Insider trading là gì, ra đời và phát triển như thế nào? Bài viết này sẽ thảo luận về lịch sử của luật insider trading, các hình thức trừng phạt chính mà người vi phạm có thể phải đối mặt. và các bước bạn có thể thực hiện để ngăn chặn giao dịch nội gián xảy ra trong công ty.
1. Insider trading là gì?
Insider trading (tên tiếng Việt là giao dịch nội gián) là hoạt động mua hoặc bán chứng khoán của các cá nhân (thường là các nhà môi giới), có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm về giá không được công bố ra công chúng, và khai thác thông tin này để trục lợi.
Bất kỳ sự rò rỉ nào về thông tin nhạy cảm về tài chính, chẳng hạn như ý định của một công ty tiến hành tiếp quản hoặc sáp nhập với một công ty khác, thông báo tăng lợi nhuận, thông tin về những thay đổi trong chính sách cổ tức, sự gia tăng hoặc giảm mức độ tín nhiệm từ xếp hạng các cơ quan,… đều có thể bị người trong cuộc biết được và lợi dụng để giao dịch trục lợi. Hành động này chính là insider trading.
Ví dụ, một thành viên của ban giám đốc có thông tin nội bộ rằng công ty sẽ thông báo về việc sáp nhập trong vài ngày tới. Vì vậy, anh ta mua 5.000 cổ phiếu của công ty mang tên vợ của mình và chắc chắn sẽ nhận được lợi nhuận, trước khi tất cả các nhà đầu tư khác tìm hiểu về việc sáp nhập.
Thực ra việc coi insider trading là một hành động bất hợp pháp liên quan đến thời điểm người giao dịch bên trong đã thực hiện giao dịch. Nếu thông tin không được công khai khi giao dịch diễn ra, thì giao dịch nội gián là bất hợp pháp vì nhà giao dịch nội gián đã giành được lợi thế không công bằng so với các nhà đầu tư còn lại. Ngược lại, nếu thông tin được công khai thì việc mua bán nội gián này không phải là bất hợp pháp.
2. Lịch sử pháp luật về insider trading
Insider trading không phải lúc nào cũng được định nghĩa như hiện tại. Định nghĩa chung ngày nay về giao dịch nội gián là sản phẩm của nhiều luật trong lịch sử, và hiện vẫn đang tiếp tục được cập nhật. Hình phạt đối với giao dịch nội gián cũng đã thay đổi nhiều trong những năm qua.
2.1. Đạo luật chứng khoán và giao dịch (1934)
Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 và cuộc Đại suy thoái sau đó, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ muốn bảo vệ công chúng khỏi các hành vi lừa đảo trên thị trường. Bước quan trọng đầu tiên trong việc chống lại những hành vi như vậy là khi Quốc hội thông qua Đạo luật Chứng khoán và Giao dịch năm 1934 (“Đạo luật 1934” hoặc “Đạo luật Giao dịch Chứng khoán”).
Hai phần chính của đạo luật này bao gồm quy định về hoạt động gian lận trên thị trường thứ cấp và việc thành lập Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch để thực thi các quy định đó.
Mặc dù hai khía cạnh này của Đạo luật năm 1934 không đề cập cụ thể đến giao dịch nội gián vào thời điểm đó, nhưng SEC sau đó đã giải thích Đạo luật năm 1934 theo cách cũng coi insider trading là bất hợp pháp.
Quá trình này bắt đầu với quyết định của Cady, Roberts vào năm 1961, khi Chủ tịch SEC William Cary ra phán quyết rằng giao dịch thông tin quan trọng không công khai là bất hợp pháp dựa trên Mục 10 (b) của Đạo luật năm 1934.
Do đó, Đạo luật năm 1934 đã trở thành cơ sở để thiết lập tính bất hợp pháp của giao dịch nội gián đồng thời tạo ra cơ quan chính có nhiệm vụ phát hiện và thực thi giao dịch nội gián. Các vụ kiện pháp lý mang tính bước ngoặt khác như Chiarella kiện Hoa Kỳ năm 1981, Dirks kiện SEC năm 1983, Hoa Kỳ kiện O’Hagan năm 1997, Hoa Kỳ kiện Newman năm 2014 và Salman kiện Hoa Kỳ năm 2016, kể từ đó, định nghĩa về giao dịch nội gián đã bị thu hẹp trong các tình huống khác nhau, nhưng nhìn chung thì định nghĩa về insider trading vẫn bắt nguồn từ Đạo luật năm 1934.
