P/E là một chỉ số khá quen thuộc trong thị trường tài chính và chắc hẳn không xa lạ gì với những nhà đầu tư chứng khoán cổ phiếu. Hệ số P/E góp phần giúp nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu. Cùng đến với bài viết để tìm hiểu P/E ratio là gì? Và chỉ số được áp dụng như thế trong thị trường chứng khoán
1. Hệ số P/E – P/E ratio là gì?
Khái niệm
Hệ số P/E (Price to Earning ratio) dịch ra là “Hệ số giá trên lợi nhuận”. Chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của một cổ phiếu và lợi nhuận của cổ phiếu đó. Nói cách khác, P/E cho biết giá trị nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để nắm giữ cổ phiếu.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu viết tắt là EPS _ Earning Per Share là lợi nhuận cuối cùng sau thuế và được chia cho các nhà đầu tư trên một cổ phiếu. Chỉ số này cho thấy mức lợi mà nhà đầu tư có được trên một đồng vốn đầu tư mà họ đã bỏ ra.
Ý nghĩa của P/E
P/E cao thường hàm ý rằng doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng đáng kể trong tương lai.
Chỉ số P/E thấp hàm ý rằng:
- Cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp những khó khăn trong vấn đề tài chính, kinh doanh
- Công ty xuất hiện lợi nhuận bất thường, do thanh lý tài sản, cháy kho hàng, …
- Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Chỉ số P/E cao hàm ý rằng
- Cổ phiếu đang bị định giá cao
- Triển vọng trong tương lai của công ty tốt
- Thu nhập có được từ cổ phiếu không cao nhưng chỉ mang tính chất tạm thời
- Công ty ở vùng đáy của chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
2. Công thức xác định hệ số P/E
Xác định P/E
Thông thường chỉ số P/E sẽ được công bố một cách công khai trên các trang web. Ví dụ như vietstock, cafef, …. Các công ty được niêm yết sẽ tính sẵn các chỉ số này, bạn có thể dựa vào đấy để đánh giá. Tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn nên tự tính, để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.
Việc xác định chỉ số P/E là không quá khó khăn. Như đã biết ở phần định nghĩa, thì chỉ số P/E sẽ bao gồm hai phần chính đó là P (Price) và E (EPS). Trong đó: E là giá thị trường của cổ phiếu. EPS là thu nhập ròng của cổ phiếu. Ta cùng đến với công thức xác định hệ số P/E như sau:
P/E = PriceEPS = Giá thị trường của cổ phiếuThu nhập của cổ phiếu
Hoặc
P/E = Tổng giá trị thị trường của cổ phiếuTổng thu nhập của kỳ
Giá thị trường của cổ phiếu bạn có thể kiếm trên các trang Web tài chính như Cophieu68, Cafef, … hoặc trên các sàn giao dịch.
Xác định EPS trong hệ số P/E
Việc xác định giá trị EPS sẽ phức tạp hơn. Và EPS là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định giá trị P/E. Sẽ có hai cách xác định EPS
Đối với EPS cơ bản
EPS = Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãiSố lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần + lợi nhuận từ đầu tư tài chính + thu nhập khác – giá vốn – chi phí – thuế. Hoặc bạn có thể sử dụng trên các báo cáo của các công ty được công bố.
Cổ tức cổ phiếu ưu đãi là phần lợi nhuận chi cho cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu lưu hành: Bạn có thể lấy ở thời điểm cuối kỳ, nhưng để đảm bảo tính chính xác thì bạn nên sử dụng số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
Một loại khác của EPS nữa chính là EPS pha loãng, chỉ số này dùng để hạn chế rủi ro, thường sử dụng khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu chuyển đổi, ESOP. Tính chính xác của EPS pha loãng cao hơn EPS cơ bản, bởi vì EPS pha loãng phản ánh những sự thay đổi trong số lượng cổ phiếu, nhưng xác định khá phức tạp. Nên nhiều nhà đầu tư thường sử dụng EPS cơ bản hơn
EPS pha loãng = Lợi nhuận sau thuế – cổ tức cổ phiếu ưu đãiCổ phiếu lưu hành + Cổ phiếu chuyển đổi
3. Các yếu tố tác động đến hệ số P/E
Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến P/E. Dưới đây sẽ liệt kê một số yếu tố có tác động đến tỷ giá P/E
Giá cổ phiếu và EPS
Đây là hai yếu tố sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp lên tỷ giá P/E. Gía sẽ tỷ lệ thuận với hệ số P/E và EPS sẽ tỉ lệ nghịch với P/E. Nếu giá cao + EPS thấp → P/E cao, nếu giá thấp + EPS cao → P/E thấp.
