Chỉ số KOSPI là gì? Khi các trader giao dịch, bên cạnh thị trường Việt Nam thì cũng nên quan tâm tới các chỉ số chứng khoán quốc tế. Bởi vì những chỉ số nổi bật của quốc tế sẽ tác động rất nhiều đến tâm lý người trong cuộc. Và KOSPI cũng là một chỉ số như vậy.
1. Chỉ số KOSPI là gì?
Chỉ số KOSPI (Korea Composite Stock Price Index) là chỉ số thị trường chứng khoán của Hàn Quốc, được đại diện bởi những cổ phiếu giá trị từ những công ty có tiếng trên thị trường chứng khoán nước này. Thông qua KOSPI, mọi người sẽ nhìn tổng quan được thị trường chứng khoán Hàn Quốc.
Cũng giống như S&P 500 tại Hoa Kỳ, VNIndex của nước ta hay SHCOMP của Trung Quốc, chỉ số KOSPI là đại diện cho Hàn Quốc. Dựa vào giá trị của chỉ số này, các nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá được các sự biến động tốt hay xấu thị trường nước này, và qua đó đưa ra được quyết định hợp lý là có nên đầu tư vào hay không, nên đầu tư thêm hay rút bớt vốn ra,…
Chỉ số KOSPI mà bạn thường thấy nhất là KOSPI 200, ngoài ra chúng ta còn thấy KOSPI 100 hay KOSPI 50. Trong đó, KOSPI là loại hay được theo dõi và quan tâm nhất vì nó mang tính đại diện cao hơn cho thị trường chứng khoán xứ sở kim chi. Tính cho đến năm ngoái – 2021, trong chỉ số KOSPI 200, các tập đoàn nặng ký trên cả nước, thậm chí là toàn cầu như Samsung Electronics, Hyundai Motor, Công ty sản xuất chất bán dẫn SK Hynix, công ty điện Korea Electric Power và Ngân hàng Shinhan Bank chiếm phần lớn. Chính vì vậy, có thể nói không ngoa rằng các tập đoàn sừng sỏ này có khả năng tác động mạnh mẽ, nắm trong tay quyền chi phối thị trường tài chính của nước này.
2. Lịch sử ra đời của KOSPI
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, chỉ số KOSPI chính thức được ra đời. Tháng 1 năm 1983, chỉ số KOSPI 200 bắt đầu được giao dịch và KOSPI 100 cũng như KOSPI 50 cũng được ra mắt. Trong đó, KOSPI 200 tổng hợp trung bình 200 cổ phiếu của công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường, KOSPI 100 tập trung vào nhóm công ty có vốn hóa thị trường nằm trong mức trung bình và KOSPI 50 tập trung vào nhóm công ty vốn hóa thị trường ở mức nhỏ.
Thực tế thời gian đầu, chỉ số này chỉ có giá trị khá nhỏ là 100 USD vào ngày 4 tháng 1 năm 1980. Vậy mà đến thời điểm hiện nay, giá trị KOSPI đã tăng chóng mặt kể từ năm 2021, hơn 3000 điểm và hiện KOSPI đang có khối lượng giao dịch hàng ngày tận hàng trăm triệu cổ phiếu, quy đổi ra tiền sẽ có được hàng nghìn tỷ won.
Ngoài ra, chỉ số KOSPI này cũng có thể được nhà đầu tư dùng thể theo dõi một nhóm ngành cụ thể chứ không chỉ riêng thị toàn bộ thị trường. Ví dụ như nhóm ngành ngân hàng, điện tử,… Hay thậm chí còn được dùng để theo dõi giá của các công cụ đầu tư như hợp đồng tương lai, quyền chọn,…
3. Các đợt biến động đáng kể
Chỉ số KOSPI thường giảm dưới mức 1.000 điểm, nhưng vào tháng 4 năm 1989 và tháng 1 năm 2000, nó đã tăng và đạt đến đỉnh trên 1.000 điểm.
Có một sự kiện quan trọng vào ngày 17 tháng 6 năm 1998, chỉ số KOSPI này đã tăng với biên độ lớn kỷ lục trong một ngày, tăng đến 8,50% tương đương với 23,81 điểm. Có thể nói cột mốc này là vô cùng quan trọng vì nó thể hiện sự hồi phục thị trường chứng khoán sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Và cũng là một kỷ lục nhưng không mấy tốt đẹp, vào ngày 12 tháng 9 năm 2001, chỉ số KOSPI này đạt được biên độ mức giảm lớn nhất một ngày, giảm 12,02% tương đương với 64,97 điểm.
