Khi tiền điện tử ngày càng trở nên nóng, nhiều công ty công nghệ lớn muốn tự mình tham gia vào lĩnh vực này. Một trong những công ty đáng chú ý hơn cả là gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook – với dự án blockchain Libra, nay gọi là Diem.
1. Libra là gì?
Libra, bây giờ được gọi là Diem, là một hệ thống thanh toán toàn cầu dựa trên blockchain. Libra được tạo ra bởi công ty truyền thông xã hội Facebook Incorporated. Tiền tệ Libra ban đầu được dự định là một stablecoin đa tiền tệ – loại tiền được gắn với nhiều tiền tệ khác (như đô Mỹ, Euro).
Sau những phản ứng trái chiều ở lần ra mắt đầu tiên của Libra vào năm 2017, dự án Libra đã trải qua những thay đổi đáng kể đối với đề xuất ban đầu về một stablecoin đa tiền tệ, có thể được tích hợp với Facebook. Kể từ đó, dự án Libra mới này bắt đầu trở thành một hệ thống thanh toán toàn cầu với sự tách bạch với nền tảng của Facebook.
Ban đầu, Libra được lên kế hoạch hoạt động vào đầu năm 2020 nhưng sau những trì hoãn đáng kể, Libra hiện đang nhắm mục tiêu ra mắt dự án vào đầu năm 2021 trong khi chờ phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên sau khi vấp phải những phản đối, dự án Libra Facebook đã chính thức được đổi tên thành Diem trong một thông báo vào tháng 12 năm 2020, trong đó cũng báo cáo rằng Diem hiện hoạt động như một công ty độc lập.
2. Tại sao Libra lại phải đổi thành Diem?
Bởi vì ý tưởng stablecoin đa tiền tệ của Libra có thể cạnh tranh với thị trường fiat (tiền pháp định) toàn cầu (là loại tiền tệ chính thức do chính phủ phát hành). Vì thế thông báo phát hành Libra ban đầu đã gây ra sự phản đối ngay lập tức cả trong và ngoài nước. Với việc đổi thương hiệu từ Libra sang Diem, sứ mệnh của dự án đã chuyển đổi, phát triển thành một hệ thống thanh toán toàn cầu và phát triển cơ sở hạ tầng nhằm bổ sung cho các đồng nội tệ chứ không phải thay thế chúng. Tuy nhiên, đề xuất của dự án Libra mới này cũng tạo ra một loại tiền bản địa được phát hành dưới dạng stablecoin (nhưng chỉ gắn với đồng USD).
Mua đồng Libra mới – Diem, không giống như đầu tư vào tiền điện tử, vì stablecoin được thiết kế để duy trì giá trị tiền tệ gần với tài sản cơ bản (như đô la Mỹ), trái ngược với việc tăng giá như Bitcoin hoặc Ethereum.
Facebook trở thành đồng sáng lập Hiệp hội Diem (Diem Association – DA), tạo thành một tổ chức phi lợi nhuận gồm các công ty thanh toán, công nghệ, viễn thông, đầu tư mạo hiểm và phi lợi nhuận, những người này sẽ có quyền kiểm soát và giám sát ngang nhau trong việc đưa ra quyết định của Diem. Tính đến tháng 1 năm 2021, DA có 27 thành viên bao gồm cả Facebook, nhưng ban lãnh đạo hy vọng sẽ sớm có tới 100 thành viên.
3. Libra được sử dụng để làm gì?
Hệ thống Libra mới (nay là Diem) sẽ được sử dụng để thanh toán quốc tế nhanh chóng với mức chi phí thấp. Nó có thêm lợi ích là được hình thành và phát triển, ít nhất là gián tiếp, bởi công ty truyền thông xã hội lớn nhất với hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới nên rất uy tín.
Libra sẽ cho phép người dùng gửi, nhận và thanh toán mọi thứ bằng tiền kỹ thuật số – có lẽ là trong Facebook, nhưng cũng có thể ngoài Facebook.
Hiện nay, việc đồng tiền Libra mới này được cố định với đô la Mỹ làm giảm sự biến động và cung cấp khả năng thay thế không biên giới cho hàng tỷ người có điện thoại thông minh nhưng không có tài khoản ngân hàng.
