Việc giữ tiền mặt từ năm này qua năm khác tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng thực chất điều đó đang “âm thầm” khiến chúng ta bị hao hụt tài chính theo thời gian. Hiện tượng này được gọi là lạm phát, một trong những quy luật tất yếu của thị trường tài chính. Tuy nhiên, chúng ta có thể đối mặt và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực nếu hiểu bản chất lạm phát là gì.
1. Lạm phát là gì?
Lạm phát là tình trạng khi mà giá cả của hàng hóa tăng lên và giá trị đồng tiền giảm xuống. Lạm phát làm giảm sức chi tiêu của thị trường tiêu dùng. Ví dụ,với 500đ vào năm 2005 bạn có thể mua được một gói mì tôm, nhưng đến năm 2010, giá một gói mì tôm là 2000đ.
Theo nguyên tắc chung, khi nền kinh tế khỏe mạnh, tỷ lệ lạm phát vừa phải (thấp ở mức một con số) sẽ được kỳ vọng.
Hoàn toàn có thể xảy ra lạm phát âm, nghĩa là giá cả giảm trong một khoảng thời gian. Đây được gọi là giảm phát, và nó thường thấy trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Đôi khi khái niệm này có thể gây hiểu nhầm một chút nếu giá của một mặt hàng nào đó tăng vọt hoặc giảm xuống. Ví dụ, nếu giá xăng giảm 50%, nó có thể làm cho tỷ lệ LP có vẻ thấp hơn thực tế vì giá của một loại hàng hóa được sử dụng rộng rãi đang có giá thấp hơn đáng kể.
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát?
Trước khi chúng ta tìm hiểu nguyên nhân, điều quan trọng là phải chỉ ra rằng mức lạm phát khiêm tốn là một phần của một nền kinh tế lành mạnh. Mặc dù không bao giờ mong đợi giá tăng cao đối với các giao dịch mua hàng ngày, nhưng đó là một hiện tượng kinh tế có ích hơn là có hại về lâu dài, miễn là nó được kiểm soát.
Có hai nguyên nhân chính của tình trạng mất giá của đồng tiền:
- Do chi phí đẩy: Điều này xảy ra khi chi phí sản xuất tăng lên đối với một số hàng hóa nhất định và người sản xuất chuyển chi phí tăng lên cho người tiêu dùng. Ví dụ, nếu giá gỗ xẻ tăng, nó thường dẫn đến giá nhà tăng vì các nhà xây dựng sẽ tốn nhiều tiền hơn để sản xuất nhà. Chi phí lao động cũng nằm trong danh mục này vì lực lượng lao động tốn kém hơn sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất các mặt hàng.
- Do cầu kéo: Điều này xảy ra khi nhu cầu về hàng hóa tăng lên, và do đó, làm cho giá cả tăng lên. Tiếp tục với ví dụ về xây dựng nhà, số lượng nhà bán tồn kho thấp so với số lượng người mua trên thị trường là một ví dụ điển hình về do cầu kéo.
Trong khi lạm phát liên quan đến sự gia tăng chung của giá hàng hóa và dịch vụ và giảm giá trị của tiền, giảm phát là sự giảm chung của giá hàng hóa và dịch vụ và sự gia tăng giá trị của tiền. Nếu phần trăm thay đổi giữa CPI từ thời kỳ này sang thời kỳ khác là âm, bạn có giảm phát.
Không giống như lạm phát, thường là do cầu kéo hoặc do chi phí đẩy, giảm phát thường do sự co lại của nền kinh tế hoặc do cung tiền hoặc tín dụng. Do đó, người tiêu dùng có thể mua nhiều hơn bằng một đơn vị tiền tệ, ngược lại lạm phát thường buộc mọi người phải mua ít hơn nếu tiền lương của họ không theo kịp tình trạng mất giá của đồng tiền.