Chính sách chi trả cổ tức
Các nhà đầu tư sẽ ưa thích những công ty chi trả cổ tức hơn, bởi vì họ thấy được sự hưởng lợi từ đó, mặc dù việc chi trả cổ tức không làm gia tăng được lợi nhuận. Và những nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để sở hữu cổ phiếu → tăng P/E. Những công ty có chính sách cổ tức tốt thường có giá trị P/E cao hơn
Hoạt động của công ty
Những công ty có tốc độ tăng trưởng cao sẽ gây sự thích thú cho nhà đầu tư hơn. Điều này cho thấy hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư, khi đó có thể tạo nên một sự gia tăng về đầu tư → tăng giá cổ phiếu → tăng hệ số P/E
Mức độ sử dụng nợ
Một công ty khi sử dụng đòn bẩy cao, tỷ lệ nợ lớn nó sẽ tạo ra những rủi ro mất thanh khoản. Chính vì thế sẽ gây nên nỗi lo ngại không mang lại lợi nhuận, cho nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty đấy. Vì thể kéo theo nguy cơ giảm giá cổ phiếu → giảm P/E
Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế không chỉ tác động đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cả thị trường đầu tư tài chính. Trong một nền kinh tế yếu kém, sẽ mang đến những nỗi lo lắng khi đầu tư cho các nhà đầu tư. Bởi vì kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn. Ví dụ: Nếu kinh tế đang trong giai đoạn phát triển không ổn định, có lãi suất cao và tỷ lệ lạm phát thất nghiệp gia tăng. Rõ ràng mức thu nhập lúc này sẽ bị giảm sút → sẽ có hướng tiết kiệm hơn là đầu tư → hệ số P/E giảm.
4. Áp dụng chỉ số P/E trong chứng khoán
Việc chỉ nhìn kết quả của P/E để đưa ra phán đoán, quyết định đầu tư là chưa đủ. Bởi vì như đã nói ở trên, hệ số P/E cao khi giá tăng và EPS giảm. Tuy nhiên ta cần nhìn rõ ở phương diện này. Giá tăng là một dấu hiệu tốt, cho thấy đây là một cổ phiếu tiềm năng đang thu hút những nhà đầu tư. Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để có được cổ phiếu. Nhưng suy xét lại ở phương diện EPS lại thấp, thì bạn cần xác minh lại liệu là do tình hình công ty hoạt động kém dẫn đến không có thu nhập hay nguyên nhân gì.
Khi hệ số P/E thấp: EPS cao là nhờ công ty làm ăn tốt, mang đến nhiều lợi nhuận nên gia tăng EPS. Nhưng cũng có thể đây là nhờ vào dòng thu nhập bất thường, chỉ diễn ra trong thời điểm đó nên đã làm gia tăng EPS khiến P/E thấp. Hoặc là cổ phiếu của công ty đang gặp phải vấn đề nên nhà đầu tư thi nhau bán làm giảm giá cổ phiếu.
Hệ số P/E cao sẽ mang đến những dấu hiệu khả quan và ngược lại. Tuy nhiên, thị trường là thiên biến vạn hóa. Bạn sẽ không nắm chắc được bất cứ điều gì. Bạn không nên chỉ quan sát P/E ở một thời điểm mà hãy quan sát P/E trong một thời gian để đảm bảo tính an toàn. Đồng thời kết hợp với các hệ số khác để đưa ra quyết định chính xác.
Tổng hợp: https://taichinhtienao.com/