Finance hay tài chính là một thuật ngữ mang nghĩa rộng được sử dụng để mô tả việc quản lý tiền. Hệ thống tài chính có thể được chia ra thành ba phần chính: tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp và tài chính công. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Finance trong bài sau.
1. Finance là gì?
Finance hay Tài chính trong kinh tế học liên quan đến phân bổ, quản lý, đầu tư và mua lại nguồn lực. Trong kinh doanh, Finance là việc huy động tiền bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Trong khoa học, đây là việc tạo ra, quản lý và nghiên cứu tiền.
Tóm lại thuật ngữ Finance là gì được dùng rất nhiều trong đời sống và tùy từng ngữ cảnh sẽ có cách định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung nó đều liên quan đến việc quản lý tiền.
Về cơ bản, tài chính có thể được chia thành 3 phần như sau: Finance doanh nghiệp, Finance công và cá nhân.
1.1. Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp đề cập đến tất cả các hoạt động Finance liên quan đến việc điều hành một công ty. Có một bộ phận riêng biệt trong công ty giám sát các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị cổ phần thông qua kế hoạch tài chính chiến lược.
Trong Finance doanh nghiệp chúng ta có thể chia nhỏ thành 2 phần là vốn chủ sở hữu và nợ.
Finance vốn chủ sở hữu: Các doanh nghiệp chào bán cổ phiếu của công ty mình để huy động vốn. Các công ty khởi nghiệp thường sử dụng số tiền này để tài trợ dự án đang ươm mầm muốn đưa ra thị trường. Còn các doanh nghiệp đang hoạt động mạnh thì thường chào bán cổ phiếu để huy động vốn mở rộng kinh doanh hơn. Mỗi nhà đầu tư sở hữu cổ phần của công ty họ mua đều có quyền sở hữu một phần công ty đó, và có thể thu được lợi nhuận từ cổ phiếu nếu công ty hoạt động tốt.
Finance Nợ: Loại Finance này đề cập đến việc vay tiền để điều hành một công việc kinh doanh. Số tiền gốc phải được trả lại theo lãi suất đã xác định trước và có thể được phân loại thành nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ví dụ về tài chính nợ bao gồm tín dụng thương mại, cho vay vốn,…
1.2. Finance công
Finance công là thu nhập và chi phí mà chính phủ phải chịu ở các cấp khác nhau. Hình thức tài chính này có phạm vi rộng bao gồm nợ công, thu công, chi tiêu công, việc thu và phân bổ vốn cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau của chính phủ. Các nguồn thu nhập cho Finance công có thể đến từ tiền phạt, phí, thuế,… Finance công cũng có thể bao gồm nợ công khi chính phủ đã vay và có nghĩa vụ trả nợ.
1.3. Tài chính cá nhân
Đây là 1 loại Finance vì nó liên quan đến các quyết định tiền tệ của một cá nhân hoặc một gia đình. Tài chính cá nhân là các hoạt động như tiết kiệm, chi tiêu và lập ngân sách tiền bạc cho cả ngắn hạn và dài hạn. Tài chính cá nhân cần tính đến rủi ro tiềm ẩn trong tương lai dựa trên giá trị ròng hiện tại và dòng tiền trong hộ gia đình.
2. Nghề nghiệp trong lĩnh vực Finance
Nếu yêu thích Finance, có thể bạn sẽ muốn làm việc trong một môi trường liên quan. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 1 số con đường sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính giúp bạn.
2.1. Giám đốc tài chính – CFO
Giám đốc tài chính giám sát các hoạt động tài chính của một công ty. Giám đốc Finance là vị trí cao nhất trong ngành Finance doanh nghiệp và có một vai trò to lớn trong sự thành công chung của một tổ chức. Họ thường làm việc chặt chẽ với Giám đốc điều hành (CEO) để thực hiện các sáng kiến chiến lược của công ty. Nhiệm vụ của CFO bao gồm việc theo dõi dòng tiền, giám sát tất cả nhân viên Finance, đánh giá điểm mạnh (đầu tư) và điểm yếu (nợ phải trả) của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp.
