Ichimoku trông có vẻ rất phức tạp khi bạn tập áp dụng nó vào biểu đồ lần đầu tiên, vì nó có quá nhiều thành phần. Nhưng khi đã hiểu các thành phần của nó và cách sử dụng, thì chỉ báo Ichimoku sẽ rất hữu ích để xác định mức kháng cự, hỗ trợ và xu hướng.
1. Ichimoku là gì?
Mây Ichimoku hay tên đầy đủ Ichimoku Kinko Hyo là một chỉ báo chỉ báo kỹ thuật “all in one” giúp chỉ ra mọi thứ về xu hướng giá như động lượng, hướng, biến động, mức hỗ trợ, kháng cự và khả năng đảo chiều. Chỉ báo Ichimoku được phát hành trong cuốn sách của nhà báo Goichi Hasoda.
Chỉ báo Ichimoku cho chúng ta biết rất nhiều thông tin liên quan về biến động giá của tài sản tài chính như cổ phiếu, cặp tiền,… chỉ trong nháy mắt. Nhưng cũng chính vì có thể biểu thị quá nhiều chi tiết như vậy khiến Ichimoku trở nên khá rối với những người mới bắt đầu tìm hiểu.
Ichimoku khi biểu hiện trên biểu đồ sẽ có dạng như một đám mây. Nhìn chung thì khi giá ở trên đám mây này thì xu hướng chung là tăng và khi giá ở dưới đám mây thì xu hướng chung là giảm. Và các nhà giao dịch thường sử dụng đám mây này để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự. Còn rất nhiều giá trị khác có thể khai thác từ chỉ số Ichimoku này, mời bạn tìm hiểu tiếp phần dưới đây nhé.
2. Các thành phần của chỉ báo đám mây Ichimoku
Chỉ báo Ichimoku này bao gồm 6 thành phần chính, mỗi thành phần sẽ nêu rõ thông tin khác nhau về các biến động giá.
2.1. Tenkan Sen
Tenkan Sen của Ichimoku còn được gọi là đường chuyển đổi, đây là đường trung bình động trong 9 phiên cho thấy giá trị giữa của giá cao nhất và thấp nhất trên biểu đồ trong 9 phiên qua (thường tính theo ngày).
Công thức để tính Tenkan Sen trong Ichimoku là: (Giá cao nhất 9 phiên + thấp nhất trong 9 phiên) / 2.
Đây là một chỉ báo tốt và di chuyển nhạy nhanh chóng theo sự tăng hoặc giảm của giá. Nó là đường hỗ trợ đầu tiên khi giá di chuyển trong xu hướng tăng, và đường kháng cự đầu tiên khi giá di chuyển theo xu hướng giảm. Khi giá nằm trên đường Tenkan thì xu hướng là tăng và khi giá ở dưới thì xu hướng là giảm.
2.2. Kijun Sen
Kijun Sen trong Ichimoku còn có tên gọi khác là đường cơ sở, là đường trung bình động trong 26 phiên cho thấy giá trị giữa của các điểm giá đạt cao nhất và thấp nhất trên biểu đồ trong 26 phiên qua.
Công thức để tính Kijun Sen trong Ichimoku là: (Giá cao nhất 26 phiên + thấp nhất trong 26 phiên) / 2.
Đường này sẽ di chuyển chậm hơn so với đường Tenkan do số chu kỳ lớn hơn. Và bạn có thể thấy đường này đi ngang ở một số khu vực, tại đây có thể được coi là mức hỗ trợ và kháng cự cho giá. Kijun Sen trong Ichimoku cũng là mức hỗ trợ quan trọng trong xu hướng tăng và mức kháng cự trong xu hướng giảm.
Nếu giá và đường Tenkan nằm trên kijun sen thì chúng ta có thể nói giá đang trong xu hướng tăng, và nếu giá và đường Tenkan nằm dưới kijun sen thì chúng ta có thể nói giá đang trong xu hướng giảm. Khi kijun trong Ichimoku đi ngang thì điều đó cho thấy thị trường đang củng cố và thu hút giá về phía nó.
Nói chung vì cả tenkan sen và kijun sen của Ichimoku đều là đường trung bình động, nên sẽ sự giao nhau giữa 2 đường trong xu hướng tăng (xảy ra khi Tenkan sen cắt kijun sen từ bên dưới) và sự giảm giá (xảy ra khi Tenkan sen cắt kijun sen từ phía trên).
2.3. Đường Chikou Span
Chikou span trong Ichimoku là một chỉ báo độ trễ và nó được vẽ trên biểu đồ tại các mức giá đóng cửa trong 26 phiên trước so với thời điểm hiện tại được vẽ.
