Stonk là gì mà lại đang thịnh hành trên mạng xã hội như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem thuật ngữ nghe có vẻ kỳ quặc này có liên quan gì đến thị trường chứng khoán, và tại sao mọi người lại hay đề cập về nó trong bài viết dưới đây.
1. Stonk là gì?
“Stonk” là một thuật ngữ sai chính tả từ “stock” – cổ phiếu, để chế giễu các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm, không xác định rõ rủi ro nhưng lại kỳ vọng lạc quan quá mức vào việc làm giàu từ cổ phiếu. Stonk xuất hiện lần đầu tiên trong meme năm 2017.
Meme stonk này có hình một nhân vật đặt bên cạnh biểu đồ chứng khoán, từ “stock” được viết sai chính tả thành “stonk” xuất hiện bên dưới một mũi tên có xu hướng đi lên. Meme này đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội Reddit và Twitter trong suốt năm 2018 và 2019, và thậm chí trở nên phổ biến hơn khi WallStreet Bets và GameStop tung ra các tin tức vào cuối năm 2020. Elon Musk thậm chí đã sử dụng thuật ngữ stonk để chế giễu các sự kiện GameStop, cụ thể bằng cách gọi cổ phiếu GameStop là “Game Stonk”. Thật đáng kinh ngạc khi là một trong những người giàu nhất thế giới, Musk lại dùng thời gian để trở thành một kẻ thích nói xấu trên Internet! (Dù từ stonk ông dùng không chế giễu newbie).
Ngoài ra, stonk còn có mục đích tự chế giễu chính mình để chọc cười. Mọi người sử dụng từ này để chế giễu sự kém cỏi về tài chính của chính họ trước sự “điều khiển” của một số “cá mập” trong thị trường.
Giống như việc cố tình viết sai từ “hodl” đã trở thành ngôn ngữ tiêu chuẩn trong cộng đồng tiền điện tử, “stonk” đang trở thành một yếu tố được dùng nhiều trong cộng đồng các nhà đầu tư lẻ trên internet. Giờ đây, thuật ngữ stonk được sử dụng để mỉa mai rất nhiều thứ, từ việc các trader mất tiền trên thị trường cho đến mức tăng quá cao đối với các cổ phiếu meme… Nói chung stonk là sự châm biếm, vui vẻ nhưng cũng có phần đáng ngại kết hợp. Và việc này đưa đến một thực tế rằng, kỷ nguyên stonk đang diễn ra.
2. Kỷ nguyên… Stonk
Kỷ nguyên… stonk là sản phẩm của những tiến bộ công nghệ. Việc tiếp cận thị trường chứng khoán và việc truyền đạt các giao dịch của bạn với một lượng lớn khán giả cũng dễ dàng hơn bao giờ hết.
Kỷ nguyên stonk có vẻ mỉa mai vui vẻ, nhưng dường như là một lời cảnh báo hơn. Chúng ta chưa bao giờ thấy những điều này trước đây:
Trước đây, đầu tư vào thị trường chứng khoán là một quá trình tẻ nhạt. Bạn phải điền vào các biểu mẫu tại một tổ chức tài chính, và cho biết bạn muốn mua chứng khoán nào và với giá bao nhiêu. Các yêu này sau đó đã được chuyển cho một nhà môi giới, và bên môi giới sẽ thực hiện giao dịch cho bạn. Nhưng hiện nay, bạn có thể truy cập vào sàn giao dịch trên điện thoại, đặt bất kỳ giao dịch nào, tại bất cứ lúc nào. Và hàng rào gia nhập thấp như vậy cũng khiến nhiều người mới thiếu kinh nghiệm, ảo tưởng làm giàu – mà nhiều người gọi là stonk, tham gia dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, sự thao túng thị trường chứng khoán cũng là một điểm quan trọng đáng lo trong kỷ nguyên stonk này. Vào năm 2018, Kylie Jenner đã tweet rằng cô ấy không thích bản cập nhật Snapchat mới nhất và cổ phiếu này đã giảm gần 7%, khiến công ty mất 1,3 tỷ đô la giá trị thị trường chỉ trong một ngày. Elon Musk nổi tiếng về việc nhấn chìm hoặc tăng giá Tesla bằng những dòng tweet của mình, nhưng ông đã đưa GameStop vào mắt công chúng bằng những dòng tweet Game Stonk của mình vào tháng 2 năm 2021, sau đó vài tuần sau ông cũng làm như vậy với Dogecoin. Ảnh hưởng của người nổi tiếng trên thị trường tài chính là có thật và rất mạnh mẽ, đây cũng là một điều đáng lo trong kỷ nguyên stonk này.