2.2. Nhà phân tích nghiên cứu Finance
Các nhà phân tích nghiên cứu định tính là những cá nhân được đào tạo để xử lý chứng khoán và tài sản. Họ thường được gọi là nhà phân tích đầu tư. Các nhà phân tích này sẽ nghiên cứu, phân tích các chính sách, sự kiện và lý thuyết liên quan đến các tổ chức phát hành chứng khoán và thị trường Finance nói chung. Sau khi tiến hành nghiên cứu, họ sẽ báo cáo hồ sơ công khai về chứng khoán của các công ty, đồng thời đề xuất chính sách “mua”, “bán” hoặc “nắm giữ” loại chứng khoán nào đó để có khả năng sinh lời cao.
2.3. Bảo hiểm trong Finance
Bảo hiểm bảo vệ các cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro và hoàn cảnh tiềm ẩn. Các nghề phổ biến trong ngành bảo hiểm Finance bao gồm đại diện bán bảo hiểm, chuyên gia dịch vụ khách hàng,…
Đại diện bán bảo hiểm Finance: Đây là người quảng bá các hợp đồng bảo hiểm và liên hệ với các khách hàng tiềm năng để đáp ứng nhu cầu mua bảo hiểm của họ. Người này sẽ đề xuất các chính sách bảo hiểm Finance cho khách hàng và thực hiện các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm thúc đẩy việc bán bảo hiểm và gia hạn của khách hàng. Nghề này yêu cầu bạn thu thập dữ liệu từ khách hàng về nhu cầu của họ, vì vậy nhìn chung đại diện bán bảo hiểm không liên quan nhiều lắm đến Finance, nhưng cũng cần người làm hiểu rõ về sản phẩm công ty mình.
Chuyên gia dịch vụ khách hàng: Chuyên gia dịch vụ khách hàng bảo hiểm Finance cung cấp cho khách hàng thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của công ty bảo hiểm. Họ giải quyết các khiếu nại của khách hàng, trả lời các câu hỏi và ghi lại các tương tác của khách hàng. Họ cũng là bộ phần giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng cũng như làm việc với các bộ phận khác để cung cấp hỗ trợ cho khách hàng.
2.4. Kiểm toán
Kiểm toán là một trong những nghề trong ngành Finance được nhiều người theo đuổi. Đây là việc kiểm tra, đánh giá, soát xét và phân tích tài chính để lập báo cáo tài chính. Người kiểm toán kiểm tra xem các cá nhân và công ty có tuân thủ các mã số thuế và chính sách tài chính hay không. Kiểm toán viên có thể làm việc trong khu vực chính phủ, các tổ chức Finance và các trường đại học. Có nhiều loại kiểm toán viên khác nhau: kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên bên ngoài, kiểm toán viên chính phủ,…
2.5. Kế toán
Kế toán đòi hỏi người làm có kỹ năng Finance về lập ngân sách, báo cáo tài chính hàng ngày và phân tích dữ liệu cho sự phát triển của bất kỳ công ty nào. Các chuyên gia kế toán có thể làm việc với tư cách là người quản lý tài chính, kiểm toán viên, kế toán tài chính, kế toán quản lý,…
2.6. Giám đốc Finance
Giám đốc Finance là các nhà giám sát tài chính của một tổ chức. Họ làm việc cùng với các giám đốc điều hành trong việc ra quyết định vì lợi ích của công ty. Họ phân tích dữ liệu, đưa ra các báo cáo Finance, theo dõi các xu hướng tài chính và các cơ hội giúp tối đa hóa lợi nhuận. Một giám đốc tài chính cần có kiến thức rộng về luật thuế, quy định và các chủ đề Finance liên quan vào lĩnh vực của họ.
3. Kết
Bài viết trên đã giới thiệu đến các bạn sơ lược về định nghĩa Finance và những ngành nghề trong lĩnh vực này được nhiều người quan tâm nhất. Tất nhiên danh sách các nghề nghiệp trên cũng như các đặc điểm về Finance như trên là chưa đủ, vì đây là một thuật ngữ rất rộng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có có nhìn một phần về Finance để có thể tiếp tục tìm hiểu sâu hơn trong những bài tiếp theo.