Chắc hẳn khi mới tham gia vào thị trường Forex thì ai cũng đã từng rất mơ hồ về khái niệm breakout vì đây là thuật ngữ cơ bản và xuất hiện rất nhiều. Cùng tham khảo bài viết này để có thêm kiến thức giúp bạn thành công hơn trong việc đầu tư.
1. Khái niệm breakout (đột phá)
Breakout (nghĩa đen là đột phá) – điểm breakout được hiểu là việc tăng/giảm đột biến ra khỏi mức hỗ trợ hoặc kháng cự đã được xác định. Lúc này, các đường hỗ trợ, kháng cự hoặc pivot, Fibonacci bị breakout khi mà mức giá thay đổi quá mức. Đây còn được xem như là chiến lược trong giao dịch lợi dụng xu hướng thị trường. Các nhà đầu tư thường dồn tiền giao dịch ngay tại điểm breakout rồi tạm ngưng để quan sát và khi mà họ cảm thấy đã đạt được mức lợi nhuận mong muốn thì sẽ tiếp tục giao dịch mua/bán.
2, Phân loại Breakout
Thực tế thì thường đi xa so với lý thuyết suông, giá luôn bị thao túng bởi các ông lớn trong thị trường Forex. Và đôi khi chính họ là người quyết định điểm breakout, điểm breakout này thường là điểm breakout giả, do các “cá mập” lợi dụng tâm lý thị trường tạo ra nhằm mục đích “săn mồi” và thu lợi. Bởi vậy, khi bắt đầu sự nghiệp của một trader thì thật sự cần thiết để phân biệt được đâu là điểm breakout thật và đâu là breakout giả.
Điểm đột phá thật
Khi mà giá tăng hoặc giảm đúng theo đường phá vỡ tạo điều kiện dễ dàng để các trader xác định được mức sinh lời khả thi. Khi ấy, giá sẽ theo đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư và là cơ hội tốt để rót tiền hoặc bán gấp. Tại đây, breakout được coi như là breakout thật.
Điểm đột phá giả
Để phát hiện được điểm breakout giả không phải là dễ tuy nhiên cũng không quá khó khăn. Thường nếu giá tăng một cách đột biến kỳ lạ rồi lại giảm ngay một cách bất thường thì đó là dấu hiệu của một điểm breakout giả. Điều đặc biệt cần lưu ý ở đây là bạn phải để ý đến khối lượng, số lượng giao dịch. Một breakout giả thường có khối lượng giao dịch không cao, giá chỉ ở quanh quẩn vùng tích lũy mà không đủ khả năng breakout ra được đường hỗ trợ hay kháng cự.
Điểm breakout trong cùng một nến
Ngoài hai loại cơ bản trên, điểm breakout trong cùng một nến cũng khá phổ biến. Nó xảy ra không khoảng thời gian tương đối ngắn nên thường sẽ hợp với các trader “lướt sóng” hơn . Tuy vậy, loại này không được ưa chuộng do dễ bị nhiễu thông tin cũng không dễ dàng để phân tích được nó.
3. Làm thế nào có thể nhận biết được breakout?
Đây là câu hỏi thường gặp và phổ biến với người mới bắt đầu, còn mơ hồ về breakout nên sẽ không dễ để nhận biết được breakout. Nói chung, kinh nghiệm là điều tiên quyết. Bạn sẽ phải sai và thua lỗ vài lần thì mới có thể nhận biết chính xác được. Bởi lẽ như đã nói, lý thuyết xa vời thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, dù sao cũng phải học lý thuyết trước khi bắt đầu thực hành một lĩnh vực nên sau đây sẽ là một vài cách nhận biết bạn cần nắm vững.
Đường hỗ trợ và kháng cự
Hai đường này được hình thành với mục đích xác định ràng buộc về giá. Giá trong vùng này sẽ được gọi là mức tích lũy. Bứt phá khỏi chúng thì chính là breakout (tuy nhiên cần kết hợp với kiến thức bên trên để tránh trường hợp nhầm lẫn giữa breakout thật và breakout giả)
Dùng giá đóng cửa và ngưỡng lọc
Tùy thuộc vào khung giờ giao dịch mà bạn chọn thì giá đóng cửa có thể là giá đóng nến giờ, ngày, tuần … Giá đóng cửa là một chỉ số khá đáng tin cậy bởi lẽ đây là mức mà bên mua và bán có thể cùng chấp nhận được với nhau.
Ngưỡng lọc cùng với giá đóng cửa, là hai công cụ kết hợp để nhận biết breakout thật một cách khá chính xác. Đây là mức đâm xuyên ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ. Các nhà đầu tư thường đặt ra ngưỡng lọc với mục đích chống nhiễu tín hiệu. Và nó thường luôn hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc nhận diện breakout thật.
