Cách đây 5 năm, sự việc Blockchain Dream “cuỗm” mất hàng trăm tỷ đồng của những nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin đã gây chấn động giới tài chính tại Việt Nam. Bên cạnh Blockchain Dream, trong lĩnh vực này còn có rất nhiều hình thức lừa đảo rất sáng tạo và tinh vi mà bạn nên cẩn trọng, vì ai trong số chúng ta đều có nguy cơ bị mắc lừa và mất tiền oan.
1. Toàn cảnh sự việc Blockchain Dream:
Vào năm 2017, một nhóm người trong tổ chức Blockchain Dream đã mở các khóa học miễn phí về chứng khoán và tài chính trên Youtube. Team này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực với những giá trị mà Blockchain Dream đã tạo ra cho cộng đồng.
Sau một thời gian, kênh Blockchain Dream dần chuyển hướng qua việc đào tạo chuyên sâu về chứng khoán, mở các lớp học cho ai có nhu cầu. Team Blockchain Dream cũng mời các chuyên gia “xịn xò” về để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Sự việc bắt đầu đi vào kế hoạch khi team Blockchain Dream chèo lái các thành viên trong lớp học đầu tư dạng Copy Trading nhằm đổ tiền hoa hồng vào tài khoản của một người nào đó được tôn thờ tại tổ chức này. Team Blockchain Dream đã thuyết phục học viên bằng cách thần thánh hóa người này và “lùa gà” cực kỳ nhiệt tình. Thời điểm đó, Blockchain Dream cũng bị tố là giảng dạy các kiến thức không đạt chuẩn, tạm bợ và lý thuyết suông.
Cho đến một ngày, tài khoản Copy Trading thua lỗ hoàn toàn thì người này và team Blockchain Dream cũng biến mất hoàn toàn. Lúc này đã quá trễ để cầu cứu hay lấy lại số vốn ban đầu.
2. Tại sao nhà đầu tư lại bị Blockchain Dream lừa?
Nếu Blockchain Dream xuất hiện vào năm 2022, có lẽ mọi người sẽ ít bị lừa hơn. Thời điểm 2017, các hình thức đầu tư tài chính trở nên cực kỳ phổ biến, với khả năng sinh lời được quảng bá rộng rãi trên thị trường.
Đứng giữa những cơ hội này, rất nhiều người bắt đầu tìm kiếm cách để đầu tư vào thị trường tài chính. Họ tìm đến chứng khoán, Forex, tiền điện tử và cả những trò cá cược. Là một lĩnh vực mới, nhiều người tìm kiếm và tham gia các khóa học tài chính để từ từ bước chân vào đầu tư.
Lợi dụng tình hình như trên, các trò lừa đảo trong giới tài chính cũng xuất hiện nhiều vô kể. Bên cạnh những khóa học chất lượng, có rất nhiều khóa học hay các clip hướng dẫn giao dịch tài chính có nội dung kém chất lượng mà Blockchain Dream là một ví dụ.
Blockchain Dream đã tiếp cận công chúng bằng cách mang lại giá trị cho cộng đồng, thông qua những clip dạy chứng khoán và Forex miễn phí. Việc cung cấp kiến thức miễn phí sẽ rất đáng quý, đáng trân trọng nếu Blockchain Dream không thực hiện những chiêu trò tiếp theo.
Sau khi đăng tải những clip dạy học lên Youtube, team Blockchain Dream đã dùng tool để hack view, chạy seeding bình luận để chèo lái dư luận, tăng độ uy tín của những clip mình tạo ra. Không những thế, trên các kênh social của Andy Quý Vũ, luôn đều đặn update những hình ảnh sang chảnh như đi chơi golf, khoe tài sản, của cải để khiến mọi người tin rằng mình là một người thành công trong giới.
Sau khi tạo ra hiệu ứng cho chính mình, Andy Quý Vũ và team Blockchain Dream bắt đầu bán khóa học với mức giá 50 triệu. Khóa học này diễn ra trong vòng 7 buổi và được cam kết hoàn tiền nếu nhà đầu tư không hiểu nội dung giảng dạy. Và đây là chỉ là cam kết suông.
Xuyên suốt quá trình dạy học, người đàn ông có tên Andy Quý Vũ không bao giờ lộ diện. Không ai biết Andy Quý Vũ có ngoại hình như thế nào, vóc dáng ra sao. Khi đăng kí khóa học thành công, các học viên được add vào group zalo, trong những group này luôn có những tài khoản seeding của team Blockchain Dream nhằm tăng độ tin tưởng cho học viên.
