Growth rate là gì? Khi một công ty phát triển theo thời gian, bạn có thể xem xét dữ liệu kinh doanh để tìm ra growth rate của công ty. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về growth rate thích hợp cho một công ty và cách bạn có thể sử dụng thông tin này.
1. Growth rate là gì?
Growth rate hay tỷ lệ tăng trưởng là một con số dùng để đo lường mức tăng trưởng chung của một công ty. Trong đó, nó được xác định bằng cách kết hợp nhiều yếu tố của doanh nghiệp, chẳng hạn như lợi nhuận gộp, tổng doanh thu, khách hàng mới, tỷ lệ quay lại,…
Nói chung chỉ số tốc độ tăng trưởng của công ty này vô cùng quan trọng vì nó cung cấp thông tin có giá trị về thành công hiện tại, cũng như tiềm năng trong tương lai của công ty đó. Bất kỳ ai liên quan đến sự phát triển và mở rộng của công ty cũng đều cần hiểu chỉ số này và dùng nó để so sánh sự khác biệt với các công ty khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết được một Growth rate tốt là như thế nào và so sánh con số đó với tốc độ tăng trưởng kinh doanh thực tế của một công ty, để có thể đánh giá thành công của công ty đó so với tiêu chuẩn.
2. Tại sao Growth rate của công ty lại quan trọng?
Một số lý do chính khiến tốc độ tăng trưởng của công ty là quan trọng là vì:
- So sánh tiêu chuẩn ngành: Khi bạn biết Growth rate của một doanh nghiệp, bạn có thể so sánh nó với tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp có cùng quy mô và trong cùng ngành. Điều này có thể giúp bạn đặt ra được mục tiêu tăng trưởng trong tương lai và xác định được cách để đạt được thành công trong ngành.
- Theo dõi thành công theo thời gian: Đo lường tốc độ tăng trưởng trong các khoảng thời gian khác nhau, như hàng tuần, hàng quý và hàng năm có thể cung cấp cho chủ doanh nghiệm cái nhìn sâu sắc hơn về tổ chức mình. Qua đó tác động đến cách họ đưa ra quyết định kinh doanh nhằm tác động Growth rate ở bất kỳ giai đoạn nào họ muốn.
- Dự đoán các nguồn lực thiết yếu: Khi doanh nghiệp càng phát triển sẽ càng cần nhiều nguồn lực hơn, như vật tư, nhân viên và thiết bị. Biết được tốc độ phát triển của doanh nghiệp có thể giúp bạn xác định khi nào bạn cần mở rộng cơ sở hạ tầng kinh doanh và lập kế hoạch để có được những nguồn lực đó.
- Xác định khả năng tồn tại của doanh nghiệp: Growth rate là thước đo cốt lõi tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ sống của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn khởi động của một công ty, tốc độ tăng trưởng là yếu tố cần thiết để dự đoán sự thành công và bền vững lâu dài của doanh nghiệp. Lúc này, nếu là một nhà đầu tư, bạn cần rất chú ý vào Growth rate của công ty giai đoạn này.
- Đánh giá sự ổn định: Các nhà lãnh đạo kinh doanh tại các công ty đang trong giai đoạn trưởng thành có thể sử dụng Growth rate để xác định thời điểm họ đã đạt được tiềm năng tối đa, và đảm bảo doanh nghiệp có mức tăng trưởng ổn định, bền vững hơn.
3. Tỷ lệ tăng trưởng tốt cho một công ty là như thế nào?
Nói chung, Growth rate tốt của một công ty là tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bằng cách xem xét mức độ tăng GDP ở Việt Nam trong một khung thời gian, bạn có thể xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình và sử dụng nó để đánh giá liệu công ty của bạn có tốc độ tăng trưởng lành mạnh hay không.
Tăng trưởng kinh tế tốt ở nước ta có thể khác nhau trong từng năm, nhưng thường rơi vào khoảng 2-4% một năm. Điều này có nghĩa là ngay cả khi một công ty chỉ tăng trưởng 5% một năm, nó vẫn có thể có tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với các doanh nghiệp khác.
