Brick and mortar là gì? Khi tìm hiểu về các mô hình kinh doanh hoặc mô hình doanh nghiệp bạn sẽ thường thấy hình thức này. Vậy nó có những ưu và nhược điểm cụ thể như thế nào? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Brick and mortar là gì?
Giải thích một cách ngắn gọn brick and mortar là gì thì nó chính là hình thức tổ chức doanh nghiệp có truyền thống lâu đời nhất với sự hiện diện vật lý của các cửa hàng. Thuật ngữ này nhằm phân biệt với các doanh nghiệp online, thương mại điện tử chưa có cửa hàng thực tế.
Thuật ngữ nhằm chỉ mô hình kinh doanh truyền thống này còn được gọi là doanh nghiệp gạch vữa. Sở dĩ có tên gọi là lùng như vậy là vì cụm từ này chính là 1 phương pháp ẩn dụ đặc sắc và rất thú vị. Khi dịch cụm từ brick and mortar từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì brick có nghĩa là những viên gạch, trong khi đó thì mortar lại có nghĩa là vữa (ở một số địa phương còn gọi là hồ, hoặc bê tông).
Như vậy cả cụm từ brick and mortar nhằm mục đích chỉ những kiến trúc được xây dựng từ gạch đá và bê tông, hay cụ thể hơn chính là các cửa hàng, các cơ sở vật lý của một doanh nghiệp (thường là bán lẻ). Nơi các khách hàng có thể trực tiếp tới để xem thử các sản phẩm, trải nghiệm sự tư vấn và những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tại điểm bán để rồi từ đó đưa ra được quyết định mua hàng..
Vậy lịch sử ra đời của cụm từ brick and mortar này có từ đâu? Có một số giả thiết cho rằng chính tiểu thuyết gia đến từ Hoa Kỳ tên là Herman Melville là người khai sinh và sử dụng cụm từ này đầu tiên vào những năm 1800s thuộc chương 96 trong một cuốn sách của mình tên là Moby Dick.
Chính trong cuốn sách này ông đã liệt kê hết tất cả các hình thức mô hình kinh doanh có địa điểm bán hàng thực tế trên thị trường rất rất lâu trước khi con người tạo ra được thế giới internet. Và sau hàng thế kỷ thì tại giai đoạn tiền internet, giới kinh tế lại một lần nữa sử dụng cụm từ brick and mortar này nhằm mục đích phân biệt với các mô hình kinh doanh chỉ sử dụng nguồn lực từ internet để triển khai bán hàng (hay như hiện nay chúng ta gọi đó là các trang thương mại điện tử, tiếng Anh gọi là e-commerce).
Đứng trước tình hình công nghệ thông tin thời đại số phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng với tốc độ của tên lửa như hiện nay, các mô hình kinh doanh truyền thống phải đứng trước những đợt chuyển dịch cực mạnh từ thị trường từ các hình thức mua hàng truyền thống sang các sàn thương mại điện tử.
Những cửa hàng truyền thống dần mất đi ưu thế trước những Amazon, Ebay, Yahoo! Auction, Rakuten, Mercari, Carousell, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, … hay thậm chí đến nay cả ông lớn Facebook cũng tham gia vào lĩnh vực này với rất nhiều ưu thế cạnh tranh như chi phí thuê/đầu tư cho địa điểm được cắt giảm, nhân công cắt giảm, quá trình vận chuyển được tối ưu hóa và các đơn đặt hàng được xử lý hoàn toàn tự động linh hoạt hơn các hình thức truyền thống rất nhiều.
2. Các ưu và nhược điểm của brick and mortar là gì?
2.1. Ưu điểm của brick and mortar
Đối với tương đối nhiều các khách hàng hiện nay vẫn ưa chuộng cách mua sắm này hơn. Bởi vì khi đến trực tiếp cửa hàng để chọn lựa mua sắm, họ sẽ dễ dàng trao đổi và trình bày các thắc mắc nếu có của mình với nhân viên bán hàng. Từ đó nhận được phản hồi nhanh hơn cũng như trực quan dễ hình dung hơn so với mua sắm trực tuyến trên internet.
