Chắc hẳn đa số người Việt Nam đều ít nhất nghe đến tập đoàn FPT một vài lần. Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong mảng công nghệ thông tin, điện tử tại Việt Nam. Sau đây là bài viết về lịch sử FPT, quá trình tăng trưởng của tập đoàn từ khi thành lập đến nay.
1. Lịch sử FPT và thông tin cơ bản về doanh nghiệp
Tập đoàn FPT (hay còn gọi là FPT group) tên đầy đủ là Công ty cổ phần FPT (trước đây tên cũ tập đoàn này là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ). Tập đoàn được xếp hạng lớn thứ 7 trong danh mục những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam 2018 (theo VNR500).
Tổng quát lịch sử FPT
Tập đoàn được thành lập vào năm 1988 bởi tỷ phú Trương Gia Bình. Tên đầu tiên của tập đoàn là Công ty cổ phần chế biến Thực phẩm. Những năm đầu, công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, thông tin và tự động hóa. Đến năm 1990, công ty đổi tên lần hai, thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ và dồn lực tập trung vào công nghệ thông tin. Năm 2002, cổ phần hóa công ty. Năm 2007, thành lập công ty bán lẻ với mô hình MTV. Từ đó đến nay, FPT phát triển không ngừng trên thị trường.
Lĩnh vực kinh doanh chính
FPT hiện đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực.
- Công nghệ thông tin: Đây là hoạt động kinh doanh chính và nguyên sơ của tập đoàn. Lĩnh vực này là một công cụ chiến lược thúc đẩy năng lực cạnh tranh và đem lại phần lớn doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, tập đoàn luôn đạt được danh tiếng cao trong giới tại Việt Nam.
- Viễn thông: FPT đang sở hữu những hạ tầng viễn thông rất lớn như tuyến đường trục Bắc Nam, vòng ring Đông Bắc Bộ, internet phủ rộng khắp cả nước với 4 trung tâm dữ liệu trên toàn quốc.
- Bán lẻ: Với hơn 1500 đại lý trên toàn quốc, hơn 30 cửa hàng và trên 30 đối tác. FPT phát triển mạnh mảng bán lẻ.
- Giáo dục: Cao đẳng FPT.
- Y tế: Chuỗi nhà thuốc Long Châu.
Tổ chức
Tập đoàn hiện đang có trên 40 văn phòng đại diện tại 22 quốc gia, trụ sở chính ở Hà Nội, có 7 công ty thành viên và 4 công ty liên kết.
- Công ty thành viên: TNHH Phần Mềm FPT, TNHH hệ thống thông tin FPT, Cổ phần viễn thông FPT, Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT , đầu tư FPT và TNHH FPT Smart Cloud.
- Công ty liên kết: công ty cổ phần chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, Synnex và cuối cùng là Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT.
FPT tên đầy đủ là Food Processing Technology, lí do là vì tiền thân là công ty công nghệ thực phẩm thuộc Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Chủ tịch Trương Gia Bình là một trong 15 tỷ phú tại Việt Nam, đang nắm giữ khối tài sản gần 3000 tỷ đồng.
Tổng quát tình hình kinh doanh
Dưới sự dìu dắt của chủ tịch Trương Gia Bình, FPT tăng trưởng khá cao, liên tục trong những năm gần đây. Năm 2020, lợi nhuận tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019 dù cho các doanh nghiệp khác lao đao vì Covid 19. Tình hình kinh doanh tại thị trường nước ngoài của tập đoàn cũng rất khả quan, nổi bật nhất là ở Mỹ (tăng 28% ở năm 2020 so với 2019). Tại Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản và châu Âu cũng tương tự với mức tăng trưởng từ 16%-19%.
Điểm danh một số sản phẩm đáng chú ý
Nổi bật nhất là các sản phẩm công nghệ trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI. Bên cạnh đó là công nghệ xe tự lái, dịch vụ xử lý và chuyển đổi số hóa. Ngoài ra, các sản phẩm Internet cáp quang tốc độ cao, truyền hình HD hay là đầu thu truyền hình cũng được đánh giá cao ở FPT.
Doanh thu năm 2020 đạt 29830 tỷ đồng với hơn 30600 nhân viên. Trong đó, có hơn 17700 nhân sự mảng công nghệ (đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chuyên môn cao), hơn 2500 nhân sự trong dự án chuyển đổi số và trên 1800 cán bộ lãnh đạo dưới 40 tuổi. Với việc không ngừng đào tạo, phát triển nhân lực, FPT đã sở hữu cho mình đội ngũ đáng mơ ước của nhiều doanh nghiệp, hiệu quả phục vụ, tiếp cận khách hàng cao.