Cũng với những chiêu trò này, Andy Vũ dần lừa được mọi người tham gia copy trade với điều kiện nộp chi phí 30% và không cam kết hoàn tiền nếu lỗ. Sau 2 ngày, toàn bộ nhà đầu tư đã hiểu ra rằng mình đã bị lừa. Kiến thức khóa học không áp dụng được, lệnh copy trade thua lỗ hoàn toàn. Người dạy học biến mất, team Blockchain Dream cũng lặn mất tăm. Không ai sau đó có thể tìm ra những kẻ lừa đảo hay có thể nhờ pháp luật can thiệp.
Blockchain Dream đã có một kịch bản quá sức hoàn hảo, rất kiên nhẫn dẫn dụ các con mồi. Tuy nhiên ngày nay chúng ta thấy rằng còn có rất nhiều hình thức lừa đảo khác, cần phải cẩn trọng nếu không sẽ bị lừa gạt.
3. Các hình thức lừa đảo phổ biến:
Để tránh bị lừa, bạn nên xem thêm các hình thức lừa đảo tài chính phổ biến dưới đây.
3.1. Ponzi Scheme:
Các chương trình Ponzi được đặt theo tên của nhà phát minh Charles Ponzi, người đã đảm bảo cho các nhà đầu tư trong chương trình của mình lợi nhuận 50% trong vòng 45 ngày vào những năm 1920. Tuy nhiên, thay vì đầu tư tiền của các nhà đầu tư của mình, anh ấy chỉ đơn giản là trả cho các nhà đầu tư trước đó bằng tiền mới đến từ các nhà đầu tư mới. Thật không may, kiểu đầu tư này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
3.2. Sơ đồ Kim tự tháp
Một trò lừa đảo tài chính phổ biến khác là kế hoạch kim tự tháp. Các chương trình kim tự tháp trong không gian đầu tư tài chính có chức năng hơi giống với các chương trình Ponzi với sự khác biệt là các nhà đầu tư cá nhân trong chương trình được khuyến khích tiếp cận các nhà đầu tư mới mà sau đó họ sẽ nhận được hoa hồng.
Nếu bạn bắt gặp một kế hoạch đầu tư mang lại lợi nhuận rất cao và hoa hồng cho việc tuyển dụng các nhà đầu tư mới, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang giao dịch với một công ty lừa đảo sử dụng hệ thống kế hoạch kim tự tháp.
3.4. Pump and Dump
Các kế hoạch bơm và bán phá giá liên quan đến việc quảng bá cổ phiếu của một công ty nhỏ bằng cách sử dụng các chiến thuật bán hàng tích cực qua điện thoại để tăng giá cổ phiếu. Khi cổ phiếu đã đạt đến một mức giá mục tiêu nhất định, thủ phạm sẽ bán cổ phiếu của họ mà họ đã mua trước khi quảng bá cổ phiếu, lúc này giá cổ phiếu sẽ sụp đổ và các nhà đầu tư mất tiền.
3.5. Trộm cắp danh tính
Đánh cắp danh tính đề cập đến bất kỳ loại gian lận nào được thực hiện bằng cách đánh cắp thông tin cá nhân. Kẻ trộm danh tính sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân (PII) của bạn – chẳng hạn như tên, ngày sinh và số An sinh xã hội (SSN) – để truy cập vào tài khoản và tài sản của bạn.
3.6. Gian lận thẻ tín dụng
Gian lận thẻ tín dụng – và cả gian lận thẻ ghi nợ – xảy ra khi ai đó sử dụng thẻ hoặc số tài khoản của bạn mà không được phép.
Họ có thể đánh cắp thẻ thực của bạn, lừa bạn nhập thông tin trên trang web lừa đảo hoặc email, mua thông tin chi tiết của bạn trên Dark Web hoặc sử dụng bất kỳ trò gian lận thẻ tín dụng nào khác. Tin tặc cũng có thể tạo bản sao thẻ vật lý của bạn chỉ bằng số thẻ tín dụng của bạn.
Nhìn chung, Blockchain Dream chỉ là một hình thức lừa đảo “bé xíu” trong giới tài chính, bởi ngày nay, chúng ta nhìn thấy rất nhiều trò lừa đảo đáng sợ khác. Từ Blockchain Dream và những sự cảnh báo trên, bạn nên cẩn trọng trước những gì liên quan đến đầu tư.