Khi đến trực tiếp các điểm bán hàng, ngoài việc mua được món đồ mình định mua thì những vị khách này còn được trải nghiệm một thứ rất quan trọng đó là trải nghiệm mua sắm và được nhận sự phục vụ chu đáo. Chẳng hạn như nếu muốn mua các món đồ điện tử có giá trị cao như là máy vi tính xách tay hoặc các loại điện thoại thông minh, người dùng có thể được dùng thử nhiều dòng máy khác nhau trước khi đưa ra quyết định sẽ chọn món nào cho phù hợp với tiêu chí của mình. Tương tự như vậy ở các điểm dùng thử sản phẩm tại các quầy bán hàng đồ ăn thức uống.
Ngoài ra, với xu hướng hiện nay là thanh toán qua thẻ tín dụng thì những người không quá rành rẽ về công nghệ đôi khi sẽ cảm thấy không được an toàn nếu thanh toán trực tuyến. Vì vậy việc đến trực tiếp cửa hàng để “quẹt thẻ” có thể giúp họ cảm thấy an tâm hơn cũng như là giảm thiểu được rủi ro bị lừa đảo mất tiền khi thanh toán online.
2.2. Nhược điểm của brick and mortar
Một trong những nhược điểm lớn nhất của các cửa hàng brick and mortar chính là các loại chi phí bắt buộc phải chi trả hằng tháng khi vận hành một cửa hàng. Cụ thể đó là những loại chi phí mà nếu như bạn bán hàng trên các nền tảng online sẽ không phải tốn như: phí thuê mặt bằng, các dịch vụ bảo vệ, giữ xe, tiền giữ trật tự an ninh cho khu vực, chi phí dọn dẹp vệ sinh và đôi khi cả quỹ bảo vệ môi trường, tiền điện, tiền nước và cả tiền thuê nhân viên tư vấn tại cửa hàng, …
Ngoài ra nếu một cửa hàng đã hoạt động trong thời gian dài chắc chắn sẽ không tránh khỏi được các hỏng hóc đương nhiên theo thời gian. Khi ấy bạn sẽ lại mất thêm cho các chi phí phát sinh để bảo trì, sửa chữa hay làm mới định kì các cơ sở vật chất tại cửa hàng.
Ngoài ra, việc phải đến trực tiếp cửa hàng để mua sắm cũng sẽ gây nên một số phiền toái nhất định cho khách hàng. Nhất là đối với những người có lối sống quá bận rộn và với những mặt hàng đơn giản không cần phải quá khó khăn trong khâu chọn lựa. Đó cũng là lý do mà trong nhịp sống năng động như hiện nay thì các trang thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần chiếm đi thị phần của các cửa hàng truyền thống ngoài kia.
Với sự tiện lợi của công nghệ internet, gần như cả thế giới đều được thu nhỏ qua một vài cái click chuột, hay thậm chỉ chỉ đơn giản là vài cái quẹt trên smartphone. Những vị khách hàng yêu dấu hiện này có thể mua sắm trực tuyến mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đang ngồi ở trạm chờ xe buýt, ngồi giải lao giữa buổi trưa hay trong lúc ngồi thư giãn nghe nhạc tại nhà, … Sự tiện lợi này chính là thứ cướp đi rất nhiều khách của các cửa hàng brick and mortar.
Và khi đã nhắc đến các loại chi phí thì chắc chắn phần nào nó cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp nhất định đối với giá bán của sản phẩm. Bởi vì 2 đại lượng này luôn đi cùng với nhau, và chi phí cũng chính là 1 trong những thành phần cấu thành nên giá bán. Đó chính là lý do các sản phẩm online luôn có mức giá cạnh tranh hơn, vì nó không phải gánh hàng trăm loại chi phí lớn nhỏ khác nhau như những sản phẩm được trưng bày ở các cửa hàng ngoài kia.
Hơn thế nữa, với sự tự động hóa cao thì việc điều phối các đơn hàng cũng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều cả cho người bán lẫn những người mua.
3. Lời kết
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu mô hình kinh doanh brick and mortar là gì. Cảm ơn các bạn đã theo dõi trang web của chúng tôi!