Tháp Maslow về nhu cầu chứa đựng những ý nghĩa sâu xa như thế nào về tâm lý học hành vi của con người? Làm thế nào để ứng dụng mô hình này vào trong các lĩnh vực kinh doanh và marketing? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo về nó thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Tháp Maslow là gì?
Tháp Maslow là 1 mô hình dạng tháp phân chia nhu cầu của cuộc sống con người thành 5 cấp bậc từ thấp đến cao gồm nhu cầu sinh lý (physiological), nhu cầu an toàn (safety), nhu cầu tình cảm và mối quan hệ (love and belonging), nhu cầu được tôn trọng (esteem), nhu cầu thể hiện bản thân (self-actualization).
Theo ngài Maslow – cha đẻ đã khai sinh ra lý thuyết về tháp Maslow này – thì cơ bản trong cuộc sống của mỗi con người đều có các nhu cầu được phân chi ra thành 2 cụm chủ đạo đó chính là Nhu cầu về cơ bản (trong tiếng Anh được dịch ra từ Basic needs, gồm có nhu cầu sinh lý – physiological) và Nhu cầu về nâng cao cuộc sống khác (trong tiếng Anh được dịch ra từ Meta needs, gồm có nhu cầu được an toàn – safety, nhu cầu tình cảm và mối quan hệ – love and belonging, nhu cầu được tôn trọng – esteem, nhu cầu thể hiện bản thân – self-actualization).
Theo ông thì đến một thời điểm nhất định nào đó, thì khi trong cuộc sống con người đã được thỏa đáp theo các nhu cầu thuộc nhóm Nhu cầu cơ bản, thì con người sẽ sản sinh ra thêm các nhu cầu ở nhóm Nhu cầu nâng cao hơn nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Cũng như trong tiếng Việt đời sống chúng ta thường nói với nhau khi đã chẳng còn phải lo lắng về vấn đề “ăn no mặc ấm”, thì con người sẽ ngày càng chú trọng nhiều hơn đến “ăn ngon mặc đẹp”. Một điều hết sức là tự nhiên theo quy luật của cuộc sống.
Dựa vào quan điểm đó và những thông tin kiến thức ông thu thập được thì ngài Maslow đã tạo ra được mô hình tháp Maslow nổi tiếng được ứng dụng rất rộng rãi này, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing.
Chu trình tiến hóa trong nhu cầu của cuộc sống sẽ có chiều từ dưới chân tháp và tiến dần lên đỉnh tháp, khi tầng ở phía bên dưới được thỏa mãn đủ thì sẽ có một sự dịch chuyển về nhu cầu lên tầng cao hơn, đi kèm theo đó là chất lượng cuộc sống của học cũng sẽ được nâng cao đáng kể.
Ngoài cách phân chia thành 2 cụm nhu cầu chủ đạo là Nhu cầu về cơ bản và Nhu cầu về nâng cao cuộc sống khác thì một số cũng cũng có thể áp dụng thao Maslow này nhưng với cách phân chia khác nhau tạo thành tới 3 cụm chủ đạo đó là:
– Nhu cầu sinh lý và nhu cầu được an toàn. Hai nhu cầu là được coi như là những nhu cầu nền tảng và thiết yếu nhất cho sự sinh tồn của con người trong cuộc sống. Phải đảm bảo thỏa mãn được 2 nhu cầu này thì mới có cơ sở đi tiền dần lên đến các tầng bậc cao hơn của như cầu theo tháp Maslow.
– Nhu cầu về tình cảm và các mối quan hệ trong xã hội cũng như nhu cầu nhận được sự kính trọng: Ở cấp bậc thứ 2 này, khi những nhu cầu về sinh lý cũng như nhu cầu được an toàn đã được thỏa mãn thì những mong muốn của con người về các mối quan hệ trong xã hội lại được tăng lên. Khi đã có một vị trí nhất định mà họ cảm thấy được về bản thân, thì tại bước tiếp theo theo như tháp Maslow họ lại muốn nhận được thêm sự nể trọng từ các vòng tròn kết nối của bản thân.
