Stonks là gì? Nguồn gốc của Stonks từ đâu mà ra và tại sao từ ngữ này lại được sử dụng và công nhận rộng rãi đến vậy? Thậm chí các chuyên gia tài chính làm việc trong thị trường chứng khoán như Elon Musk cũng có động thái liên quan? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Stonks là gì?
Từ “Stonks” là lỗi chính tả cố ý của từ “stocks” – cổ phiếu và thường được sử dụng khi chế giễu những “tay mơ” thiếu kiến thức và kinh nghiệm nhưng lại tham vọng sẽ kiếm được khoản tiền lời khổng lồ khi bước chân vào thị trường chứng khoán.
Stonks lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2017 khi nó được sử dụng trong một meme trên thị trường chứng khoán Internet. Chiếc meme này dần dần trở nên phổ biến với sự chia sẻ nhiệt tình của cư dân mạng và nhiều người nổi tiếng trong giới. Ví dụ như Elon Musk cũng đã chia sẻ một biến thể của meme stonks trong một tweet vào tháng 6 năm 2019.
Meme Stonks này được lan truyền nhiều dần lên theo thời gian, qua khắp các nền tảng mạng xã hội, và nổi bật là Reddit. Những người share meme Stonks này về với ý châm biếm thường là những người “lành nghề”, có kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán khó khăn. Họ đã quá hiểu sự khốc liệt của một thị trường mà nhiều “tay mơ” ảo tưởng sẽ kiếm tiền dễ dàng này.
Tại Reddit, mọi người không chỉ share chiếc meme gốc này mà còn sáng tạo ra rất nhiều phiên phản chế giễu tương tự liên quan đến Stonks. Vì vậy mà ngày càng có nhiều người biết đến từ Stonks, lại càng có nhiều biến thể hơn, và cứ thế tiếp diễn cho đến ngày nay.
Nói chung meme Stonks chủ yếu muốn chế giễu sự “hồn nhiên” của những người không có kiến thức về thị trường tài chính khó khăn này, nhưng vẫn mơ mộng viển vông về các khoản lời khổng lồ sẽ đến mà họ không cần phải nỗ lực. Thậm chí những người Stonks này còn thiếu kiến thức đến nỗi không lường trước được các rủi ro mà họ phải đối mặt, họ không biết cách phân bổ vốn, họ chỉ bỏ tiền, và đầu tư theo tiếng gọi của “tổ tiên” chứ không hề dựa trên lý trí. Vì vậy những người stonks thường quyết định sai lầm và lỗ vốn.
Nói chung, khi nhìn thấy một status, bài blog hay bài share của ai đó mà có thêm chữ Stonks này, thì bạn có thể biết chắc rằng người viết đang có ý châm biếm người nào đó vừa ra quyết định thiếu thông minh, dựa trên “thần linh tổ tiên” chứ không dựa trên suy nghĩ, phân tích logic.
2. Các biến thể từ Stonks
Như đã nói, sau khi meme Stonks ra đời và được mọi người viral rất nhiều trên mạng xã hội, thì không chỉ mọi người trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, mà cả những người ở nhiều lĩnh vựa khác nhau cũng bắt đầu bắt trend Stonks, tạo ra các phiên bản khác nhau cho lĩnh vực của mình.
Lúc này, Stonks bắt đầu được mọi người ở các lĩnh vực khác biết đến nhiều hơn nữa vì tính giải trí mà nó đem lại. Và chắc hẳn, những người bị chế giễu là Stonks hay các từ biến thể tương tự sẽ không thấy thích thú gì rồi!.
Sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu các phiên bản Stonks khác nhau tại nhiều lĩnh vực khác nhé.
2.1. Helth Stonks trong y tế
Như đã nói, Stonks tiếp tục bành trướng ra nhiều linh vực khác bao gồm cả y tế. Trong đó, chúng ta có thể kể đến một biến thể Stonks trong ngành này là Helth.
“Helth” meme là từ viết sai chính tả của “Health” – sức khỏe. Trong meme này, bạn sẽ thấy hình ảnh rất quen thuộc của những người làm nghề y: một người đàn ông đứng nghiêm nghị ngoanh tay trước ngực, khoác chiếc áo blouse Trắng, cổ đeo ống nghe, còn vẻ mặt thì tương tự như meme Stonks gốc: ngơ!
