Phí lưu ký chứng khoán là gì? Những thông tin cơ bản nào mà bạn cần biết về hoạt động lưu ký chứng khoán. Để giải đáp được hết tất cả những thông tin đó mời các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi tất tần tật những chi tiết về hoạt động lưu ký chứng khoán qua bài này.
1. Phí lưu ký chứng khoán là gì?
Phí lưu ký chứng khoán là một khoản phí nhỏ mà những nhà đầu tự bắt buộc phải trả cho Trung tâm lưu ký chứng khoán để có thể giữ quyền xác nhận là mình sở hữu những loại chứng khoán này trên các tài khoản cá nhân mà đã được đăng ký tại những công ty chứng khoán.
Bản chất cơ bản của hoạt động lưu ký chứng khoán này chính là khi một khách hàng bất kỳ nào có chứng khoán cần được lưu ký thì sẽ tìm đến những thành viên lưu ký để thực hiện lệnh lưu ký chứng khoán. Sau đó các thành viên lưu ký này sẽ đem tổng số chứng khoán cần thiết đã nhận lưu ký từ các khách hàng cá nhân để đến các Trung tâm lưu ký chứng khoán để tiếp tục thực hiện lệnh tái lưu ký một lần nữa tại các cơ quan này.
Vào cuối mỗi tháng, tại ngày giao dịch sau chót thì những công ty chứng khoán sẽ thực hiện thay cho các khách hàng đã mở tài khoản tại công ty của mình để thanh toán hộ phí lưu ký chứng khoán, và sau đó sẽ thu lại mức phí này từ các khách hàng của mình tương ứng.
Để nói rõ hơn, thì chính cơ quan Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ là nơi thu trực tiếp các khoản phí dịch vụ nhằm mục đích lưu ký chứng khoán từ các công ty chứng khoán để rồi sau đó những nhà đầu tư mới là người thật sự trả khoản chi phí này.
Ở thị trường tài chính nói chung và riêng về đầu tư cổ phiếu nói riêng tại đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta thì mỗi nhà đầu tư cá nhân sẽ đứng dưới của 2 bậc quản lý chính là cơ quan công quyền của nhà nước và những ngân hàng lưu ký hoặc là công ty chứng khoán:
Ở bậc trên cao nhất cơ quan công quyền của nhà nước, hay nói rõ hơn chính là cơ quan Trung tâm lưu ký chứng khoán có nhiệm vụ chính của mình đó là trực tiếp quản lý các cấp dưới của mình là những ngân hàng lưu ký và các công ty chứng khoán đang được cấp phép và vận hành kinh doanh ở trên thị trường.
Bận thứ hai chắc có lẽ các bạn đọc tới đây cũng đã đoán ra được phải không? Đó chẳng xa lạ gì khác ngoài những ngân hàng lưu ký và các công ty chứng khoán đang được cấp phép về vận hành kinh doanh ở xã hội ngoài kia trên thị trường. Hai nhóm tổ chức này sẽ lại trực tiếp quản lý các khách hàng cá nhân của mình chính là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ hoặc những quỹ đầu tư có đưa chứng khoán vào trong danh mục đầu tư của tổ chức mình.
Vì vậy tất cả các khoản phí, bao gồm cả loại phí được đóng để lưu ký chứng khoán cho các nhà đầu tư cá nhân là do trách nhiệm của những ngân hàng lưu ký và các công ty chứng khoán đang được cấp phép về vận hành kinh doanh ở xã hội ngoài kia trên thị trường, nhiệm vụ của họ là thu hộ phí từ các khách hàng nhỏ lẻ của mình và nộp về lại ngân sách của Trung tâm lưu ký chứng khoán.
2. Lưu ký chứng khoán là gì?
Các loại chứng khoán lưu ký có lẽ hơi khác so với các loại chứng khoán bình thường các bạn hay giao dịch mà đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Ở đây các loại chứng khoán lưu ký là những cổ phần do chính người sở hữu có giấy tờ mua bán hoặc bất kì giấy từ gì chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với loại tài sản này một cách hợp pháp mang đi ký gửi ở các cơ quan lưu ký chứng khoán.