– Nhu cầu tối thượng là được thể hiện cái tôi bản ngã của chính mình: Sau khi thỏa mãn được nhu cầu về danh lợi, cũng như về tiền tài tại 4 cung bậc bên dưới thuộc tháp Maslow thì đây cũng là lúc con người mong muốn được chứng minh bản thân nhiều trên cả. Một ví dụ kiểu mẫu cho nhu cầu tối thượng theo như tháp Maslow này chính là các vị tỷ phú, đại gia, tài phiệt, doanh nhân thuộc hàng top trên thế giới nhưng vẫn liên tục ngày đêm làm việc không ngừng. Đôi khi thời gian họ làm việc còn nhiều hơn cả những người bình thường mặc dù họ chẳng thiếu gì cả. Đó là khi họ làm việc để phục vụ cho hoài bão của bản thân và cả chứng minh năng lực của mình.
2. Ví dụ về phân tầng tháp Maslow
Để cho bạn dễ hình dung và hiểu sâu hơn về tháp Maslow này, hãy lấy ví dụ sau:
Một bạn sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, mục tiêu ưu tiên hàng đầu của bạn ấy vào thời điểm này chính là 1 công việc với mức lương căn bản cà ổn định để có thể trang trải được những chi phí hằng tháng cho bản thân như là tiền thuê nhà, tiền ăn uống mỗi ngày cũng như là chi phí cho phương tiện di chuyển, … (theo tháp Maslow xếp đây thuộc nhóm nhu cầu về sinh lý).
Sau một thời gian khi đã ổn định hơn, lúc ấy bạn sinh viên này lại cần một công việc có nhiều chế độ phúc lợi cao hơn chẳng hạn như là được công ty đóng bảo hiểm lao động cho mình, hợp đồng đi kèm các điều khoản rõ ràng, … (theo tháp Maslow xếp đây thuộc nhóm nhu cầu mong muốn được bảo vệ).
Khi sự nghiệp và công việc đã ổn định hơn cả trước, bạn bắt đầu nghĩ đến vấn đề thăng tiến cao trong nghề nghiệp của mình. Vì vậy bạn sẽ cần mở rộng thêm nhiều mối quan hệ chất lượng để có thể trao đổi thông tin cũng như học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích hỗ trợ cho công việc của mình. (theo tháp Maslow xếp đây thuộc nhóm nhu cầu về tình cảm và những mối quan hệ xã hội).
Dần đàn, cả kiến thức chuyên môn lẫn các vòng tròn kết nối được mở rộng, khi đã được thăng chức bạn lại muốn những người cấp dưới của mình tôn trọng. Các tôi bản ngã của bạn sinh viên ngày nào bây giờ đã trở nên cao lớn mạnh mẽ vượt bậc (theo tháp Maslow xếp đây thuộc nhóm nhu cầu được tôn trọng).
Sau khi gần như tất cả những mục tiêu trong cuộc đời đã hoàn thành, đến đây cuộc sống của bạn này đã gần như khá đầy đủ. Tuy nhiên lúc này bạn vẫn tiếp tục làm việc và triển khai các dự án khác của bản thân hoặc là làm từ thiện để có thể cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng (theo tháp Maslow xếp đây thuộc nhóm nhu cầu xuất phát từ mong muốn thể hiện bản thân mình).
3. Một số điều bạn cần biết về tháp Maslow
Tuy hiểu rằng tháp Maslow bao gồm 5 tầng bậc từ thấp tới cao, tuy vậy đây cũng chỉ là một mô hình để bạn có thể tham khảo và đối chiếu, chứ không nên bắt buộc phải rập khuôn theo tuần tự như vậy mà khi sử dụng mô hình này bạn cần có sự ứng biến sao cho thật khéo léo. Tuy vậy, dù cho từng như cầu có thể biến đổi dựa trên mỗi trường hợp cá nhân nhưng về cơ bản thì nhu cầu căn bản nhất và tối thiểu để cho 1 con người có thể tồn tại được chính là cấp bậc thấp nhất của tháp Maslow – nhu cầu sinh lý.
Dù cho theo lý thuyết là là các mong muốn của con người sẽ tăng dần theo cấp độ từ thấp đến cao nhưng trong thực tế thì không phải luôn luôn là như vậy. Đôi lúc sẽ có những tình huống khiến cho việc gia tăng nhu cầu dựa trên tháp Maslow sẽ bị chững lại do những nguyên nhân khách quan như là: Những cuộc khủng hoảng trong cuộc đời như gia đình ly tán, tình trạng bị thất nghiệp, hoàn cảnh mang nợ túng thiếu,… Những điều trên khiến cho nhu cầu bị chững lại mạnh mẽ.
4. Lời kết
Trên đây là một số lý thuyết về tháp Maslow. Mong là các bạn đã hiểu hơn về nó và sẽ tiếp tục ủng hộ các bài viết của chúng tôi trong tương lai nhé!