Bandwagon là gì và có tác động đến hành vi con người như thế nào? Hiệu ứng bandwagon có thể tác động mạnh mẽ đến mọi người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu nó. Và bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn tường tận hơn về hiệu ứng bandwagon.
1. Hiệu ứng bandwagon là gì?
Hiệu ứng bandwagon (hiệu ứng đoàn tàu) là khi người ta làm điều gì đó vì mọi người khác đang làm điều đó. Dưới hiệu ứng của bandwagon, càng nhiều người làm điều gì đó, thì khả năng người khác làm điều đó càng cao, mà không cần suy nghĩ kỹ xem họ có thực sự nên làm hay không.
Hiệu ứng bandwagon này là một khái niệm bắt nguồn từ giữa thế kỷ 20 từ những chiếc xe ngựa trong các chiến dịch bầu cử. Xe ngựa này chuyên chở các ban nhạc mà các ứng cử viên bầu cử thuê để thu hút sự chú ý của cử tri khi họ phát biểu. Cuối cùng, âm nhạc đã tạo ra hiệu ứng bandwagon, khiến nhiều người chú ý và hào hứng bầu cử cho ứng viên đó hơn.
Hiệu ứng bandwagon thuộc về tâm lý học hành vi, giải thích cách con người cư xử và đưa ra quyết định. Chính vì thế, để hiểu tại sao hiệu ứng bandwagon có thể điều hướng quyết định của con người, chúng ta phải xem xét tâm lý học hành vi. Câu trả lời khá đơn giản là bởi vì con người chúng ta từ xưa đã có tập tính sống bầy đàn, điều này không thay đổi đến tận ngày nay, chúng ta luôn sống trong một xã hội có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, hành động giống như hầu hết mọi người theo bandwagon có thể có lợi cho chúng ta và đem lại sự yên tâm hơn cho người làm.
2. Ví dụ
Một ví dụ về hiệu ứng bandwagon là khi mọi người nhìn thấy một bình luận trên mạng xã hội nhận được nhiều lượt thích và comment ủng hộ, họ có nhiều khả năng sẽ ủng hộ nó hơn. Một ví dụ khác về hiệu ứng bandwagon là khi mọi người thấy những người khác đang bơm tiền vào thị trường chứng khoán, họ cũng có xu hướng đầu tư, điều này có thể dẫn đến bong bóng đầu cơ và sụp đổ thị trường.
Thực tế có rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống mà hiệu ứng bandwagon có thể ảnh hưởng đến mọi người. Ví dụ:
Hiệu ứng bandwagon có thể ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng về việc mua sản phẩm nào. Ví dụ: mọi người thường mua cùng một thương hiệu hoặc style quần áo mà những người thân quen khác đang mặc, vì họ muốn chứng tỏ rằng họ đang theo xu hướng thời trang mới nhất (một hành vi được gọi là tiêu dùng theo nhóm, được tận dụng trong tiếp thị và quảng cáo).
Hiệu ứng bandwagon có thể ảnh hưởng đến xu hướng xả rác của mọi người. Ví dụ: mọi người có nhiều khả năng xả rác hơn nếu họ ở trong một môi trường đã được xả rác và ít có khả năng xả rác hơn nếu họ ở trong một môi trường sạch sẽ.
3. Cách tránh hiệu ứng bandwagon
Vì hiệu ứng bandwagon là một khuynh hướng nhận thức, nên nếu muốn bạn vẫn có thể giảm tác động của nó đối với mình và những người khác bằng cách sử dụng các kỹ thuật thích hợp như sau:
3.1. Tạo khoảng cách từ các tín hiệu bandwagon
Ví dụ bạn có thể tạo khoảng cách vật lý với những tín hiệu đó bằng cách tránh xa những người gây áp lực với bạn trước khi bạn đưa ra quyết định, hoặc bạn có thể tạo khoảng cách tạm thời bằng cách đợi một ngày sau khi nói chuyện với mọi người trước khi bạn đưa ra quyết định.