Chiếc meme châm biếm phiên bản mới của Stonks này mang ý nghĩa chế giễu ai đó trong ngành y tế làm ra những điều sau trái, gây ra một vấn đề tiêu cực, nhảm nhí, thiếu suy nghĩ, “bỏ quên não”,…
2.2. Shef Stonks trong ẩm thực
Tương tự như ngành y tế, ẩm thực cũng là một trong số các lĩnh vực được cộng đồng mạng đem ra để chế meme Stonks. Từ “Shef” trong meme biến thể này là cách viết sai của “Chef” – đầu bếp.
Meme có hình ảnh một người đàn ông đứng trước bếp, mặc áo đầu bếp trắng và khoanh tay trước ngực cùng vẻ mặt ngô ngố! Kèm theo đó là từ Shef biến thể từ Stonks. Và chiếc meme này nhằm thể hiện sự châm biếm của cư dân mạng nói chung hay người đăng bài nói riêng với người đầu bếp nào đó mắc lỗi ngu ngốc trong lĩnh vực này.
Nói chung meme Stonks không chỉ được “chế biến” ra thành 2 phiên bản ở 2 lĩnh vực kể trên. Còn rất nhiều các lĩnh vực khác bị ảnh hưởng vì Stonks như một trào lưu mới để mỉa mai các vấn đề ngu ngốc còn tồn đọng, và lẽ tất nhiên là lĩnh vực nào cũng sẽ có mặt tốt của nó.
3. Ý nghĩa trong thị trường chứng khoán
Cùng quay lại với meme gốc của Stonks và tìm hiểu ý nghĩa của nó. Như đã biết, Stonks biểu hiện sự chế giễu việc ra quyết định thiếu suy xét, hay các ảo tưởng của các nhà đầu tư newbie thiếu kinh nghiệm và kiến thức.
Bên cạnh đó, khi Stonks lan rộng ra thì nó còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, dù vẫn mang hàm ý châm biếm. Ví dụ như nó có thể dùng để “khịa” những người do thiếu suy xét nên gặp phải rất nhiều rủi ro, lỗ vốn về tiền bạc của chính mình không chỉ riêng trên thị trường chứng khoán, mà còn trên thị trường tài chính với nhiều loại tài sản giao dịch khác nhau. Stonks còn có thể ám chỉ các cổ phiếu hoặc các công ty có “vấn đề”, có hiệu ứng “lùa gà”,… tự đẩy giá mình lên cao,…
Nói chung, bên cạnh việc vui vẻ cùng meme Stonks, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng lý do nó ngày càng được lan truyền rộng rãi hơn, đó là khi ngày càng nhiều người thiếu hiểu biết tham gia vào thị trường này hơn nữa. Và đây là một lời cảnh tỉnh cho bất kỳ ai đang lầm tưởng về cơ hội đổi đời, dễ ăn trong thế giới tài chính.
Kể từ 2017, đã có một thời gian dài meme Stonks tạm lắng xuống và ít người dùng đến. Nhưng khi đến đầu năm 2021, Stonks lại bắt đầu bùng dậy, trở nên phổ biến và viral lại, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Bởi meme Stonks này bắt đầu được các game thủ dùng trong một trò chơi, nhằm để xỉa xói, “cà khịa” và mỉa mai với những người chơi “gà”. Thế là từ đầu năm 2021, chiếc meme Stonks này lại quay về với thế giới mạng.
Thực tế, Stonks không chỉ được dùng trên mạng Internet. Khi cuộc sống của chúng ta trở nên bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi mạng xã hội, game online,… văn hóa đời thực có thể bị ảnh hưởng bởi thế giới mạng nhiều và nhanh chóng hơn. Chính vì thế người người còn bắt đầu dùng Stonks vào trong cuộc sống nói chuyện hàng ngày với nhiều ý nghĩa. Ví dụ như muốn mỉa mai người nào đó vừa bị lừa đảo, mua “hố” một món tài sản không có giá trị bằng 1 số tiền lớn hay các sự kiện tương tự.
4. Kết
Tóm lại, trong bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn Stonks cũng như ý nghĩa và các biến thể của nó trong nhiều ngành nghề khác nhau, chứ không riêng gì chỉ trong chứng khoán. Nói chung, bạn chỉ cần hiểu meme Stonks này với hàm ý châm biếm là chính, và nếu ai đó có những hành động dùng tiền đầu tư ngu ngốc trong chứng khoán, bạn có thể dùng meme này để bày tỏ cảm xúc.