Tốc độ tăng trưởng tốt không phải lúc nào cũng gắn liền với các điều kiện kinh tế chung. Các công ty khởi nghiệp có tính cạnh tranh cao có thể cần phải có Growth rate cực cao để thu hút các nhà đầu tư. Thực tế chúng ta có thể thấy một số doanh nghiệp tăng trưởng trên 100% doanh thu trong giai đoạn khởi động tại thung lũng Silicon.
Khi tăng trưởng kinh doanh tăng lên, các công ty phải thích ứng với việc sử dụng các chiến lược tăng trưởng khác nhau. Một khi các doanh nghiệp đạt mức Growth rate hơn 15% mỗi năm, họ thường được coi là đang có tốc độ tăng trưởng nhanh và có thể cần phải bắt đầu đầu tư nhiều tiền hơn để bắt kịp tốc độ mở rộng. Có vẻ như các doanh nghiệp nên cố gắng có tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể, nhưng Growth rate quá cao thực sự có thể có hại. Một khi tốc độ tăng trưởng vượt quá khả năng đáp ứng nhu cầu của một doanh nghiệp, nó có thể có một loạt các tác động đến hoạt động của công ty bao gồm:
- Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải làm việc nhiều hơn và trải qua tình trạng kiệt sức
- Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ giảm khi công ty cố gắng phục vụ nhiều khách hàng hơn
- Đơn đặt hàng tăng lên làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng và gây ra sự chậm trễ
- Các công ty phải vay nợ để đáp ứng nhu cầu hoạt động
- Chi phí cung ứng tăng khi quy mô hoạt động
4. Những yếu tố tác động
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến Growth rate của doanh nghiệp. Tốc độ phát triển của công ty cũng có thể thay đổi nhanh chóng từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của nó. Nhưng nhìn chung, một số yếu tố chính cần xem xét khi đánh giá Growth rate của doanh nghiệp là:
4.1. Ngành công nghiệp
Doanh nghiệp trong một số ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn các ngành khác. Ví dụ, các doanh nghiệp công nghệ có xu hướng có tốc độ tăng trưởng cực cao vì sự phát triển công nghệ nhanh chóng, nhu cầu cao về các công cụ công nghệ và nhóm đối tượng mục tiêu rộng. Các ngành mới nổi có thể có tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân khi ngành phát triển. Một số ngành khác có thể có tốc độ tăng trưởng thấp hơn, ổn định hơn, phù hợp hơn với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân.
4.2. Điều kiện kinh tế
Tình trạng của nền kinh tế có thể có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng trung bình của công ty. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, ngay cả những công ty thành công cũng có thể trải qua tốc độ tăng trưởng chậm hơn bình thường. Tương tự như vậy, khi nền kinh tế tổng thể đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp trì trệ có thể đột nhiên được hưởng tốc độ tăng trưởng cao giúp mở rộng hoạt động kinh doanh. Các điều kiện kinh tế cũng có thể tác động không cân đối đến một số doanh nghiệp ví dụ như các công ty cung cấp dịch vụ thiết yếu phát triển mạnh trong giai đoạn dịch Covid vừa qua.
4.3. Growth rate khác nhau từng giai đoạn
Các công ty thường có tốc độ tăng trưởng khác nhau trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Khi các công ty mới thành lập, họ có xu hướng có tốc độ tăng trưởng cao bởi vì họ đang phát triển từ con số không. Các doanh nghiệp có thể trải qua sự tăng trưởng bùng nổ khi họ ra mắt vì họ đang tiếp cận khách hàng lần đầu tiên.
Khi một doanh nghiệp trưởng thành, tốc độ tăng trưởng của nó có thể giảm xuống mức bền vững hơn. Một số công ty trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng khi họ tung ra sản phẩm mới hoặc phát triển các sáng kiến xây dựng thương hiệu. Và cuối cùng, một doanh nghiệp đang sa sút sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp, thậm chí là âm.
5. Kết
Nhìn chung, Growth rate đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành một doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp cần biết nó, người đầu tư cần biết nó, và cả người nhân viên, đối tác cũng cần biết để có thể điều hướng doanh nghiệp đi đúng cái đích mà mình muốn. Chắc bạn cũng đã biết Growth rate là gì và tầm quan trọng của nó rồi đúng không?!