3.2. Làm chậm quá trình lập luận để tránh bandwagon
Điều này liên quan đến việc dành thời gian để suy nghĩ thấu đáo tình hình một cách chậm rãi và có tính phân tích rõ ràng, thay vì dựa vào trực giác hoặc lý luận vội vàng mà bandwagon hướng bạn đến. Ví dụ: nếu bạn đang tranh luận về việc “có nên đầu tư vào Bitcoin thời điểm này hay không”, bạn có thể liệt kê rõ ràng ưu và nhược điểm của nó, sau đó nói rõ ràng rằng bạn đã đưa ra quyết định nào và tại sao, chứ không phải nghe theo nhiều người xung quanh và đẩy hướng suy nghĩ mình theo họ và mắc kẹt trong bandwagon.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho suy nghĩ của mình. Ví dụ, trước khi bạn đưa ra quyết định có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng bandwagon, hãy đến một nơi nào đó yên tĩnh, miễn là bạn có thể tập trung đủ để việc suy nghĩ về tình huống này.
3.3. Hãy tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Nhắc nhở bản thân rằng cuối cùng, bạn phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào của mình, ngay cả khi quyết định đó được thúc đẩy bởi hiệu ứng bandwagon hoặc các loại ảnh hưởng xã hội khác. Điều này giúp bạn cẩn trọng hơn trong việc ra quyết định. Một gợi ý nhỏ chỗ này là bạn hãy xem xét hậu quả sẽ như thế nào nếu bạn tuân theo quy trình hành động do hiệu ứng bandwagon gợi ý, và sẽ như thế nào nếu bạn không làm theo, xét về các yếu tố như điều gì sẽ xảy ra và bạn sẽ cảm thấy như thế nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét các lựa chọn thay thế. Ví dụ, hãy cố gắng xác định một hướng hành động thay thế khác với hướng hành động được gợi ý bởi các tín hiệu của bandwagon, và xem xét những lợi thế tiềm năng của nó để tránh bị bandwagon chiêu dụ.
Ngoài ra, để chắc chắn hơn nữa thì bạn có thể nói chuyện với một cá nhân đáng tin cậy, người không có khả năng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng bandwagon cụ thể mà bạn lo lắng và hỏi họ suy nghĩ của họ về quá trình lập luận của bạn.
4. Cách câu hỏi giúp bạn sử dụng hiệu ứng bandwagon
Trong một số trường hợp, có thể bạn có lợi khi sử dụng hiệu ứng bandwagon để tác động đến suy nghĩ và hành động của mọi người. Để sử dụng hiệu ứng bandwagon một cách tối ưu, điều quan trọng trước tiên là phải hiểu bandwagon là gì và nó có thể ảnh hưởng đến mọi người như thế nào. Sau đó, bạn nên đánh giá tình hình để xác định cách áp dụng hiệu ứng bandwagon tốt nhất trong tình huống cụ thể của mình, bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau để có thể tạo ra một kịch bản truyền tải hiệu ứng bandwagon tốt nhất:
- Tôi đang cố gắng đạt được kết quả gì?
- Các đối tượng mục tiêu hiệu ứng bandwagon của tôi là ai?
- Đặc điểm của đối tượng mục tiêu bandwagon là gì? Ví dụ: tôi chỉ nhắm mục tiêu một nhóm người hay nhiều nhóm người? Nếu tôi đang nhắm mục tiêu nhiều nhóm, các nhóm này khác nhau về mặt xã hội ở điểm nào?
- Tôi có thể làm gì để phát huy hiệu ứng bandwagon trong thực tế? Ví dụ: tôi có thể sử dụng những phương tiện xã hội nào để tạo hiệu ứng?
- Đối tượng mục tiêu bandwagon của tôi sẽ phản ứng như thế nào với các phương pháp tiếp cận khác nhau mà tôi có thể sử dụng? Cụ thể, đối tượng mục tiêu của tôi sẽ phản hồi thuận lợi với cách tiếp cận nào, và họ sẽ phản ứng tiêu cực với cách tiếp cận nào (và tại sao)?
5. Kết
Điều quan trọng là chúng ta phải luôn nhận thức được rằng, hiệu ứng bandwagon có thể ảnh hưởng đến các quyết định hàng ngày của chúng ta. Vì thế bạn cần hiểu rõ nó là gì để tránh, cũng như để tận dụng trong nhiều tình huống cụ thể. Và mong rằng thông qua bài viết tổng quan này, bạn đã biết được hiệu ứng bandwagon là gì, cách tránh hiệu ứng và những câu hỏi cần tiết để bạn thiết lập một kịch bản hướng người khác hành động theo hiệu ứng bandwagon này.