4. Những rủi ro của Libra là gì?
Libra đã bị bao vây bởi những rào cản phản đối, điều này đã làm trì hoãn việc ra mắt và khiến nó phải đổi thương hiệu. Bây giờ dự án Libra mới (Diem) đã có một con đường rõ ràng hơn, và có khả năng được chấp nhận hơn, nhưng vẫn còn một vài rủi ro tồn tại.
4.1. Libra có tập trung hóa?
Có lẽ lời chỉ trích chính của dự án Libra mới này là sự tập trung hóa của nó. Mặc dù về mặt lý thuyết, dự án được quản lý bình đẳng bởi các thành viên của DA, nhưng vai trò không thể thiếu của Facebook trong việc hình thành, phát triển và đổi thương hiệu khiến một số người tin rằng Libra mới vẫn đang được kiểm soát tập trung.
Phi tập trung cho đến nay vẫn là một điểm khác biệt quan trọng đối với tiền điện tử. Ý tưởng là tiền tệ phải được sở hữu, trao đổi và quản lý bởi những người sử dụng nó, chứ không phải được phát hành bởi cơ quan trung ương như ngân hàng hoặc chính phủ.
4.2. Quy định
Ngay từ khi thành lập, Libra đã vấp phải sự phản đối của các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ngay từ đầu, các bộ trưởng tài chính của EU đã coi đồng Libra là mối đe dọa đối với chủ quyền tiền tệ của các quốc gia châu Âu, trong khi các nhà quản lý Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về cách nó sẽ đối phó với thuế tiền điện tử, rửa tiền và bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều người cũng phản đối việc một công ty truyền thông xã hội triển khai sử dụng tiền điện tử và blockchain, tạo ra sự cạnh tranh đối với các loại tiền tệ fiat đã được thiết lập, và do đó lo ngại về việc Facebook sẽ trở thành một ngân hàng “đen”. Chính vì vậy, nhóm đã phải bỏ thương hiệu Libra để tạo cơ hội nhận được sự chấp thuận phát hành tiền điện tử của cơ quan quản lý.
Tuân theo các quy định về tiền điện tử và sự phản đối của quốc tế, đã có 7 trong số 28 thành viên sáng lập ban đầu – bao gồm PayPal, eBay, Stripe, Visa và Mastercard – đã rút khỏi DA. Chỉ có thời gian mới biết được liệu danh tiếng của Facebook và Libra có còn bị vấy bẩn bởi các vụ kiện chống độc quyền của liên bang và tiểu bang hay không.
4.3. Cạnh tranh
Các nhà xử lý thanh toán đương nhiệm PayPal và Stripe đã kiểm soát một lượng lớn thị trường thanh toán kỹ thuật số trong nhiều năm. Và với việc PayPal hiện cung cấp giao dịch tiền điện tử trực tiếp trên nền tảng của mình, đồng Libra mới (Diem) có vẻ như đang bước vào một không gian cạnh tranh khắc nghiệt.
4.4. Lo ngại Libra thiếu sự riêng tư
Một số người trong ngành và những người quan tâm tiền điện tử lo ngại rằng thông tin cá nhân của người dùng có thể không an toàn hoặc sẽ bị chia sẻ mà không được phép – hai vấn đề mà Facebook đã phải đối mặt với sự giám sát gắt gao trước đây khi làm mạng xã hội.
Một số người hoài nghi đã đặt câu hỏi liệu các vụ rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook có bị lây sang cho hệ thống Libra hay không. Ban lãnh đạo của dự án này đã chia sẻ rằng họ có kế hoạch cho phép người dùng giao dịch và lưu trữ đồng Libra trong ví kỹ thuật số từ Novi Financial, một công ty con của Facebook.
5. Kết
Được hỗ trợ bởi Facebook, nhưng ý tưởng táo bạo về Libra đã khiến nhiều người phản đối, và dự án Libra của nhà khổng lồ công nghệ xã hội này phải đổi tên thành Diem để chứng minh sự tách bạch khỏi dự án Libra cũ của mình. Và đồng Libra mới này đã tạo ra con đường riêng của mình khác với các loại tiền điện tử nổi bật như Bitcoin và Ethereum.
Mặc dù đồng Libra mới đang được DA thúc đẩy như một hình thức thanh toán kỹ thuật số hữu ích toàn cầu, nhưng nếu bạn muốn đầu tư vào đồng tiền này thì hãy cẩn thận và tìm hiểu kỹ càng hơn, vì giá stablecoin của Libra về cơ bản là được gắn với đồng đô la Mỹ nên sẽ có biến độ biến động khá thấp.