Trong khi giao dịch, bạn nên biết rằng chikou span sẽ không đối mặt với bất kỳ sự cản trở nào từ các thanh nến, nó có thể tự do di chuyển theo bất kỳ hướng nào theo xu hướng tăng hoặc giảm trong Ichimoku.
2.4. Senkou Span A trong Ichimoku
Nó là một chỉ báo được tính từ 26 phiên trước bằng cách lấy điểm trung bình cộng giữa đường Tenkan sen và kijun sen.
Chỉ báo này chủ yếu nghiêng cùng với giá và nó tạo một cạnh bên của đám mây Kumo của Ichimoku. Nếu giá ở trên mức này, thì Senkou Span A hoạt động như một hỗ trợ và khi giá thấp hơn giá thì nó hoạt động như một ngưỡng kháng cự.
Nó được tính như sau trong Ichimoku: (Tenkan Sen + Kijun Sen) / 2
2.5. Senkou Span B trong Ichimoku
Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy mức giá trung bình của 56 phiên gần nhất trở về trước. Đây là cạnh thứ hai của đám mây Kumo và được coi là đường hỗ trợ khi giá ở trên nó, hoặc là đường kháng cự khi giá ở dưới nó.
Senkou Span B trong Ichimoku được tính bằng: (Mức giá cao nhất trong 52 phiên + mức thấp trong 52 phiên)
2.6. Đám mây (Kumo)
Kumo trong tiếng Nhật là “đám mây” và nó là vùng giữa đường Senkou A và Senkou B trong Ichimoku. Nếu Senkou A nằm trên Senkou B thì nó là Kumo tăng giá và nếu Senkou A nằm dưới Senkou B thì nó là Kumo giảm giá.
Khi chúng ta kết hợp tất cả các chỉ báo ở trên thì chúng ta nhận được toàn bộ chỉ báo đám mây Ichimoku như được thấy trong biểu đồ bên dưới đây, trong đó, mỗi chỉ báo riêng lẻ của Ichimoku cho chúng ta biết một số thông tin về biến động giá như đã đề cập ở trên.
3. Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số Ichimoku
Dưới đây là một số hạn chế của việc sử dụng chỉ báo đám mây Ichimoku trong trading mà bạn cần biết trước khi áp dụng:
- Vì chỉ báo Ichimoku này có quá nhiều thành phần, nên nhà giao dịch mới hoặc chưa dùng quen có thể sẽ trở nên khó khăn trong việc phân tích cổ phiếu hay các cặp tiền trong biểu đồ.
- Khi giá duy trì ở mức trên và dưới đám mây Kumo trong một khoảng thời gian dài, thì đám mây có thể trở nên không liên quan mà làm rối thêm đồ thị giao dịch dùng Ichimoku.
Nói chung, những hạn chế này nhìn chung đều đề cập đến sự rối mắt với nhiều chỉ số của Ichimoku. Để khắc phục, bạn có thể ẩn các chỉ số Ichimoku bạn không cần trong quá trình phân tích của mình.
Ngoài ra, có một câu hỏi thường được thấy ở các cộng đồng giao dịch về Ichimoku, là newbie trader thì có nên sử dụng Ichimoku không?
Thực tế mà nói thì là một người mới, chỉ số Ichimoku sẽ hơi khó một chút để bạn làm quen. Vì vậy, nhiều người mới nên tránh sử dụng chỉ báo đám mây Ichimoku trong giao dịch quan trọng để tránh các sai lầm gây lỗ không đáng có.
Người mới có thể bắt đầu với biểu đồ nến và một hoặc hai chỉ báo đơn giản khác, vì họ có thể sẽ rất khó hiểu tất cả các quy tắc và thiết lập cần thiết để giao dịch với chỉ báo đám mây Ichimoku. Không phải là bạn không được dùng Ichimoku, nhưng trước tiên bạn nên hiểu sự biến động của thị trường và mô hình biểu đồ cơ bản trước, sau đó hãy tập quen dần với các chỉ báo phức tạp hơn.
4. Kết
Chỉ báo đám mây Ichimoku bao gồm 6 thành phần, trong đó mỗi thành phần nêu rõ một số thông tin về xu hướng biến động giá. Mọi người nên hiểu rõ ràng từng thành phần của Ichimoku, và sau đó mới nên giao dịch để tránh thất bại đáng tiếc. Một số tóm tắt về các thành phần này là khi giá trên đường Tanken thì xu hướng là tăng và khi giá ở dưới thì xu hướng là giảm. Nếu giá và tanken nằm trên đường kijun sen thì cho thấy giá đang trong xu hướng tăng, còn nếu giá và tanken nằm dưới kijun sen thì cho thấy giá đang trong xu hướng giảm. Cuối cùng, nếu đường Senkou A của Ichimoku nằm trên Senkou B thì nó là một đám mây kumo tăng giá và và ngược lại.