Các bạn khi giao dịch hãy lưu ý rằng đối với các loại chứng khoán này thì bắt buộc phải được mang đi lưu ký mới có giá trị để giao dịch mua, bán, trao đổi trên thị trường. Một hệ thống đúng chuẩn quy định của nhà nước để có đủ thẩm quyền ký lưu ký chứng khoán cho các nhà đầu tư cá nhân sẽ bao gồm Trung tâm lưu ký chứng khoán của nước ta được viết tắt là VSD và những thành viên hợp pháp để lưu ký chứng khoán bao gồm những ngân hàng lưu ký và các công ty chứng khoán đang được cấp phép về vận hành kinh doanh ở xã hội ngoài kia trên thị trường.
Sở dĩ nhiều nhà đầu tư tìm tới kênh đầu tư này bởi vì thực tế trên thị trường thì cổ phiếu của các doanh nghiệp nào mà còn chưa được niêm yết một cách chính thức trên các sàn giao dịch thì sẽ là một cơ hội tốt để đầu tư. Các nhà đầu tư thiên thần này thường tin rằng một khi những loại cổ phiếu nhỏ này được phát triên và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì sẽ giúp cho giá trị của nó tăng đột biến, làm cho tài khoản của họ có thể nhân lên nhiều lần.
3. Một số điều luật về lưu ký chứng khoán
Như các bạn cũng đã biết thì bất kỳ một hoạt động nhỏ nào trong xã hội cũng đã được quy định rất rõ trong các văn bản quy định luật pháp của nhà nước. Cụ thể với trường hợp là phí lưu ký chứng khoán hôm nay thì cũng đã được quy định rất rõ trong pháp luật.
Cụ thể về giá phí của dịch vụ lưu ký chứng khoán, Thông tư 14/2020/TT-BTC của bộ Tài chính được sửa đổi và bổ sung năm 2020 có một số cập nhật thêm so với Thông tư 127/2018/TT-BT của bộ Tài chính trong việc định giá những dịch vụ được cung cấp trong thị trường chứng khoán sau đây:
“Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm: 0,27 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm/tháng.
Trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công: 0,18 đồng/trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công/tháng, tối đa 2.000.000 đồng/tháng/mã trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công.”
4. Hướng dẫn các bước đăng ký lưu ký chứng khoán
Trước đây trong quá khứ, pháp luật của nước ta chỉ quy định cho thị trường rằng bắt buộc toàn bộ các nhà đầu tư trong nước phải thực hiện lưu ký chứng khoán tại những ngân hàng lưu ký và các công ty chứng khoán đang được cấp phép về vận hành kinh doanh ở xã hội ngoài kia trên thị trường. Nhưng hiện nay với sự phát triển ngày càng mở rộng của thị trường thì họ đã cấp phép cho bất kỳ nhà đầu tư đến từ đâu được phép đăng ký lưu ký chứng khoán ở bất kỳ thành viên lưu ký chứng khoán nào cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài.
Và các bước để có thể đăng ký lưu ký chứng khoán cũng cực kỳ là đơn giản luôn:
– Đầu tiên bạn sẽ tới công ty chứng khoán để mở tài khoản cho mình.
– Sau đó trình ra những giấy tờ chứng minh sở hữu của bạn với chứng khoán đó.
– Tiếp đến nhân viên sẽ lo từ A-Z tất cả thủ tục của bạn.
– Đến bước cuối cùng này là bạn đã có thể bắt đầu giao dịch với các loại chứng khoán lưu ký này rồi.
5. Lời kết
Trên đây là những thông tin có thể bạn cần biết về phí lưu ký chứng khoán hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về nó. Cảm ơn các bạn đã theo dõi các bài viết trên trang của chúng tôi.