quan và học hỏi kinh nghiệm của họ. Ví dụ: bạn có thể thành lập doanh nghiệp tại nhà với tư cách là một giáo viên dạy đàn piano và sống gần một người nào đó dạy thổi sáo. Bạn có thể làm thân và học được những kinh nghiệm quý giá từ họ đấy.
2.2. Lập kế hoạch làm kinh tế tại nhà
Việc lập kế hoạch kinh doanh tại nhà (gồm khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và dự kiến tài chính, bảo hiểm, marketing, dự báo tăng trưởng, nguồn lực…) là điều bắt buộc. Có một kế hoạch kinh doanh giúp bạn tập trung hơn và giúp bạn vạch ra một vài mốc quan trọng cần đạt được.
Hãy viết một kế hoạch rõ ràng hết mức. Hãy nghĩ xem bạn sẽ ở phòng nào. Nếu khách hàng sẽ đến thăm, bạn sẽ tách biệt cuộc sống nhà ở và nơi làm việc như thế nào? Mọi người sẽ đợi trong phòng khách của bạn chứ? Nếu định sản xuất sản phẩm để bán, bạn có cần một không gian riêng, chuyên dụng không?
Và cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn biết bạn phải đầu tư bao nhiêu tiền vào doanh nghiệp tại gia này của mình và làm thế nào để hoạt động kinh doanh trở nên thực tế, kiếm được tiền hơn.
Sẽ an toàn hơn nếu bạn vẫn tiếp tục công việc bình thường của mình (với mức lương ổn định) cùng với một kế hoạch kinh doanh tại nhà. Khi đã có được nguồn thu nhập ổn định từ việc kinh doanh tại nhà rồi, bạn mới nên suy nghĩ đến việc làm toàn thời gian và bỏ đi một nguồn vốn cố định hàng tháng từ công việc cũ.
2.3. Chọn cấu trúc doanh nghiệp của bạn
Khi chọn cấu trúc doanh nghiệp của bạn, điều cần thiết là phải xem xét từng cấu trúc doanh nghiệp khác nhau như thế nào, và nó có tác động như thế nào đến số thuế bạn phải trả, hoạt động hàng ngày của bạn, và liệu tài sản cá nhân của bạn có gặp rủi ro hay không. Có các cấu trúc doanh nghiệp thường thấy khi làm kinh tế tại nhà như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC): Đây là loại doanh nghiệp giới hạn trách nhiệm cá nhân của chủ sở hữu đối với các khoản nợ kinh doanh. LLC có thể được đăng ký quyền sở hữu bởi một người, nhiều người hoặc cả công ty. Những chủ sở hữu này được gọi là thành viên của công ty này.
- Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn LLP: Tương tự như LLC nhưng doanh nghiệp loại này thường được sử dụng các chuyên gia kinh doanh được cấp phép như luật sư hoặc kế toán sử dụng khi làm kinh tế tại nhà.
- Doanh nghiệp tư nhân: Nếu bạn bắt đầu kinh doanh một mình, bạn có thể xem xét cấu trúc doanh nghiệp tư nhân. Với cấu trúc này, công ty và chủ sở hữu, vì mục đích pháp lý và thuế, được coi là như nhau. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp. Vì vậy, nếu kinh doanh không thành công, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm cá nhân và tài chính đối với tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Nhìn chung, trước khi bạn quyết định cơ cấu kinh doanh nào, hãy cân nhắc thật kỹ và bàn luận thật kỹ với những chuyên gia có liên quan như các kế toán viên chuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ. Vì mỗi loại hình kinh doanh có các cách xử lý thuế khác nhau có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về của bạn.
3. Kết
Kinh doanh tại nhà là một quyết định kinh doanh hay ho và có thể kiếm nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên đôi khi, phần thách thức nhất khi bắt đầu là phải tìm ra loại hình kinh doanh nào phù hợp nhất để bắt đầu. Nhưng bạn đừng lo, bạn chỉ cần biết mình mạnh về gì, mình có các kỹ năng, niềm đam mê về gì, kiểu tính cách mình hợp với gì, và bạn liên kết nó với thứ thị trường cần là được. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thiết lập cho mình những bản kế hoạch kinh doanh để có thể hiện thực hóa ước mơ làm kinh tế tại nhà, cũng như đưa doanh nghiệp đến lợi nhuận cao hơn nữa nhé.