Trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán, nhiều nhà đầu tư thường đã phân tích rất kỹ thị trường và yếu tố khác nhưng vẫn bị “cháy” mà không hiểu nguyên do. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do này, đó là một bẫy giảm giá – Bear Trap. Vậy Bear Trap cụ thể là gì?
Tìm hiểu Bear Trap là gì?
Bear Trap (nghĩa là Bẫy giảm giá) là một tín hiệu mô tả giá thị trường đang bị đảo chiều (cụ thể là giá có dấu hiệu giảm trong một thị trường có giá đang ở xu hướng tăng). Hiện tượng này xảy ra khi mà giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Lúc này, các nhà đầu tư sẽ lầm tưởng rằng thị trường đang bắt đầu đảo chiều nên họ sẽ dồn tiền đặt mua nhiều lệnh nhất có thể với hy vọng sẽ đón đầu được cơ hội tốt nhằm bán ra khi thị trường tốt lên và thu lợi nhuận. Tuy nhiên, sự thật thường là giá chỉ giảm đi một ít và rồi nhanh chóng tăng vọt trở lại khiến các nhà đầu tư không kịp trở tay do đó, dẫn đến thua lỗ với người chưa có kinh nghiệm.
Ví dụ cụ thể về Bear Trap
Một ví dụ cụ thể để bạn đọc dễ hình dung, là cổ phiếu AGU (Agrium, Inc.) vào ngày 7 tháng 6 vừa rồi. Giá cổ phiếu AGU đã phá vỡ kỷ lục mức thấp nhất trong hai ngày liên tiếp nhưng sau đó lại đột nhiên quay đầu tăng vọt trở lại, điều này khiến không ít nhà đầu tư phải điêu đứng. Đặc biệt là những nhà đầu tư mới, còn non kinh nghiệm. Hầu như trong cuộc đời đầu tư chứng khoán, bất kể nhà đầu tư nào cũng ít nhất một vài lần dính bẫy giảm giá – Bear Trap này. Bear Trap cũng thường được các nhà đầu tư nhắc đến như là một Breakout giả. Không chỉ thị trường cổ phiếu của chứng khoán mà một số mảng khác cũng xuất hiện bẫy giảm giá từ trái phiếu, hợp đồng tương lai đến tiền tệ.
Tâm lý thị trường khi Bear Trap – Bẫy giảm giá xuất hiện
Để có thể phân tích được tâm lý thị trường lúc bẫy giảm giá xuất hiện, trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà hình thành nên Bear Trap.
Nguyên nhân xuất hiện Bear Trap
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến Bear Trap nhưng một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là do “Bears” (phe gấu) có những tác động dẫn đến giá giảm hoặc kéo giá thị trường xuống thấp.
Một vài thị trường thường xuất hiện vấn đề là khi có rất nhiều người muốn được mua cổ phiếu tuy nhiên mức giá họ chào (hay còn gọi là giá Bid) không hợp lý nên hiếm người bán đồng ý bán. Lúc này, họ có thể thay đổi giá Bid của mình, bằng cách tăng mức giá chào mua của mình lên dẫn tới có nhiều người bán sẽ sẵn sàng bán cổ phiếu của họ hơn. Điều này sẽ thúc đẩy thị trường hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ bởi sự mất cân bằng giữa lượng cung và mức cầu.
Phân tích tổng quan tâm lý thị trường xoay quanh thời điểm Bear Trap xuất hiện
Như đã mô tả ở trên, khi mà cổ phiếu bắt đầu được bán ra nhiều dẫn tới áp lực cần phải bán cổ phiếu đó của những người đang nắm giữ vì họ biết đây là thời cơ thuận lợi để thu lợi nhuận. Nếu qua thời điểm này họ e sợ sẽ mất cơ hội được bán với giá tốt.
Do đó, lợi dụng tâm lý này, các tổ chức tài chính lớn thường tác động đến giá thị trường theo hình thức tương tự. Họ thường đặt Bear Trap tại thị trường mà họ đang tham gia ngay tại lúc mà hầu hết các nhà giao dịch tại thị trường đều tin rằng giá đã hết xu hướng tăng và đang bắt đầu giảm dần. Khi giá bắt đầu giảm thật thì những nhà đầu tư sẽ tiếp tục bị đánh lừa rằng giá còn giảm nữa.