3. Có nên đổ lỗi cho người trẻ stonk?
Chúng ta cũng biết hiện có rất nhiều nhóm các nhà đầu tư bị chế giễu là stonk, vì họ nghĩ rằng đầu tư chứng khoán không khó, và họ nhận được rất nhiều các “mẹo” về chứng khoán được chia sẻ trên mạng xã hội, thông qua các điều kiện được tạo ra từ kỷ nguyên stonk hiện nay.
Nhưng có thực sự nên không nếu chế giễu những người mới tham gia là stonk?
Theo như bất kỳ ai cũng biết, stonk xuất hiện lần đầu tiên trên Facebook vào năm 2017 với tư cách là một meme. Từ stonk bùng phát trở lại vào tháng 3 năm 2019 khi thị trường chứng khoán lao dốc do đại dịch. Và điều đó đưa chúng ta đến tháng 1 năm 2021 khi từ stonk xuất hiện trong tweet “Game Stonk” của Musk khiến nó nổi lên hơn bao giờ hết.
Người mới tham gia có thể bị ảnh hưởng bởi những tác động của kỳ nguyên stonk. Nhưng chúng ta cần hiểu từ stonk không chì dùng để mỉa mai người khác, mà còn là để tự cười nhạo chính mình khi bị dính vào bẫy tài chính.
Và stonk cũng không phải để chỉ những người mới tham gia. Nếu một người mới mua cổ phiếu, thỉnh thoảng thu một khoản cổ tức, và giữ nó cho đến một ngày nào đó bạn hy vọng kiếm được nhiều tiền thì điều này không hề đáng trách. Nhưng nếu người mới nào tham gia, không có kiến thức, chỉ muốn dính líu đến các cổ phiếu stonk – những cổ phiếu bị thổi giá mà không có giá trị, thì việc gọi bạn là “stonk” có thể là một điều tốt, như một lời cảnh báo bạn rằng các cổ phiếu stonk có thể khiến bạn trở nên giàu có nếu bạn rút ra kịp thời, hoặc phá hủy khoản tiết kiệm cả đời của bạn chỉ trong vài ngày.
Nói chung các newbie bị châm biếm khi chọn mua cổ phiếu stonk không phải để nghỉ hưu, mà họ tham gia vào đó để làm giàu nhanh chóng trong khi thực tế đang chui đầu vào rọ của những những kẻ lừa đảo.
4. Các bài học rút ra
Chúng ta có thể rút ra những bài học giá trị thông qua việc phân tích tâm lý thị trường từ hiện tượng stonk này:
Sai lầm muốn tiếp nhận sớm: Có nhiều nhà giao dịch thiếu kiến thức nghĩ rằng cổ phiếu của một đơn vị nào đó rất có tiềm năng nhưng lại đang bị định giá thấp. Vì thế họ bắt đầu chọn mua và giữ số lượng lớn cổ phiếu này chờ nó tăng giá. Nó thực sự có tăng, thậm chí có những giai đoạn tăng vọt vì nhiều người có suy nghĩ tương tự, nhưng thực tế cổ phiếu stonk này hoàn toàn không có giá trị nội tại.
FOMO: Tiếp đó, tin đồn về sự tăng giá mạnh mẽ này được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Và nỗi sợ tâm lý FOMO sản sinh ra ở nhiều người hơn, thúc đẩy nhiều trader tham gia vào hơn.
Suy giảm: Sau đó, khi những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhận biết được giá đã đến đỉnh, họ rút ra sớm và để lại những người thiếu kiến thức. Cũng như lúc mua, giai đoạn bán này trở nên lộn xộn và có một phản ứng dây chuyền mạnh mẽ, vì những người còn lại không còn nhiều người giàu kinh nghiệm. Lúc này, giá các cổ phiếu stonk bắt đầu đi xuống, mọi người bắt đầu bán tháo với giá rất rẻ, thậm chí những người không thanh lý được sẽ chỉ giữ lại những cổ phiếu vô giá trị.
5. Kết
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về một thuật ngữ không có trong từ điển, vì nó xuất phát từ một meme và là từ sai chính tả của stock – stonk. Hiệu ứng stonk này có nhiều điều đáng suy nghĩ và phân tích hơn so với sự đơn giản mang tính châm biếm ban đầu của nó. Mong là các bạn thích bài viết phân tích về những gì xoay quanh stonk cũng như rút ra được bài học cho riêng mình.