Một cột mốc đáng chú ý nữa vào 2005, ngày 28 tháng 2, chỉ số KOSPI đóng cửa với 1.011,36 điểm, tiếp đến vào tháng 4, nó tiếp tục giảm đến mức 902,88 điểm. Nhưng sự khác biệt ở sự kiện lần này là nó không tiếp tục giảm tiếp, mà lại tăng trưởng liên tục, đến nỗi phá vỡ mức ổn định xấp xỉ 1000 điểm suốt bao năm qua. Ngày 26 tháng 9 cùng năm, chỉ số KOSPI vượt ngưỡng 1000, đạt 1.200 điểm và là cột mốc cho sự chuyển mình mới để tăng tiếp trong những năm tiếp theo.
Đến 24/7/2007, chỉ số này đã đạt mức kỷ lục mới khi lên đến 2.000 điểm. Đến ngày 25 cùng kỳ, nó cán mức 2.004,22 điểm khi đóng cửa. Và đến ngày 20 tháng 8 cùng năm, KOSPI phục hồi đến 5,69% tương đương 93,20 điểm trong một ngày. Có thể nói mức tăng này là mức lớn nhất kể từ khi FED giảm lãi suất chiết khấu.
Gần đây nhất là một sự kiện năm 2020, vào ngày 23 tháng 1, chỉ số KOSPI đã phá kỷ lục của nó trước đó vào năm 2018 khi tiếp tục cán mốc điểm mới – 2.602,59. Nhưng sau đó, KOSPI phải giảm khá sâu do tác động của dịch bệnh Corona. Đi tiếp cùng đại dịch, năm 2021 vừa qua đã có sự tăng trưởng lại của KOSPI do vaccine xuất hiện. Đến tháng 6 năm ngoái, KOSPI tiếp tục tạo ra một kỷ lục khi đạt 3.300 điểm – số điểm cao nhất tính đến hiện nay mà KOSPI đã cán mốc.
4. VNIndex của Việt Nam và KOSPI của Hàn Quốc
Như đã nói, các nhà đầu tư Việt Nam cũng nên quan tâm chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nói riêng và các chỉ số chứng khoán thế giới khác nói chung. Bởi lẽ nước ta và các quốc gia khác đang không ngừng hợp tác cùng phát triển, và do đó sẽ bị tác động nhiều.
Tương tự, chỉ số VNIndex đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số KOSPI đại diện cho thị trường chứng khoán của Hàn Quốc cũng có sự liên hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.
Hai chỉ số này sẽ có những tác động mạnh yếu đến nhau mỗi lúc một khác, và thậm chí đã có sự ảnh hưởng của chúng lên đến 70%. Và trong đầu năm 2019 thì mối liên hệ này đã giảm mạnh chỉ còn 35%.
Bên cạnh hai chỉ số này, chúng ta còn bị tác động bởi chỉ số SHCOMP của Trung Quốc. Khi tổng thống Donald Trump Tweet rằng Mỹ sẽ đánh thuế sản phẩm Trung Quốc, sự kiện mạnh. Nói chung, khi thị trường chứng khoán Hàn Quốc có biến động, thì thị trường nước ta chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng, không ít thì nhiều.
Về mặt rộng hơn, tình hình kinh tế thế giới cũng sẽ có những tác động lớn đến chỉ số KOSPI. Khoảng thời gian cuối năm 2020, KOSPI bắt đầu tăng trở lại sau thời gian giảm do dịch toàn cầu. Các chuyên gia tài chính cho rằng KOSPI có thể phục hồi dần theo biểu đồ dạng chữ W, tiếc là dự đoán này đã sai. KOSPI đã phục hồi rất bất ngờ theo biểu đồ dạng chữ V. Cụ thể vào ngày 11 tháng 8, chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã đóng phiên giao dịch ở cột mốc 2.428,67 điểm – một điểm số vượt mốc kỷ lục trước đó là 2400 kể từ tháng 6 năm 2018.
5. Kết
Nói chung bên cạnh KOSPI, các nhà đầu tư hay nhà giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam cần quan tâm thêm các chỉ số quốc tế khác như Dow Jones, S&P hay SHCOMP để có thể hiểu rõ hơn về các biến động trên thị trường nước nhà.
Trên đây là những thông tin căn bản nhất về chỉ số KOSPI mà mọi người nên biết. Chúc các bạn thành công trên con đường giao dịch chứng khoán của mình.