Khi phân tích ngoại hối, các nhà đầu tư sẽ sử dụng các công cụ lập biểu đồ và hiển thị thông tin. Trong đó, biểu đồ nến có thể nói là được sử dụng phổ biến nhất. Vì thế, học cách đọc biểu đồ hình nến là một bước quan trọng để bạn trở thành một trader thành công.
1. Biểu đồ nến là gì?
Biểu đồ nến được dùng để hiển thị thông tin về sự thay đổi giá của tài sản dựa trên các mô hình trong quá khứ. Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ năm 1700, trước khi các dạng biểu đồ khác (như biểu đồ đường, biểu đồ điểm,…) được phát triển.
Một hình nến trên biểu đồ sẽ hiển thị bốn điểm giá: giá mở, giá đóng, giá cao nhất và giá thấp nhất. Chúng được thể hiện trên biểu đồ nến Nhật bởi các thành phần nhất định của cây nến bao gồm thân, bấc và màu sắc.
- Phần thân đại diện cho phạm vi mở đến đóng cửa,
- Sợi bấc (còn gọi là đuôi hoặc bóng nến) đại diện cho mức cao-thấp trong ngày,
- Và màu sắc cho biết hướng chuyển động của thị trường: sự tăng giá được biểu thị bằng phần thân màu trắng hoặc xanh lá cây và sự giảm giá được biểu thị bằng màu đỏ hoặc đen trên thân nến.
2. Lịch sử của biểu đồ nến
Biểu đồ này có nguồn gốc từ Nhật Bản, chính vì vậy nó còn được gọi là biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản.
Ban đầu chúng được sử dụng bởi các thương gia để giúp họ dự đoán và kiếm lợi nhuận từ việc buôn bán gạo vào thế kỷ 18. Trong đó người khởi xướng cho việc vẽ biểu đồ nến là Munehisa Homma (1724–1803), một thương gia gạo từ Sakata, Nhật Bản, ông đã buôn bán gạo Ojima chợ ở Osaka thời Mạc phủ Tokugawa.
3. Các loại nến
3.1. Nến Bullish và Bearish
Nhìn chung thì trong biểu đồ nến sẽ có hai loại nến thể hiện giá chứng khoán tăng hay giảm trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu giá tăng tính từ thời điểm mở cửa đến khi đóng cửa, thân nến sẽ được đánh dấu bằng màu xanh lá cây hoặc màu trắng, đây được gọi là một cây nến tăng bullish. Phần đáy của thân nến hiển thị giá mở cửa và phần giá trên hiển thị giá đóng cửa.
Nếu giá giảm, thân nến sẽ có màu đỏ hoặc đen, đây là một cây nến giảm bearish. Phần trên của thân nến hiển thị giá mở cửa, còn phần dưới cùng của thân hiển thị giá đóng cửa.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với những dạng của nến nếu không phân loại theo giá tăng/giảm khi đóng cửa:
3.2. Nến Doji
Nếu giá mở cửa trùng với giá đóng cửa của tài sản thì cây nến sẽ không có thân, đây được gọi là 1 cây nến doji và được đánh dấu bằng một dấu gạch ngang. Doji có thể là một dự đoán về sự đảo chiều của giá.
3.3. Marubozu
Marubozu về cơ bản là loại nến đối lập với nến doji: Nó có thân nến dài và hầu như không có bấc.
Biểu đồ nến bao gồm các cây nến xếp cạnh nhau, mỗi hình nến thể hiện sự chuyển động của giá trong khoảng thời gian bạn được chỉ định. Vì mỗi cây nến hiển thị những thay đổi về giá trong những khoảng thời gian nhất định, các nhà giao dịch có thể sử dụng biểu đồ này để xem xu hướng và cố gắng dự đoán những thay đổi về giá. Các mẫu hình nến có thể cho thấy giá có khả năng tiếp tục theo chiều hướng giảm hay tăng, hoặc xu hướng giá có thể đảo ngược từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng.
Ví dụ với 1 cây nến Marubozu màu xanh, các trader có thể dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng. Còn với 1 cây doji, giá có thể đảo chiều. Tuy nhiên tất cả chỉ là “có thể” thôi vì bạn cần dựa vào nhiều yếu tố hơn là chỉ một mẫu hình nến.
4. Khung thời gian biểu đồ nến
Nhà giao dịch có thể chọn khung thời gian mà mỗi cây nến đại diện. Ví dụ bạn chọn khung thời gian 24h, lúc này nến sẽ hiển thị giá mở cửa, giá đóng cửa, mức cao và thấp trong một ngày. Mỗi cây nến trong biểu đồ sẽ hiển thị chuyển động giá trong một ngày. Bạn có thể thấy rằng giá cổ phiếu giảm đáng kể trong suốt cả ngày, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm tiếp tục trong những ngày tới.
