FinTech là một thuật ngữ xuất hiện nhiều trên thị trường trong những năm gần đây gây ra nhiều biến động. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ thảo luận về tổng quan khái niệm FinTech, lược sử hình thành, cách hoạt động và các xu hướng đổi mới này.
1. FinTech là gì?
FinTech là viết tắt của Financial Technology là một thuật ngữ chung đề cập đến phần mềm, ứng dụng di động và các công nghệ khác được tạo ra để cải thiện và tự động hóa các hình thức tài chính truyền thống cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
FinTech có thể bao gồm mọi thứ, từ các ứng dụng thanh toán di động đơn giản, cho đến các mạng blockchain phức tạp chứa các giao dịch được mã hóa.
Bên cạnh từ FinTech thì thuật ngữ “công ty FinTech” cũng xuất hiện nhằm mô tả bất kỳ doanh nghiệp ứng dụng được các công nghệ đổi mới này. Một số ví dụ về loại công ty FinTech bao gồm ngân hàng di động, dịch vụ thanh toán ngang hàng (ví dụ: PayPal, Momo,…), các nền tảng giao dịch như Robinhood,…
2. Lược sử FinTech
FinTech xuất hiện gần đây với hàng loạt các đột phá công nghệ, tuy nhiên thực tế khái niệm này cơ bản đã tồn tại rất lâu rồi.
Thẻ tín dụng xuất hiện vào những năm 1950 có thể nói là đại diện cho các sản phẩm FinTech đầu tiên ra mắt cho công chúng, qua đó chúng loại bỏ việc người tiêu dùng phải mang theo tiền mặt trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, FinTech bắt đầu phát triển đến các ngân hàng và các dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Năm 1998, PayPal được thành lập, đại diện cho một trong những công ty FinTech đầu tiên hoạt động chủ yếu trên internet – một bước đột phá đã được cách mạng hóa hơn nữa bởi công nghệ di động, mạng xã hội và mã hóa dữ liệu. Cuộc cách mạng FinTech này đã dẫn đến các ứng dụng thanh toán di động, mạng blockchain và các tùy chọn thanh toán được tích hợp trên mạng xã hội mà chúng ta thường sử dụng ngày nay.
3. FinTech hoạt động như thế nào?
Mặc dù FinTech là một khái niệm đa nghĩa, nhưng nó không quá phức tạp và bạn có thể hiểu rõ thông qua một số giải thích sau.
FinTech căn bản giúp đơn giản hóa các giao dịch tài chính cho người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp, giúp họ dễ tiếp cận hơn và nói chung là với giá cả phải chăng hơn. FinTech cũng có thể áp dụng với AI, big data và công nghệ blockchain để giúp các giao dịch nhanh chóng và an toàn cao hơn.
Nói rộng hơn, FinTech cố gắng hợp lý hóa quy trình giao dịch, loại bỏ các bước có thể không cần thiết cho tất cả các bên liên quan. Ví dụ: dịch vụ di động FinTech như ví điện tử Momo cho phép bạn thanh toán cho người khác bất kỳ lúc nào trong ngày, gửi tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng mọi lúc mọi nơi chỉ qua smartphone. Tiện lợi hơn rất nhiều việc bạn chuyển tiền lúc trước, bạn và người nhận sẽ phải đến ngân hàng để gửi và nhận tiền.
Nhiều người nhầm công ty FinTech và ngân hàng là giống nhau. Tuy nhiên chúng ta cần biết, FinTech và các ngân hàng cung cấp các dịch vụ khác nhau cho khách hàng của họ. Các ngân hàng truyền thống là các tổ chức thường bao gồm cả địa điểm thực và các thực thể kỹ thuật số, và họ được cấp phép để thu tiền gửi và sử dụng chúng để tài trợ cho các khoản vay cho khách hàng. Còn FinTech đề cập rộng rãi đến bất kỳ công nghệ nào nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hóa các giao dịch kỹ thuật số. Fintech đã được vô số doanh nghiệp áp dụng để cải thiện dịch vụ tài chính của họ và giúp sản phẩm của họ dễ tiếp cận hơn. Các công ty FinTech thường lưu trữ tiền của khách hàng trong tài khoản ngân hàng và cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách hàng.