Dựa vào tính thanh khoản (tính lỏng – khả năng dễ dàng mua bán) để xác định breakout
Nếu đã sử dụng breakout như chiến lược trade thì bạn phải chấp nhận việc mua ở giá cao (với hy vọng) bán ở giá cao hơn (mức đấy nhiều). Do đó, xu hướng thị trường lúc này phải đủ mạnh thì bạn mới hẵng mạnh dạn đầu tư. Và tính thanh khoản là một trong những yếu tố xác định liệu xu hướng thị trường có mạnh hay không.
Khi có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ biết, một giao dịch có thể thực hiện được là khi mà giá breakout mức kháng cự / hỗ trợ kèm theo thanh khoản phải đạt tối thiểu là 50% so với trung bình cộng của 20 phiên giao dịch trước nó.
Dùng chỉ báo để xác định breakout
Không chỉ riêng Forex, mà ở bất cứ một thị trường nào thì vai trò của các chỉ báo luôn được đề cao. Bởi lẽ phải qua một quá trình nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng rất lâu mới ra được các chỉ báo. Và chúng luôn được cải tiến sau nhiều kinh nghiệm của người đi trước để cho ra các dự đoán chính xác về xu hướng trong tương lai.
Khi giá tăng theo đà và breakout khỏi mức kháng cự nhưng mà phân kỳ âm thì cần phải xem xét lại.
Tương tự, khi giá giảm và breakout khỏi mức hỗ trợ với phân kỳ dương thì nhà đầu tư cũng cần phải đặt nghi vấn và xem xét lại tín hiệu để tránh “leo đỉnh” hay “rớt sàn”, mất tiền oan.
4. Một số chiến lược để giao dịch tại điểm breakout
Nói chung thì chiến lược dưới đây là chiến lược chung, nhiều người áp dụng, sẽ đúng và sai tùy trường hợp. Bạn nên đọc với tính chất tham khảo, rồi tự đúc rút kinh nghiệm, hình thành chiến lược riêng cho bản thân. Đừng nên nhất nhất làm theo lý thuyết. Bởi lẽ một quyết định sai lầm nào cũng đều phải trả giá bằng tiền. Và điều kiện tiên quyết là phải xác định được breakout.
Đặt lệnh mua, bán khi breakout
Khi bạn nhận thấy đồ thị giá đã và đang tăng, cộng thêm điểm breakout đóng cửa trên ngưỡng kháng cự, khối lượng giao dịch đã vượt mức bình quân 20 phiên, thì nên cân nhắc việc đặt lệnh mua. Một lời khuyên là bạn nên chia nhỏ lệnh ra làm nhiều lần thay vì đổ dồn vào 1 lệnh ngay tại breakout (theo kiểu đấy chẳng khác gì được ăn cả ngã về không). Chẳng hạn, lần đầu, đặt lệnh khi thấy có dấu hiệu breakout, bạn đặt khoảng 10% thôi nếu có lỗ thì cũng không đáng kể. Lần 2 thì vào ngay tại ngưỡng hỗ trợ, kháng cự, lần này đặt khoảng 30%. Lần thứ 3 sau khi lại mức hỗ trợ, kháng cự thì nên vào khoảng 40% , xác suất lúc này khá cao. Những lần tiếp theo thì bạn có thể đặt tùy ý.
Một số lưu ý
Stop loss, bạn cần phải ghi nhớ khái niệm này, mỗi lần ra vào lệnh nên nhớ đặt stop loss để đảm bảo an toàn (nói chung phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh).
Bên cạnh đó, nếu mà bạn thấy giá tăng quá nhanh và cao do xu hướng mua tại breakout thì nên ngưng tạm thời, đợi đến khi retest rồi hãy tham gia vào thị trường. Do lúc này thời gian giao dịch thường rất lâu, cùng với đó là rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Giá tăng quá nhanh có thể đạt đỉnh bất cứ lúc nào rồi rớt giá dẫn đến nhà đầu tư bán cắt lỗ.
Hãy luôn giữ cái đầu lạnh trong mọi tình huống, nóng vội làm hỏng việc và hãy luôn nhớ câu châm ngôn “tham thì thâm”, điểm dừng nên được xác định cho bản thân trong mỗi đợt.
Kết
Mong là những kiến thức về breakout bên trên đã giúp bạn có được nền tảng cơ bản để tự tin hơn khi gia nhập vào thị trường Forex. Hy vọng bạn sẽ luôn là nhà đầu tư thông thái và sẽ thành công.