2.3. Đạo luật trừng phạt Insider Trading năm 1984
Cho đến năm 1984, SEC nhận thấy rằng các hình phạt đối với giao dịch nội gián thường quá nhỏ và không đủ để ngăn chặn các trường hợp giao dịch nội gián lớn xảy ra. Một trong những giải pháp quan trọng cho vấn đề này đã được đưa vào một bản sửa đổi đối với Đạo luật năm 1934, được gọi là Đạo luật trừng phạt Insider Trading năm 1984.
Đạo luật này giúp SEC có nhiều khả năng hơn trong việc truy tố những người bị nghi ngờ giao dịch nội gián, và áp dụng hình phạt đối với những người bị kết tội. Cụ thể, Đạo luật cho phép SEC áp dụng hình phạt dân sự lên đến ba lần số tiền lãi kiếm được từ giao dịch nội gián, và tăng mức phạt hình sự tối đa có thể bị áp dụng từ 10.000 đô la lên 100.000 đô la.
2.4. Đạo luật Insider Trading năm 1988
Trong một nỗ lực lớn hơn nữa để ngăn chặn cả những trường hợp giao dịch nội gián thì phải kể đến Đạo luật Insider Trading năm 1988, bao gồm việc tăng mức phạt dân sự tối đa đối với giao dịch nội gián lên gấp ba lần số tiền kiếm được hoặc phạt 1 triệu đô la. Tương tự như vậy, đạo luật tăng mức phạt hình sự lên án tù.
3. Các mức phạt insider trading
Tùy từng trường hợp giao dịch nội gián mà kẻ gian có thể phải đối mặt với các án phạt khác nhau, như:
- Tước bỏ: tước bỏ lợi nhuận thu được bất hợp pháp.
- Hình phạt dân sự: Phạt 1-3 lần số tiền lãi.
- Đối với cá cán bộ / Giám đốc công ty liên quan: không được làm với tư cách là một cán bộ hoặc giám đốc của một công ty giao dịch nữa.
Ngoài ra, người vi phạm insider trading còn có thể bị áp dụng các hình phạt hình sự, bao gồm những điều sau:
- Án tù: tối đa là 20 năm tù giam.
- Phạt tiền: tối đa cho cá nhân là 5,000,000 đô la (khoảng 112,5 tỷ đồng) và mức tối đa cho một nhóm liên kết là $ 25,000,000 đô la (khoảng 562,5 tỷ đồng).
Ngoài các hình phạt từ chính phủ, thì thiệt hại về danh tiếng vật chất có thể đến với các cá nhân và công ty vi phạm này.
4. Cách ngăn chặn giao dịch insider trading
Các bước sau có thể giúp ngăn chặn insider trading xảy ra trong công ty của mình:
- Giáo dục nhân viên, giám đốc, thành viên hội đồng quản trị và những người khác về giao dịch nội gián và các nghĩa vụ mà họ phải tuân theo.
- Thành lập một nhóm pháp lý trong nội bộ công ty để có thể giải quyết các mối quan tâm cho nhân viên khi chúng phát sinh
- Phát triển hệ thống nội bộ liên kết chặt chẽ để ngăn chặn giao dịch nội gián.
- Chủ động cung cấp các thông điệp và tài liệu nhắc nhở khi phát sinh các sự kiện lớn của công ty (sáp nhập, cắt giảm cổ tức,…)
- Trau dồi văn hóa ứng xử có đạo đức cho nhân viên.
5. Kết
Giao dịch nội gián có nhiều hình thức và dựa trên sự phát triển của các hình thức đó, luật về insider trading cũng đang dần phát triển để khắc chế được hành vi này. Tuy nhiên, việc giáo dục nhân viên trong công ty của bạn về luật và những điều cần tránh sa vài insider trading là một trong những công cụ hiệu quả nhất, để bạn ngăn ngừa những thiệt hại hữu hình và vô hình đến từ giao dịch nội gián.
Như vậy chúng tôi đã đề cập đến khái niệm insider trading là gì, lịch sử phát triển của luật giao dịch nội gián, các mức phạt và phương án phòng cho bạn. Chúc bạn phát triển được một tập thể công ty có ý thức đúng luật.