Nhưng giảm phát có thể có tác động tiêu cực tương tự đối với người tiêu dùng và nền kinh tế như LP. Ví dụ, nó thường liên quan đến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ ít hơn, điều này có thể buộc các công ty phải thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
3. Tại sao lạm phát lại quan trọng?
Người tiêu dùng hay bất cứ ai trong chúng ta cần quan tâm đến vấn đề lạm phát vì nó ảnh hưởng lớn tới chi phí, những khoản cần chi và cuộc sống của mỗi người. Hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét các chi phí như nguyên vật liệu, chi phí nhân công. Vấn đề tưởng chừng vĩ mô nhưng thực chất, nó ảnh hưởng một cách chậm rãi và dài hạn đến chi tiêu, các mức lãi suất và mọi mặt của đời sống.
Nếu tỉ lệ LP thấp hay chúng ta có thể dự đoán trước thì điều này có nghĩa nền kinh tế đang phát triển lành mạnh, tích cực, tăng trưởng và mọi thứ trong tầm kiểm soát.
Trường hợp doanh nghiệp muốn sản xuất nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thì họ sẽ cần thuê nhiều người lao động hơn. Sau đó sẽ tăng việc làm và tăng tiền lương. Sau đó, những người lao động đó mua những thứ họ cần và muốn, và chu trình này vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ giữa cung cầu này quá cao hay quá thấp thì nó có khả năng sẽ nguy hiểm cho nền kinh tế. Lí do là vởi chúng ta khó giữ cho cung và cầu đi song song với việc tăng trưởng kinh tế trong khả năng kiểm soát.
Hãy xem xét vấn đề này ở góc độ đầu tư. Mặc dù bạn sẽ kiếm được lãi suất từ ngân hàng đối với số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình, nhưng lãi suất bạn nhận được thường không khớp hoặc thậm chí gần bằng với tỷ lệ lạm phát. Đó là lý do tại sao bạn nên đầu tư tiền của mình, nếu bạn có thể đủ khả năng và tăng giá trị của số tiền đó theo thời gian. Cứ như vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng số tiền đó và mua một lượng hàng hóa hay dịch vụ trong tương lai.
Khi lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu tài chính của bạn, điều quan trọng là phải áp dụng tỷ lệ thực tế cho các chi phí trong tương lai để bạn tiết kiệm đủ để đáp ứng nhu cầu của mình.
4. Làm thế nào để bảo vệ tiền của bạn trước lạm phát?
Tránh tích trữ tiền mặt: Tony Molina, chuyên gia cao cấp về sản phẩm tại Wealthfront, cho biết để đảm bảo tiền của bạn không bị mất quá nhiều giá trị, điều quan trọng là phải đầu tư và không giữ quá nhiều tiền bằng tiền mặt. Với tình trạng tiền của bạn có thể sẽ ít mua hơn theo thời gian, chúng ta nên đầu tư số tiền mà bạn không có ý định sử dụng trong ba đến năm năm tới, để bạn có thể tránh được sự sụt giảm sức mua.
Đa dạng hóa các danh mục đầu tư: Một cách khác để chuẩn bị là có một danh mục đầu tư đa dạng.
Trong một email, Eric Leve, nhà phân tích tài chính và giám đốc đầu tư của Bailard, một công ty quản lý tài sản ở San Francisco, cho biết có một số khoản đầu tư có khả năng chịu tỷ lệ này cao hơn những khoản đầu tư khác hoặc tăng cùng với lạm phát.
Leve khuyến nghị bao gồm một số biện pháp phòng ngừa tự nhiên này như một phần của danh mục đầu tư tổng thể của bạn để giúp bảo vệ tài sản của bạn, chẳng hạn như:
- Tài sản thực. Các tài sản như vàng hoặc bất động sản, giữ được giá trị hoặc cung cấp sức mạnh định giá, giúp chống lại tình trạng mất giá. Ví dụ, chủ nhà đôi khi tăng giá thuê khi lạm phát tăng.
- Cổ phiếu: Đặc biệt là các cổ phiếu có mức tăng trưởng thu nhập đã được chứng minh và nợ thấp. Lãi suất có xu hướng tăng cùng với LP, khiến các công ty có nhiều khoản nợ phải trả cao hơn.
Nhìn chung, lạm phát là vấn đề tất yếu của cuộc sống và nếu có thể kiểm soát và dự báo chính xác, nó sẽ có tác động rất tích cực đến nền kinh tế.