4. Xu hướng trong năm 2022
Trong những năm qua, FinTech đã phát triển và đáp ứng cho cuộc sống chúng ta rất nhiều. Vào năm 2022, sự tăng trưởng này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, và được xác định bởi một số xu hướng phổ biến:
Ngân hàng kỹ thuật số tiếp tục phát triển: Ngân hàng kỹ thuật số giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết. Nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu hình thành và quen dần với việc quản lý tiền, nhận chuyển khoản, thanh toán các khoản vay cũng như mua bảo hiểm thông qua các ngân hàng kỹ thuật số. Sự đơn giản và tiện lợi này có thể sẽ thúc đẩy lĩnh vực này tiếp tục tăng trưởng trong thị trường FinTech, tiếp cận với lượng người dân lớn tuổi và người dân tại những khu nông thôn hơn.
Blockchain: Công nghệ blockchain cho phép người tham gia thực hiện các giao dịch phi tập trung mà không cần tổ chức chính phủ tham gia. Công nghệ và ứng dụng blockchain FinTech đã phát triển nhanh chóng trong nhiều năm gần đây, và năm 2022 có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng này khi nhiều công ty FinTech chuyển sang mã hóa dữ liệu tiên tiến.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học (ML): Công nghệ AI và ML đã thay đổi cách các công ty FinTech mở rộng quy mô, xác định lại các dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng. AI và ML có thể giảm chi phí hoạt động, tăng giá trị cung cấp cho khách hàng và phát hiện gian lận. Khi những công nghệ này trở nên dễ tiếp cận hơn, chúng ta hãy cùng mong đợi chúng đóng một vai trò ngày càng lớn trong quá trình phát triển liên tục của FinTech. Đặc biệt là khi ngày càng nhiều ngân hàng truyền thống chuyển sang kỹ thuật số.
5. Cơ hội việc làm FinTech
FinTech đã tạo ra một loạt các cơ hội việc làm mới cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. Dưới đây là tổng quan nhanh về một số nghề nghiệp như vậy, và có thể xuất hiện nhiều hơn nữa trong tương lai:
5.1. Chuyên gia phân tích tài chính trong FinTech
Các nhà phân tích tài chính giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Họ sử dụng tư duy phản biện cấp cao để đánh giá hoạt động của cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Hiện tại, triển vọng việc làm cho các nhà phân tích tài chính là rất cao. Lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng 5% vào năm 2029 và mức lương trung bình cho một nhà phân tích tài chính là 83.660 đô la vào năm 2020.
5.2. Bảo mật thông tin
Các nhà phân tích bảo mật thông tin có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện các sáng kiến bảo mật để bảo vệ hệ thống máy tính và dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép. Có lẽ bảo mật là một điều bắt buộc đối với các công ty FinTech ngày nay.
Vì vậy mà triển vọng việc làm cho các nhà phân tích bảo mật thông tin FinTech là vô cùng mạnh mẽ. Dự kiến nhu cầu của ngành sẽ tăng 31% vào năm 2029, nhanh hơn đáng kể so với mức trung bình của tất cả các nghề trong ngành tài chính. Mức lương trung bình cho các nhà phân tích bảo mật thông tin FinTech hiện nay là 103.590 đô la – cao hơn nhiều so với mức trung bình của nhiều nghề nghiệp khác.
5.3. Kỹ sư Blockchain
Blockchain là một phần đang phát triển của hệ sinh thái các doanh nghiệp FinTech. Vì vậy các kỹ sư thiết kế, xây dựng và duy trì các ứng dụng blockchain phi tập trung là vô cùng lớn. Theo CareerOnestop, mức lương trung bình cho một kỹ sư blockchain FinTech vào năm 2020 là 92.870 đô la và số lượng việc làm trong lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng 6% vào năm 2029.
Tất nhiên, phần giới thiệu cơ hội nghề nghiệp trên đây vẫn còn chưa đầy đủ, vì còn rất nhiều cơ hội việc làm khác trong công ty FinTech dành cho bạn. Và mức lương cũng sẽ có sự chênh lệch khác nhau, tùy thuộc công ty FinTech mà bạn tham gia vào.
6. Kết
FinTech đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên những năm gần đây thuật ngữ này bắt đầu nổi lên mạnh mẽ ở nước ta, thông qua các công ty ứng dụng nó. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được những kiến thức căn bản nhất liên quan đến FinTech.