Gần đây, khi Tiktok phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam thì mới có nhiều người Việt biết đến Affiliate marketing. Mặc dù hình thức kiếm tiền này đã xuất hiện và phổ biến từ rất lâu. Vậy thực chất Affiliate marketing là gì? Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức nhé.
1. Affiliate là gì?
Affiliate hay đầy đủ hơn là Affiliate marketing nghĩa là tiếp thị liên kết. Đây là thuật ngữ để mô tả hình thức kiếm một nguồn thu nhập thụ động trực tuyến (MMO) bằng cách quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của một đơn vị, nhãn hàng hay thậm chí là một cá nhân nào đó đến với người tiêu dùng bằng các đường link tự tạo. Bạn sẽ nhận hoa hồng nếu một khách hàng nào đó click vào đường link bạn tạo để mua hàng hoặc nhiều đơn vị sẵn sàng trả hoa hồng tính theo số lượt click vào link để xem sản phẩm.
Affiliate thường sẽ có mối quan hệ mật thiết với e-commerce hay sàn thương mại điện tử, phổ biến ở Việt Nam hiện nay là Lazada, Shopee, Tiki và nền tảng Accesstrade, Zalora …
2. Những thành phần chính tồn tại trong mô hình Affiliate Marketing
Có 5 thành phần cơ bản tồn tại trong mô hình Affiliate, gồm có:
Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi Affiliate
Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ (Merchant) trong Affiliate thường gồm: Những cá nhân, công ty hay đơn vị sản xuất. Nhà cung cấp này sẽ là bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ gốc đến người tiêu dùng cuối cùng nhưng sẽ thông qua vài trung gian Affiliate. Sản phẩm của họ có thể là sản phẩm hữu hình như đồ điện tử, thời trang (quần áo, giày dép, túi xách…), đồ gia dụng, sách vở, nội thất, thực phẩm… hay sản phẩm vô hình như: khóa học, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc thú cưng, khám sức khỏe …
Nhà phân phối sản phẩm, dịch vụ (Publisher)
Nhà phân phối thường là những cá nhân, hay doanh nghiệp có website bán hàng riêng, hoặc thậm chí Facebook, tài khoản Tiktok, Youtube, Intagram uy tín với một số người truy cập, follow lớn và ổn định. Đơn vị này cần phải có được khả năng chạy quảng cáo kèm theo tỷ lệ chuyển đổi từ CPM hoặc CPC sang CPA thuộc mức trung bình, cao. Hoặc những cá nhân có nền tảng MMO tốt và muốn kiếm thêm thu nhập thụ động từ hình thức Affiliate. Đây là những cá nhân/ đơn vị trực tiếp sử dụng hình thức Affiliate. Họ có lợi thế là hiểu nhu cầu khách hàng hoặc đơn giản là đem đến cho khách hàng sự lựa chọn, hay chỉ là review về một sản phẩm/ dịch vụ hiệu quả họ đã dùng và nếu ai đó thấy hữu ích sẽ nhấn vào mua.
Khách hàng
Trong chuỗi cung ứng Affiliate thì đây được xem là khách hàng cuối cùng. Những người này sẽ là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ cho đánh giá (trên nền tảng họ đã mua) hoặc thậm chí giới thiệu thêm người thân, bạn bè cùng mua sản phẩm.
Affiliate Network hay mạng lưới của chuỗi tiếp thị liên kết
Đây là trung gian kết nối nhà phân phối với nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng Affiliate. Trung gian này hiện nay đang dần được tối giản. Tức một số nhà cung cấp sẽ tự tìm đến nhà phân phối mà không thông qua trung gian. Tuy nhiên, trung gian này vẫn đóng một vai trò quan trọng. Chẳng hạn, Lazada và Shopee là hai trung gian Affiliate khá phổ biến. Họ tìm kiếm nhà phân phối thường xuyên với những ưu đãi hấp dẫn.
Affiliate Program
Những chương trình Affiliate này thường do bên trung gian lên kế hoạch tổ chức, về chương trình cũng như các chính sách, mức phần trăm hoa hồng, ưu đãi và những hỗ trợ dành cho nhà cung cấp cũng như nhà phân phối. Hoặc bên trung gian có thể thuê thêm một bên trung gian khác nữa đảm nhận riêng phần này trong hệ thống Affiliate.