2. Đặc điểm hoạt động và định hướng trong tương lai của FPT
Tổng quát một số kết quả đạt được trong các lĩnh vực kinh doanh của FPT trong nửa đầu năm 2021:
- Tổng doanh thu 16228 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ 2020. Lợi nhuận trước thuế là 2936 tỷ, tăng 20,9% so với cùng kỳ. EPS là 2107 tỷ, tăng 16,7%.
- Tăng trưởng tốt về đầu tư công nghệ.
- Doanh thu khối giáo dục và đầu tư khác tăng vượt bậc, gần 60%.
- Doanh thu viễn thông tăng 13%.
- Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài tăng 15%.
- Doanh thu quảng cáo trực tuyến tăng 26%
Nhìn chung thì nửa đầu 2021, FPT tăng trưởng trên mọi mặt.
Chiến lược đầu tư
Đầu tư chiến lược vào Base.vn: FPT đã mua cổ phần của hầu hết các startup Base.vn. Giới chuyên gia nhận định, với sự hỗ trợ từ nguồn lực của FPT, Base.vn sẽ tăng trưởng nhanh.
Trong chiến lược dài hạn, FPT vẫn tập trung cao độ vào mảng công nghệ. Tuy tăng trưởng không qua vượt bậc nhưng lại luôn ở mức tăng trưởng dương.
Tập đoàn đề cao chiến lược phát triển bền vững thay vì tăng trưởng vượt bậc. FPT đặt mục tiêu vào khách hàng Mega (doanh thu trên 1 triệu đô). Bên cạnh đó, FPT tiếp tục đầu tư vào công nghệ mới như AI, điện toán đám mây, dữ liệu lớn… Và ứng dụng chuyển đổi số AkBot, Ak Trans, AkaDoc, …
Nhìn chung, chiến lược đầu tư của FPT mang tầm quốc tế, dài hạn và phát triển bền vững.
Định hướng trong tương lai của FPT
Xu hướng vạn vật kết nối Internet (IoT) trên toàn cầu đã ảnh hưởng tới định hướng của FPT. Tập đoàn đang dần chuyển đổi số toàn diện. Đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, hướng tới việc trí tuệ nhân tạo làm việc thay con người. Tập đoàn cũng sẽ tập trung phát triển công nghệ cốt lõi cùng với việc gia tăng trải nghiệm khách hàng. FPT cũng sẽ đẩy mạnh nghiên cứu Blockchain, Flowcode, AI, Cloud …
Ngoài ra, FPT còn tích cực tham gia trong một số lĩnh vực như giáo dục thông minh, y tế, chính phủ số, năng lượng, viễn thông, sản xuất thông minh.
Bên cạnh đó, tập đoàn luôn đề cao trách nhiệm xã hội. Đối với FPT, sứ mệnh là mang công nghệ và tri thức giúp phát triển xã hội.
3. Sơ lược về cổ phiếu FPT
FPT luôn nằm trong top các doanh nghiệp có doanh thu trên 1 triệu đô trong hơn 5 năm qua. Dựa theo chiến lược đầu tư, sản phẩm phát triển và các công nghệ liên quan, dự đoán tập đoàn FPT còn tăng trưởng dần đều trong tương lai.
Với mức vốn điều lệ trên 7800 tỷ đồng, tổng vốn hóa trên thị trường chứng khoán vượt 42 nghìn tỷ cộng thêm mức doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng trưởng, các chuyên gia nhận định giá cổ phiếu FPT từ 90-100000 đồng / cp và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nhờ những chiến lược phát triển ưu việt và đội ngũ nhân lực được đào tạo tối ưu, trình độ cao, làm việc hiệu quả.
Kết
Qua bài viết về lịch sử FPT cũng như quá trình phát triển và chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp, chắc hẳn là bạn cũng đã có cái nhìn chi tiết hơn về tập đoàn này.
Mặc dù những khó khăn mà Covid 19 mang lại, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng trên mọi loại hình kinh doanh cả trong nước và trên thế giới. Trong tương lai, FPT được dự đoán dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, bán lẻ sản phẩm điện tử, và là tập đoàn phát triển đa ngành lớn trong nước.