Các khung thời gian được sử dụng phổ biến nhất trong biểu đồ nến là:
- 1 phút (M1)
- 5 phút (M5)
- 15 phút (M15)
- 30 phút (M30)
- 1 giờ (H1)
- 4 giờ (H4)
- Hàng ngày (D1)
- Hàng tuần (W1)
- Hàng tháng (M1)
Khung thời gian ngắn hơn về cơ bản cho phép các nhà giao dịch phóng to biến động giá của biểu đồ. Ví dụ: biểu đồ H1 sẽ có số nến gấp 4 lần biểu đồ H4, vì vậy các nhà giao dịch có thể xem xét kỹ hơn những thay đổi về giá.
5. Các mô hình nến tăng giá và giảm giá
5.1. Mô hình Bearish Engulfing
Nếu có nhiều người bán hơn người mua khi biểu đồ có xu hướng đi lên, các nhà giao dịch sẽ thấy một hình nến dài màu đỏ xuất hiện sau một hình nến nhỏ màu xanh lá cây. Điều này có thể cho thấy rằng giá có thể giảm mạnh tiếp theo.
5.2. Mô hình Bullish Engulfing
Mô hình ngược lại sẽ xảy ra nếu giá có xu hướng giảm nhưng sau đó xuất hiện một thanh nến dài màu xanh lá cây trong biểu đồ. Điều này có thể cho thấy giá sẽ tiếp tục tăng.
5.3. Bearish Harami
Nếu nhà giao dịch nhìn thấy một thân nến nhỏ màu đỏ hoàn toàn vừa vặn (nằm trong) thân nến của ngày hôm trước, mô hình này cho thấy người mua đang lưỡng lự, có thể chưa quyết định nên mua hay bán. Hành động giá tiếp tục giảm sau cây nến nhỏ này có thể cho thấy xu hướng giảm dài hạn hơn.
5.4. Bullish Harami
Đối lập với Bearish Harami là Bullish Harami, có thể cho thấy giá sẽ tiếp tục đi lên khi bạn thấy hành động giá tiếp tục giảm sau cây nến nhỏ này.
5.5. Cây búa
Nếu giá giảm đáng kể nhưng sau đó quay trở lại và cuối cùng đóng cửa gần mức cao, nó sẽ tạo ra một cậy nến có bóng dài xuống dưới cùng thân nhỏ, và nến này được gọi là một nến búa. Đó là một tín hiệu tăng giá trong biểu đồ nến vì nó cho thấy giá đang giảm nhưng sau đó các nhà giao dịch đã đẩy nó lên trở lại.
5.6. Người treo cổ
Mô hình người treo ngược lại với mô hình nến búa, vì thế nó còn được gọi là búa ngược. Nếu các nhà giao dịch đang cố gắng xác định đỉnh hoặc đáy của thị trường, họ thường sử dụng các mẫu hình búa và mẫu treo cổ làm chỉ báo.
5.7. Sao hôm
Mô hình này có ba chân nến. Biểu tượng đầu tiên cho thấy xu hướng tăng, biểu tượng nến thứ hai có thân nhỏ và biểu tượng thứ ba đóng cửa bên dưới tâm của thanh nến đầu tiên. Đó là một mô hình đảo chiều giảm giá.
5.8. Sao mai
Ngược lại của ngôi sao hôm buổi tối là ngôi sao mai buổi sáng, và ngược với nến sao hôm giảm giá là nến sao mai tăng giá. Hình nến đầu tiên trong mô hình này dài và màu đỏ, hình nến thứ hai ngắn và thấp hơn hình nến đầu tiên, và hình nến thứ ba là hình nến dài màu xanh lá cây đóng phía trên tâm của hình nến đầu tiên.
5.9. Khoảng trống
Khoảng trống là khoảng thời gian không có giao dịch thương mại. Khoảng trống trong biểu đồ nến có thể chỉ ra các mức hỗ trợ và kháng cự, có thể được theo sau bởi một xu hướng tăng hoặc giảm tiếp theo.
6. Kết
Như vậy bài viết đã tổng hợp một số thông tin căn bản về biểu đồ nến và cách đọc biểu đồ cho các bạn. Nếu là người mưới, bạn nên tìm hiểu và thực hành kỹ để nhớ mặt nến và đưa ra dự đoán chính xác hơn nhé.
Tổng hợp: https://taichinhtienao.com/