3. Hướng dẫn chi tiết về Affiliate Marketing cho người mới bắt đầu
Bước 1 – Chuẩn bị kiến thức về Affiliate Marketing
Muốn tham gia mảng Affiliate Marketing, trước tiên bạn cần chuẩn bị về kiến thức. Bạn có thể tự học trên mạng hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn trực tuyến hay trực tiếp đều được. Thời gian học khoảng từ 2-3 tháng là bạn đã có thể thành thạo về mảng này rồi.
Bước 2 – Lựa chọn chương trình Affiliate Marketing phù hợp
Tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được mạng lưới / chương trình Affiliate Marketing phù hợp và uy tín. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó liên quan mật thiết đến số tiền hoa hồng bạn có thể nhận được.
Hiện nay, ở Việt Nam có một số nền tảng được đánh giá khá cao như: Accesstrade (khá được ưa chuộng bởi sự đa dạng và linh hoạt mức hoa hồng theo sản phẩm), Shopee Affiliate Program (thuộc sàn thương mại điện tử Shopee, hoa hồng thấp nhưng khách hàng thì không giới hạn, rất nhiều và dễ tiếp cận), ngoài ra còn một số chương trình khác như: KT city Affiliate hay Adflex CPO …
Chương trình quốc tế phổ biến có: Binance Affiliate Program, Amazon Affiliate hay CJ Affiliate …
Bước 3 – Chọn sản phẩm để Affiliate Marketing
Lựa chọn sản phẩm để thực hiện Affiliate Marketing. Bạn có thể đa dạng hóa loại hình sản phẩm mình quảng bá ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, giai đoạn đầu thì chỉ nên tập trung vào một loại sản phẩm nhất định để có thể lên kế hoạch chi tiết và học hỏi kinh nghiệm từ đó. Thường đa số sẽ chọn thời trang hoặc các sản phẩm skincare vì dễ tiếp cận khách hàng. Đồng thời, nên tham khảo từ những người đi trước để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với giai đoạn mới bắt đầu tham gia vào Affiliate nhé.
Bước 4 – Lập kế hoạch cụ thể để bắt đầu Affiliate Marketing
Lập cho bản thân/ tổ chức của mình kế hoạch cụ thể rằng bạn sẽ bắt đầu từ đâu, tiến hành các bước như thế nào, tìm kiếm khách hàng ra sao, quảng bá sản phẩm của mình như thế nào rồi phải đặt ra mục tiêu trong ngắn hạn lẫn dài hạn cùng với các chiến lược thu hút khách hàng…
Quy trình này tương đối khó. Do đó, bước 1 thật sự quan trọng. Tốt nhất bạn nên tham gia ít nhất một khóa học về Affiliate Marketing để biết rằng bản thân mình cần phải làm những gì. Trong Affiliate Marketing có 2 hình thức cơ bản là Free và Paid traffic. Lúc ban đầu mới tham gia, bạn nên chọn loại free traffic đơn giản vì nó miễn phí. Khi bạn giàu kinh nghiệm và tài chính thì hẳn nên trả phí để quảng cáo.
4. Một số lưu ý khi tham gia Affiliate Marketing
Ban đầu khi mới tham gia Affiliate Marketing bạn sẽ vấp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên bạn không nên nản chí. Nếu bạn không biết vấn đề gì có thể tra Google, đây là công cụ miễn phí lại chứa hàng tỷ tỷ thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, việc tham gia các hội, nhóm để cùng chia sẻ kiến thức cho nhau cũng giúp bạn tiến bộ lên nhiều. Ngoài ra, nhiều Youtuber làm về Affiliate Marketing, bạn cũng nên tham khảo. Những tháng đầu có thể bạn chỉ có một vài khách hàng nhưng con số đó sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi bạn đã có kinh nghiệm.
Hãy tự trải nghiệm và rút ra bài học từ những thất bại. Và nhớ thường xuyên cập nhật kiến thức cho bản thân nếu không rất dễ bị lạc hậu và kém hiệu quả.
Kết
Phía trên là bài viết tổng quát về Affiliate Marketing và những kiến thức cơ bản cũng như quy trình chung khi tham gia Affiliate. Đây là chỉ là bài viết giới thiệu chung, để có được kiến thức chuyên sâu bạn cần tham khảo thêm nhiều nguồn tài liệu. Hy vọng rằng bạn đọc đã có được cho bản thân những thông tin bổ ích và hữu dụng phục vụ cho công việc của mình. Chúc bạn thành công nhé.