Mối liên hệ giữa Bear Trap và bán khống (short-selling)
Một số nhà đầu tư sẽ bị cuốn vào một cái bẫy được gọi là “bẫy non” (short squeeze) khi mà họ bị dính Bear Trap và tiến hành bán khống cổ phiếu trong khi giá của cổ phiếu bắt đầu tăng mạnh mẽ một cách bất ngờ.
Khi mà giá của cổ phiếu (hoặc bất cứ tài sản chứng khoán nào khác) tăng giá một cách mạnh mẽ ngay sau đợt giảm giá sốc cực ngắn lần thứ nhất thì sẽ có nhiều người sẵn sàng chi tiền mua dẫn đến tình huống bán khống xuất hiện. Nhiều nhà đầu tư sẽ phải bán khống nhằm cắt lỗ coi như kết thúc giao dịch nhưng điều đó lại vô hình chung tạo nên sức ép lớn lên giá của cổ phiếu đó. Tesla là một trong những ví dụ điển hình khi họ khiến nhiều người phải bán khống.
Làm sao nhận biết được Bear Trap
Việc nhận biết Bear Trap hay bất kỳ một bẫy giá nào cũng vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp nhà đầu tư ngăn chặn đưa nguy cơ thua lỗ có thể xảy đến. Có nhiều công cụ hỗ trợ nhà đầu tư trong vấn đề này. Một trong số đó có Fibonacci là được sử dụng phổ biến nhất.
Fibonacci giúp nhà đầu tư nhận biết tín hiệu hội tụ hay phân kỳ bằng cách gửi đến các chỉ báo cùng với price action. Khi mà giá dừng lại tại một trong các chỉ báo của Fibonacci tức thị trường đang có dấu hiệu xuất hiện bẫy giá. Để nhận diện được một tình huống là bẫy giá hay thật là breakout thì việc xác định các vùng giá và ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự rất quan trọng.
Hướng dẫn tránh sập bẫy giảm giá – Bear Trap
Để có thể tránh sập bẫy giá – Bear Trap không phải chỉ cần học lý thuyết là đủ vì thực tế thị trường rất tinh vi khó nhận biết như khi mô tả trên câu chữ. Hầu như các nhà đầu tư ai cũng đều trải qua ít nhất vài lần dính bẫy mới rút kinh nghiệm thực tế được. Thậm chí nhiều nhà đầu tư lâu năm vẫn còn có thể bị sập bẫy. Quan trọng nhất là bạn cần học cách nhận biết nó cũng như sẵn sàng cho một kế hoạch để hạn chế mức lỗ hết mức có thể. Một số kiến thức cơ bản nhà đầu tư cần nắm để hạn chế rủi ro như: price action là gì, kiến thức về kỹ thuật phân tích chung cũng như tích lũy kinh nghiệm từ các nhà đầu tư đi trước nhằm hạn chế tối đa.
Cách hạn chế lỗ
- Nên đặt Stop loss cho các lệnh giao dịch của mình. Bất kể nhà đầu tư chuyên nghiệp hay nhà đầu tư nào cũng đều đặt lệnh Stop Loss cho tất cả các lệnh của họ như một công cụ hạn chế lỗ.
- Không được để điểm cắt lỗ không quá 2% (trên tổng một lệnh giao dịch).
- Nên hạn chế sử dụng tỷ lệ đòn bẩy quá cao.
- Bên cạnh đó, người đầu tư cần lưu ý không nên đặt hết tất cả trứng của bạn vào một rổ. Hay nói cách khác là “All in one”. Việc phân bổ nguồn đầu tư cần điều chỉnh và cân đối sao cho hợp lý.
Lời kết
Bear Trap là một vấn đề quan trọng trong các giao dịch đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư (nhất là những nhà đầu tư mới) cần hiểu rõ để có tránh được những thua lỗ đáng tiếc. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức phân tích nhằm nhận biết được những bẫy giá có thể xảy ra trong quá trình giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro có thể có nếu bị dính bẫy giá. Hy vọng rằng bạn đọc đã có những kiến thức bổ ích thông qua bài viết về bẫy giảm giá cũng như những thông tin liên quan đến bẫy giảm giá và cách nhận biết, phòng tránh dính bẫy.